Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp đóng mở khí khổng. Kali có trong thành phần của 60 loại men thực vật điều tiết các hoạt động sống của cây. Kali tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh. Kali làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt, quả [1].
Cũng như nitơ, hàm lượng kali tổng số trong lá cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.Phân tích hàm lượng kali trong lá qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.
+ Giai đoạn cây ra lá non: tỷ lệ kali tổng số trong lá giai đoạn này của các công thức biến động từ 0,65 - 0,86%, trong đó thấp nhất là CT1(ĐC) với giá trị 0,65%, cao nhất thuộc CT6 (0,86%), kế đến CT4 (0,79%), sai khác về tỷ lệ kali tổng số trong lá có ý nghĩa thống kê với CT1(ĐC). Các công thức còn lại có tỷ lệ kali tổng số trong lá tương đương nhau.
+ Giai đoạn ra hoa: tỷ lệ kali tổng số trong lá biến động từ 0,50 - 0,71%. Trong đó, tỷ lệ kali tổng số của lá cao nhất là CT6 (0,71%), chênh lệch có ý nghĩa với CT1(ĐC). Các công thức còn lại có tỷ lệ kali tổng số tương đương
+ Giai đoạn quả non: tỷ lệ kali tổng số trong lá điều thấp hơn giai đoạn ra lá và ra hoa, với giá trị biến động từ 0,47 - 0,60%. Trong đó, thấp nhất vẫn là CT1(ĐC), với tỷ lệ 0,42% và cao nhất thuộc CT6 (0,6%), sai khác có ý nghĩa so với CT1(ĐC). Đây cũng là công thức được bón lượng kali clorua cao nhất (1,3 kg/cây). Các công thức còn lại tỷ lệ kali tổng số trong lá tương đương nhau.
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến hàm lƣợng kali tổng số trong lá điều thời kỳ kinh doanh tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức
Hàm lượng kali tổng số trong lá điều Giai đoạn ra lá
non (%)
Giai đoạn ra hoa (%)
Giai đoạn ra quả (%) CT1 (ĐC) 0,65 0,50 0,47* CT2 0,76 0,65 0,56 CT3 0,68 0,46 0,41 CT4 0,79* 0,67 0,58 CT5 0,69 0,43 0,40 CT6 0,86* 0,71* 0,60* CV(%) 7,10 6,82 6,65 LSD0,05 0,13 0,18 0,12
Như vậy, cây điều cần lượng nitơ và kali tổng số khác nhau cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Nhu cầu về kali và nitơ của điều giảm dần từ giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non.
3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
+ Về chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán: Do áp dụng kỹ thuật tỉa cành sau vụ thu hoạch năm 2016 và tạo tán trong năm 2017, vì vậy các chỉ tiêu về chiều cao cây, đường kính tán lá giữa các công thức biến động nhỏ, lần lượt là 5,3 - 6,0 m và 6,5 - 6,8 m, chênh lệch giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến sinh trƣởng của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức Chiều cao cây (m) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (m) Số chồi/m2 (chồi) CT1(ĐC) 5,8 31,2 6,7 26,7 CT2 5,9 31,1 6,5 27,4 CT3 6,0 31,3 6,8 28,2 CT4 5,5 31,9 6,6 26,9 CT5 5,3 33,3 6,7 38,2* CT6 5,8 30,6 6,7 36,9* CV(%) 6,5 7,8 12,1 15,3 LSD0,05 0,6 6,2 0,7 8,5 + Về số chồi/m2
tán lá: Số lượng chồi/m2 tán lá là chỉ tiêu rất quan trọng đối với tiềm năng năng suất của cây điều. Số lượng chồi càng lớn thì khả năng ra hoa, kết quả cao. Số lượng chồi/m2tán lá của các CT biến động từ 26,7 - 38,2 chồi/m2
tán lá. Trong đó, CT5 và CT6 có số lượng chồi lớn nhất, lần lượt là 38,2 chồi/m2
tán lá và 36,9 chồi/m2 tán lá, tăng 38,2 - 43,1% so với CT1(ĐC), chênh lệch có ý nghĩa thống kê với CT1(ĐC). Đây cũng chính là 2 công thức được bón
phân bón đối với sinh trưởng cây điều của Phạm Văn Biên và CS năm 2005, ở tỉnh Đồng Nai (Phạm Văn Biên và CS, 2005) [3].
3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K)đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lƣợng của cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng N và Kđến một số chỉ tiêu về năng suất
Tỷ lệ chồi ra hoa giữa các công thức đạt từ 92,5 - 95,0%, tỷ lệ lớn nhất thuộc CT5 và CT2 lần lượt 95,0% và 94,3%, thấp nhất là CT1(ĐC) (92,5%), tuy nhiên giữa các công thức sự chênh lệch về tỷ lệ chồi ra hoa không có ý nghĩa về thống kê.
Tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các công thức đạt từ 62,3 - 65,1%, lớn nhất là CT5 (65,1%) và nhỏ nhất là CT1(ĐC) (62,3%). Cũng giống như các chỉ tiêu về tỷ lệ chồi ra hoa, tỷ lệ chồi hữu hiệu giữa các công thức chênh lệch không có ý nghĩa.
Số lượng quả non/phát hoa đạt từ 3,8 - 6,1 quả, ít nhất là CT2 (3,8 quả), nhiều nhất thuộc CT6 (6,1 quả) kế đến là CT5 (5,6 quả), sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại.
Số lượng quả thu hoạch/phát hoa đạt từ 2,9 - 5,1 quả. Trong đó, ít quả nhất là CT1(ĐC) (2,9 quả) và nhiều quả nhất thuộc CT6 (5,1 quả), kế đến là CT5 (4,9 quả) và CT4 (3,8 quả), chênh lệch có ý nghĩa thống kê với CT1 (ĐC).
Số lượng hạt/kg biến động từ 164,6 - 168,1 hạt/kg. Số lượng hạt/kg lớn nhất thuộc CT2 và CT1(ĐC) lần lượt là 168,1 hạt/kg và 168,0 hạt/kg. Số lượng hạt/kg nhỏ nhất thuộc CT6 (164,6 hạt/kg), chênh lệch về số lượng hạt/kg của CT6 có ý nghĩa so với CT1(ĐC) và tương đương với các công thức còn lại.
Như vậy, với lượng phân bón kết hợp cho cây điều là (3,2 kg Urê + 1,3 kg KCl)/cây, cho khối lượng hạt lớn nhất (Bảng 3.10).
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức Tỷ lệ chồi ra hoa (%) Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) Số quả non/phát hoa (quả) Số quả thu hoạch/phát hoa (quả) Số hạt/kg (hạt) Năng suất (kg/cây) CT1(ĐC) 92,5 62,3 4,0 2,9 168,0 11,6 CT2 94,3 63,8 3,8 3,3 168,1 11,8 CT3 92,6 62,7 3,9 3,4 166,7 12,2 CT4 92,8 63,3 4,3 3,8* 166,5 12,2 CT5 95,0 65,1 5,6* 4,9* 165,3 14,7* CT6 94,2 64,6 6,1* 5,1* 164,6* 14,9* CV(%) 17,4 13,2 7,1 5,3 7,9 3,4 LSD0,05 15,5 6,2 0,7 0,5 2,9 0,8
Năng suất hạt của các công thức biến động từ 11,6 - 14,9 kg/cây, năng suất cao nhất thuộc CT5 và CT6, lần lượt là 14,7 và 14,9 kg/cây, (2.293 - 2.324 kg/ha), tăng so với CT1 (ĐC) từ 26,7 - 28,5%. Năng suất của CT5 và CT6 chênh lệch có ý nghĩa thống kê với CT1 (ĐC). Các công thức còn lại có năng suất tương đương nhau.
Như vậy, CT6 có các chỉ tiêu về số lượng quả non/phát hoa, số lượng quả thu hoạch/phát hoa là lớn nhất, số lượng hạt/kg nhỏ nhất (khối lượng hạt lớn
bón đối với cây điều của Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thái Học ở Đồng Nai và Bình Phước, năm 2006 [4].
3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng N và K đến một số chỉ tiêu chất lượng của hạt điều
Hạt điều là bộ phận quan trọng nhất của cây điều trong việc chế biến thực phẩm và hóa chất. Chất lượng của hạt phụ thuộc chủ yếu vào giống cũng như chế độ chăm sóc.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lượng hạt của các công thức biến động từ 5,95 - 6,12 g. Trong đó, khối lượng hạt nhỏ nhất là CT1(ĐC) và CT2 đều bằng 5,95 g, kế đến là CT3 (6,0 g), CT4 (6,01 g). Khối lượng hạt lớn nhất thuộc CT6 (6,12 g), kế đến là CT5 (6,1 g). Tuy nhiên, sự chênh lệch về khối lượng hạt giữa các công thức thí nghiệm chưa có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến một số chỉ tiêu về chất lƣợng hạt điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức Khối lượng hạt (g) Khối lượng nhân (g) Tỷ lệ nhân (%) Hàm lượng lipit (%) CT1(ĐC) 5,95 1,75 29,41 46,1 CT2 5,95 1,76 29,58 47,3 CT3 6,00 1,76 29,62 46,5 CT4 6,01 1,78 29,62 47,5* CT5 6,10 1,81 29,67 46,8 CT6 6,12 1,82 29,74 47,9* CV(%) 15,72 9,83 11,50 8,15 LSD0,05 0,29 0,07 3,22 1,43
Khối lượng nhân của các công thức đạt từ 1,75 - 1,82 g. Trong đó, khối lượng nhân nhỏ nhất là CT1(ĐC) với giá trị 1,75 g, kế đến là CT2 và CT3 đều bằng 1,76 g. Khối lượng nhân lớn nhất thuộc CT6 (1,82 g), kế đến là CT5 (1,81 g). Tuy nhiên, cũng giống như khối lượng hạt, chênh lệch về khối lượng nhân giữa các công thức thí nghiệm chưa có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ nhân của các công thức đạt từ 29,41 - 29,74%. Trong đó, tỷ lệ nhân nhỏ nhất là CT1(ĐC) với giá trị 29,41%, kế đến là CT2 (29,58%) và CT3 và CT4 đều bằng 29,62%. Tỷ lệ nhân lớn nhất thuộc CT6 (29,74%), kế đến là CT5 (29,67%). Tuy nhiên, chênh lệch về tỷ lệ nhân giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê.
