Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng n, k đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây điều (anacardium occidentale l ) trồng tại xã cát hanh, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61)

Nền đất trồng điều trước thí nghiệm thuộc loại đất chua (pH thấp: 5,1), đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất thấp và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất của cây điều chưa cao. Khi bón hàm lượng N, K khác nhau kết hợp với nền là phân chuồng và lân đã góp phần làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu, tăng lượng mùn trong đất, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây điều.

3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng N và K đến một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá điều thời kỳ kinh doanh, trồng ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

3.2.1. Hàm lượng chất khô tích luỹ trong lá điều

Kết quả phân tích hàm lượng chất khô trong lá điều qua ba giai đoạn sinh trưởng, phát triển được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Hàm lƣợng chất khô trong lá các giai đoạn sinh truởng, phát triển của cây điều ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Giai đoạn ra lá non Giai đoạn ra hoa Giai đoạn ra quả Hàm lượng chất khô (%) CV% Hàm lượng chất khô (%) CV% Hàm lượng chất khô (%) CV% CT1 (ĐC) 38,24 2,25 31,89 0,70 31,74 1,48 CT2 38,37 0,90 32,03 0,77 33,13* 1,47 CT3 40,09 4,55 32,20 1,72 34,52* 1,01 CT4 40,42* 3,86 34,31* 2,03 36,50* 0,88 CT5 40,77* 1,78 35,24* 1,72 38,12* 0,93

Từ kết quả phân tích của bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:

Giai đoạn cây ra lá non: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 38,24 – 41,89%. Hàm lượng chất khô trong lá điều cao nhất ở CT6 (41,89%), tiếp đến là CT5 (40,77%) và thấp nhất là CT1(ĐC) (38,24%). Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức còn lại tương đương nhau. Sự sai khác về hàm lượng chất khô giữa CT1(ĐC) với CT4, CT5, CT6 có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT2, CT3 không có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn cây ra hoa: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn CT1(ĐC). Hàm lượng chất khô trong lá điều ở CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 theo xu hướng tăng dần, dao động 31,89 – 35,81%, cao nhất ở CT6 (35,81%), thấp nhất ở CT1(ĐC) 31,89%. Sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT4, CT5, CT6 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT2, CT3 không có ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn cây ra quả: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 31,74 – 39,84%. Trong đó hàm lượng chất khô trong CT6 là cao nhất (39,84%) và thấp nhất là CT1 (31,74%). Sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với các công thức thí nghiệm còn lại đều có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm đều tăng tỷ lệ thuận với mức bón phân kết hợp N, K đặc biệt là mức nitơ và cao hơn so với CT1(ĐC). Điều đó cho thấy việc bón kết hợp 2,0 - 3,2 kg Urê /cây và 1,0 - 1,3 kg KCl /cây có tác động tốt đến quá trình tích lũy chất khô trong lá điều ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

3.2.2. Hàm lượng nước trong lá điều

Hàm lượng nước trong cây thường đạt khoảng 70 – 90% khối lượng của cây, tuy nhiên hàm lượng nước trong cây thay đổi tùy theo loài, mô và các bộ phận của cây. Ngoài ra, hàm lượng nước còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện sống của cây.

Kết quả phân tích hàm lượng nước trong lá điều qua ba giai đoạn sinh trưởng, phát triển được chúng tôi trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Hàm lƣợng nƣớc trong lá các giai đoạn sinh truởng, phát triển của cây điều trồng ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Giai đoạn ra lá non Giai đoạn ra hoa Giai đoạn ra quả

Hàm lượng nước (%) CV% Hàm lượng nước (%) CV% Hàm lượng nước (%) CV% CT1 (ĐC) 61,76* 1,39 68,11* 0,33 68,26* 0,69 CT2 59,91 0,60 67,80* 0,37 65,48* 0,77 CT3 61,63* 2,83 67,97* 0,81 66,87* 0,50 CT4 59,23 2,66 65,69* 1,06 63,50* 0,51 CT5 59,58 1,21 64,76 0,94 61,88* 0,57 CT6 58,11 0,93 64,20 0,45 60,16 1,32

+ Giai đoạn ra lá non: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra lá non dao động từ 58,11 – 61,76%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất là CT1 (61,76%) và CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (58,11%). Tuy nhiên, chỉ có CT1 và CT3 là sai khác có có ý nghĩa thống kê với các CT còn lại.