Hàm lượng lipit trong nhân hạt điều của các công thức dao động từ 46,1 – 47,9%, hàm lượng lipit thấp nhất thuộc về CT1(ĐC) với tỷ lệ 46,1% và hàm lượng lipit cao nhất là CT6 (47,9%), chênh lệch có ý nghĩa so với CT1(ĐC) và tương đương với các công thức còn lại.
Như vậy, các công thức thí nghiệm chưa làm thay đổi một số chỉ tiêu về chất lượng hạt điều (trừ chỉ tiêu hàm lượng lipit), mà chất lượng hạt điều trong các công thức phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố giống.
Một số chỉ tiêu về chất lượng hạt điều (tỷ lệ nhân và hàm lượng lipit) ở các công thức thí nghiệm được minh họa qua biểu đồ 3.2.
0 10 20 30 40 50 Tỷ lệ nhân Hàm lượng lipit CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Công thức thí nghiệm
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhân và hàm lƣợng lipit trong hạt điều
3.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng N và Kđến sâu, bệnh hại trên cây điều thời kỳ kinh doanh ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N và K đến sâu, bệnh hại trên cây điều được thể hiện qua bảng 3.12.
Về sâu hại: Bọ xít muỗi là loài côn trùng rất nguy hiểm trên cây điều, thường xuất hiện vào các thời điểm điều ra chồi, lá non, ra hoa, quả non. Bọ xít muỗi chích hút nhựa cây điều vào sáng sớm và chiều mát. Những ngày âm u, bọ xít muỗi có thể hoạt động cả ngày. Trong năm, thời gian gây hại bắt đầu từ tháng 10 - 11 và cho đến tháng 4 năm sau. Giai đoạn này, cây điều tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa, kết quả. Sâu phát triển mạnh nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Riêng những vườn điều còn nhỏ sâu hoạt động quanh năm, do cây luôn ra chồi non.
Bảng 3.12.Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón (N, K) đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính trên cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức Bọ xít muỗi Thán thư Tỷ lệ gây hại (%) Chỉ số hại (%) Tỷ lệ gây hại (%) Chỉ số hại (%) CT1(ĐC) 6,20* 2,32 5,80 1,93 CT2 5,62* 1,61* 4,42* 1,40* CT3 6,41 2,13 5,61 1,74 CT4 5,74* 1,60* 4,60* 1,31* CT5 6,61 2,02 5,72 1,90 CT6 5,70* 1,71* 4,84* 1,35* CV(%) 9,12 15,20 12,04 8,94 LSD0,05 0,41 0,38 0,43 0,30
Đối với các công thức thí nghiệm, tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi trên chồi non từ 5,62 - 6,61%. Trong đó, tỷ lệ bị hại cao nhất thuộc về CT5 (6,61%), kế đến là CT3 (6,41%). Đây là hai công thức có lượng phân urê/cây khá cao, từ 2,6 - 3,2 kg/cây và lượng KCl thấp hơn (1,0 kg/cây).
Tỷ lệ bị hại thấp nhất là CT2 (5,62%), kế đến là CT6 (5,7%), CT4 (5,74%) sai khác có ý nghĩa so với CT1(ĐC) với giá trị 6,2%, CT3 (6,41%) và CT5 (6,61%), đây cũng là hai công thức có lượng KCl khá cao (1,3 kg/cây).