+ Giai đoạn ra hoa: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra hoa dao động từ 64,20 – 68,11%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất là CT1 (68,11%), CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (64,20%). Các CT1, CT2, CT3 và CT4 có hàm lượng nước trong lá sai khác có ý nghĩa thống kê với CT5 và CT6.

+ Giai đoạn ra quả: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra quả dao động từ 60,16 – 68,26%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất vẫn là CT1(ĐC) (68,26%), kế đến là CT3 (66,87%), CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (60,16%), kế đến là CT5 (61,88%). Các công thức còn lại có hàm lượng nước tương đương nhau. Sự sai khác giữa các công thức với CT6 đều có ý nghĩa thống kê.

Nhận xét: Hàm lượng nước trong lá biến động theo hướng ngược lại với hàm lượng chất khô. Hàm lượng nước ở CT6 qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là thấp nhất chứng tỏ hàm lượng chất khô trong lá điều ở CT6 được tích lũy nhiều nhất, đây là công thức được bón với liều lượng N, K cao nhất. Công thức thí nghiệm được bón với hàm lượng N, K cao thì khả năng tích lũy chất khô càng cao.

3.2.3. Hàm lượng diệp lục trong lá điều qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. triển.

Quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của thực vật, là hoạt động cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Vì vậy nếu cây quang hợp

càng mạnh thì khả năng tích lũy chất hữu cơ càng tăng, góp phần tăng năng suất cây trồng [1].

Trong thành phần cấu tạo nên bộ máy quang hợp của cây, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp là nhóm sắc tố lục. Sắc tố lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Tế bào nhu mô lá của thực vật bậc cao có chứa DL a và DL b có vai trò quan trọng trong quang hợp. DL a trực tiếp tham gia vào phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, còn DL b làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được cho DL a. Việc xác định hàm lượng, tỷ lệ các dạng DL có trong lá giúp đánh giá được mức độ quang hợp, khả năng tổng hợp các chất hữu cơ của cây [17].

Để tìm hiểu ảnh hưởng của việc bón kết hợp các mức N, K đến hàm lượng diệp lục trong lá qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây điều, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4, 3.5, 3.6.

3.2.3.1. Hàm lượng diệp lục trong lá điều ở giai đoạn ra lá non

Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục (DL) trong lá điều ở giai đoạn ra lá non được trình bày ở bảng 3.4.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:

Về hàm lượng DL a trong lá ở giai đoạn ra lá non của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,02 - 1,47 (mg/g lá tươi), công thức có hàm lượng DL a cao nhất là CT6 (1,47 mg/g lá tươi), kế đến là CT5 (1,46 mg/g lá tươi).... và thấp

Bảng 3.4. Hàm lƣợng diệp lục trong lá giai đoạn ra lá non của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Hàm lượng diệp lục trong lá điều giai đoạn ra lá non DL a DL b DL (a+b) Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% CT1 (ĐC) 1,02 2,59 0,37 1,78 1,39 1,95 CT2 1,11 6,75 0,39 11,42 1,50 7,96 CT3 1,39* 2,20 0,46* 11,87 1,85 3,16 CT4 1,33* 10,63 0,44* 9,52 1,76 6,17 CT5 1,46* 6,35 0,44* 3,70 1,89 4,53 CT6 1,47* 6,69 0,54* 6,42 2,00* 6,55 LSD0,05 0,13 0,06 0,14

Về hàm lượng DL b trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,37 – 0,54 mg/g lá tươi. Trong đó công thức có hàm lượng DL b cao nhất là CT6 (0,54 mg/g lá tươi), đây cũng là công thức bón với hàm lượng N, K cao nhất (3,2 kg Urê/cây và 1,3 kg KCl/cây). Công thức có hàm lượng DL b thấp nhất là CT1(ĐC) (0,37 mg/g lá tươi), tiếp đến là CT2 (0,39 mg/g lá tươi). Giống như DL a, hàm lượng DL b trong lá của các công thức CT3, CT4, CT5, CT6 là khác biệt có ý nghĩa so với công thức CT1(ĐC) và CT2.

Còn hàm lượng DL (a+b) của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,39 – 2,00 mg/g lá tươi. Hàm lượng DL (a+b) ở các công thức đều cao hơn CT1(ĐC), cao nhất ở CT6 (2,00 mg/g lá tươi), tiếp đến là CT5 (1,89 mg/g lá tươi) và thấp

nhất ở CT1(ĐC) (1,39 mg/g lá tươi), tiếp đến CT2 (1,5 mg/g lá tươi). Sai khác về DL (a+b) giữa CT6 với các công thức còn lại (trừ CT5) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

3.2.3.2. Hàm lượng diệp lục trong lá điều ở giai đoạn ra hoa

Kết quả phân tích hàm lượng DL trong lá điều ở giai đoạn ra hoa được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Hàm lƣợng diệp lục trong lá giai đoạn ra hoa của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Hàm lượng diệp lục trong lá điều giai đoạn ra hoa DL a DL b DL (a+b) Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% CT1 (ĐC) 0,94 5,62 0,30 17,02 1,24 8,28 CT2 1,27* 9,36 0,39 8,60 1,67* 9,03 CT3 1,05 12,19 0,32 8,75 1,36 11,37 CT4 1,09 9,79 0,33 15,47 1,42 10,90 CT5 1,18 4,759 0,37 12,74 1,55* 6,62 CT6 1,38* 11,12 0,42* 10,94 1,80* 11,05 LSD0,05 0,16 0,07 0,22

Kết quả phân tích từ bảng 3.5 cho thấy, hàm lượng DL a của các công thức ở giai đoạn ra hoa có sự khác nhau, cụ thể có sự biến động từ 0,94 – 1,38 mg/g lá tươi. Công thức có hàm lượng DL a cao nhất là CT6 (1,38 mg/g lá tươi)

a ở CT6 và CT2 so với CT1, CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê, nhưng sự sai khác giữa CT6 và CT2 không có ý nghĩa thống kê.

Hàm lượng DL b ở các công thức dao động từ 0,30 – 0,42 mg/g lá tươi. Trong đó, CT6 có hàm lượng DL b cao nhất (0,42 mg/g lá tươi), thấp nhất ở CT1(ĐC) (0,30 mg/g lá tươi). Sự sai khác về hàm lượng DL b giữa CT6 với CT1(ĐC), CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng DL b giữa CT6, CT5 và CT2 là tương đương nhau.

So với CT1(ĐC) thì hàm lượng DL (a+b) ở các công thức thí nghiệm còn lại là CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 đều tăng. Hàm lượng DL (a+b) ở CT6 đạt giá trị cao nhất (1,80 mg/g lá tươi), thấp nhất là ở CT1(ĐC) (1,24 mg/g lá tươi). Sự khác biệt về hàm lượng DL (a+b) giữa CT6, CT5 và CT2 so với CT1(ĐC) có ý nghĩa thống kê.

3.2.3.3. Hàm lượng diệp lục trong lá điều ở giai đoạn ra quả

Kết quả phân tích hàm lượng DL trong lá điều ở giai đoạn ra quả được trình bày ở bảng 3.6.

Kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho thấy, hàm lượng DL a ở các công thức thí nghiệm dao động từ 1,05 – 1,32 mg/g lá tươi, cao nhất ở CT6 (1,32 mg/g lá tươi), thấp nhất ở CT1(ĐC) (1,05 mg/g lá tươi). Hàm lượng DL a ở các công thức khác CT2, CT3, CT4, CT5 cũng cao hơn so với CT1. Qua phân tích thống kê cũng cho thấy sự sai khác về hàm lượng DL a giữa CT6, CT4, CT3 và CT2 so với công thức CT1(ĐC) là có ý nghĩa thống kê.