Chỉ số hại của các công thức biến động từ 1,60 - 2,32%. Trong đó, chỉ số hại lớn nhất là CT1(ĐC) với giá trị là 2,3%, tiếp đến là CT3 (2,13%), chỉ số hại nhỏ nhất thuộc CT4 (1,6%), kế đến là CT2 (1,61%) và CT6 (1,71%), sai khác có
Về bệnh hại: Bệnh thán thư thường phát sinh khi cây điều ra chồi non, lá non, phát hoa, kết hợp với độ ẩm không khí cao. Những vườn điều rậm rạp, ít được tỉa cành nhánh, bệnh thán thư phát triển mạnh. Bệnh thán thư thường phát triển rất nhanh, nếu bị nhiễm nặng cây điều có thể bị chết.
Tỷ lệ gây hại của bệnh thán thư trên chồi non đối với các công thức thí nghiệm từ 4,42 - 5,80%. Trong đó, lớn nhất là CT1(ĐC) với tỷ lệ là 5,8%, kế đến là CT5 (5,72%), CT3 (5,61%). Tỷ lệ gây hại nhỏ nhất thuộc CT2 (4,42%), tiếp đến CT4 (4,6%) và CT6 (4,84%), sai khác có ý nghĩa so với CT1(ĐC), CT3 và CT5.
Chỉ số gây hại trên chồi non của bệnh thán thư từ 1,31 - 1,93%, cao nhất thuộc CT1(ĐC) với chỉ số hại là 1,93%, kế đến là CT5 (1,9%) và CT3 (1,74%). Chỉ số gây hại nhỏ nhất là CT4 (1,31%), tiếp đến là CT6 (1,35%), CT2 (1,4%) và tất cả các công thức: CT2, CT4, CT6 có mức độ bị hại nhỏ, sai khác có ý nghĩa so với CT1, CT3 và CT5. Nhìn chung tất cả các công thức thí nghiệm đều có mức độ bị hại bởi bệnh thán thư là rất thấp.
Nhận xét: Các công thức thí nghiệm bón KCl với khối lượng 1,3 kg/cây thì mức độ bị nhiễm bọ xít muỗi và bệnh thán thư thấp hơn so với các công thức bón KCl với khối lượng 1,0 kg/cây.
Ảnh hưởng của liều lượng phân bón (N, K) đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại chính trên cây điều được minh họa qua biểu đồ 3.3.
0 1 2 3 4 5 6 7 Bọ xít muỗi Thán thƣ CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi và bệnh thán thƣ
3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số công thức thí nghiệm đối với cây điều thời kỳ kinh doanh, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Chúng tôi đã tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của một số công thức thí nghiệm và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của một số công thức phân bón đối với cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017 (tính cho 1,0 ha)
ĐVT: đồng Tiêu chí CT1(ĐC) CT6 Ghi chú Tổng chi phí lưu động (TVC) 22.628.400 25.099.440 Tổng giá trị thu nhập (GR) 68.764.800 88.327.200 Tỷ lệ gây hại (%) Công thức thí nghiệm
(*Ghi chú: Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất x Giá bán trung bình tại địa phương. Tổng chi phí lưu động (TVC) = Chi phí vật tư, nhiên liệu + Chi phí lao động. Lãi thuần (NB) = GR - TVC. Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư VCR = NB/TVC)).
Kết quả bảng 3.13 cho thấy, chi phí nhân công, phân bón đầu tư chăm sóc cho CT1(ĐC) và CT6 năm 2017 lần lượt là 22.628.400 đồng/ha và 25.099.440 đồng/ha. Sau khi thu hoạch, tổng thu nhập từ hạt điều trong năm 2017 của CT1(ĐC) đạt 68.764.800 đồng/ha và CT6 đạt 88.327.200 đồng/ha. Lãi thuần của CT1(ĐC) đạt 46.136.400 đồng/ha và lãi thuần của CT6 là 63.228.000 đồng/ha. Như vậy, lãi thuần của CT6 cao hơn CT1(ĐC) là 17.091.600 đồng/ha (tăng 37,05%). Tỷ suất lợi nhuận của CT1(ĐC) đạt 2,04 lần và tỷ suất lợi nhuận của CT6 đạt 2,52 lần (cao hơn CT1(ĐC) là 0,48 lần).
Hiệu quả kinh tế của CT1(ĐC) và CT6 được minh họa qua biểu đồ 3.4.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tổng chi phí Tổng giá trị thu nhập Lãi thuần CT1 CT6
Biểu đồ 3.4. Hiệu quả kinh tế của CT1(ĐC) và CT6 Hiệu quả kinh tế
(triệu đồng/ha)
Công thức thí nghiệm
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, K khác nhau đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây điều thời kỳ kinh doanh, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1.1. Nhu cầu về kali và nitơ của cây điều cho các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là khác nhau và giảm dần từ giai đoạn ra lá non, ra hoa và quả non. Sử dụng lượng 3,2 kg urê và 1,3 kg kali clorua/cây có tác dụng làm gia tăng hàm lượng diệp lục, chất khô, gia tăng tỷ lệ nitơ và kali tổng số trong lá điều ở các