Hàm lượng DL b cũng có sự biến thiên tương tự như DL a, các công thức thí nghiệm đều cao hơn CT1(ĐC). Hàm lượng DL b ở các công thức dao động từ 0,35 – 0,53 mg/g lá tươi, trong đó cao nhất ở CT6 (0,53 mg/g lá tươi) và thấp

nhất ở CT1(ĐC) (0,35 mg/g lá tươi). Sự sai khác về hàm lượng DL b ở CT6, CT4, CT5 và CT3 so với công thức CT1(ĐC) là có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.6. Hàm lƣợng diệp lục trong lá giai đoạn ra quả của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Hàm lượng diệp lục trong lá điều giai đoạn ra quả DL a DL b DL (a+b) Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% CT1 (ĐC) 1,05 1,04 0,35 4,57 1,39 1,90 CT2 1,15* 5,97 0,37 5,08 1,51 5,00 CT3 1,19* 5,60 0,43* 11,25 1,62* 6,66 CT4 1,18* 0,64 0,48* 5,82 1,66* 2,09 CT5 1,10 10,35 0,45* 11,24 1,55* 10,60 CT6 1,32* 3,27 0,52* 10,40 1,84* 5,23 LSD0,05 0,09 0,06 0,14

Tương tự như vậy, hàm lượng DL (a+b) ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với CT1(ĐC). Hàm lượng DL (a+b) ở các công thức dao động từ 1,39 – 1,84 mg/g lá tươi, trong đó ở CT1(ĐC) có hàm lượng DL (a+b) thấp nhất (1,39 mg/g lá tươi), cao nhất ở CT6 (1,84 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng DL (a+b) của các CT: CT3, CT4, CT5 và CT6 so CT1 (ĐC là có ý nghĩa thống kê.

Nhận xét chung

Qua bảng số liệu 3.4, 3.5, 3.6 chúng tôi nhận thấy: Hàm lượng DL a luôn cao hơn hàm lượng DL b ở tất cả các công thức và tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều. Từ giai đoạn cây con đến giai đoạn ra hoa, ra quả hàm lượng DL có xu hướng giảm dần. Qua đó cho thấy, sự thay đổi hàm lượng diệp lục trong lá phản ánh được quá trình trao đổi, vận chuyển các chất được tích lũy ở lá tập trung về quả nên hàm lượng DL ở lá giảm xuống. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển của thực vật [17].

Hầu hết, hàm lượng DL a và DL b ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với CT1(ĐC) ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều. Điều này cũng phù hợp với sự tăng mức bón N, K ở các công thức thí nghiệm. Lượng nitơ và kali bón cho CT1(ĐC) là 2,0 kg Urê/cây và 1,0 kg KCl/cây, đây là mức bón kết hợp lượng N, K thấp nhất. Còn ở các công thức thí nghiệm thì lượng N, K bón kết hợp cao hơn CT1(ĐC), trong đó Urê bón 2,0 - 3,2 kg/cây, KCl bón 1,0 - 1,3 kg/cây và CT6 có lượng N, K bón cao nhất (3,2 kg Urê/cây và KCl 1,3 kg/cây). Việc bón tăng thêm nitơ đã có tác động tích cực đến việc làm tăng hàm lượng DL trong lá điều. Bởi vì nitơ là nguyên tố tham gia vào thành phần của DL và đóng vai trò quan trọng đến quá trình tổng hợp các chất, qua đó góp phần làm tăng năng suất cây trồng.

Sự biến động về hàm lượng DL (a+b) trong lá điều ở các công thức thí nghiệm qua ba giai đoạn sinh trưởng, phát triển được minh họa qua biểu đồ 3.1.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 GĐ ra lá non GĐ ra hoa GĐ ra quả CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

Biểu đồ 3.1. Hàm lƣợng DL (a+b) trong lá điều qua ba giai đoạn sinh trƣởng, phát triển

3.2.4. Hàm lượng Nitơ tổng số

Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ tham gia vào thành phần cấu tạo axit amin, protein, enzym, axit nucleic, hỗ trợ cho việc hình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp và phosphoril hóa, ATP có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật [17]. Hàm lượng nitơ tổng số trong lá có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm. Để đánh giá ảnh hưởng của bón phối hợp các mức đạm và kali đến tỷ lệ nitơ trong lá, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng nitơ trong lá ở

Công thức thí nghiệm

Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017

Công thức

Hàm lượng nitơ tổng số trong lá điều Giai đoạn ra lá

non (%)

Giai đoạn ra hoa (%)

Giai đoạn ra quả (%) CT1 (ĐC) 1,36 1,26 1,21 CT2 1,40 1,47 1,31 CT3 1,48 1,59 1,52

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng n, k đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây điều (anacardium occidentale l ) trồng tại xã cát hanh, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)