8. Kết cấu luận văn
2.1.2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định
Định
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định đƣợc thành lập hoạt động chuyên môn, dịch vụ phù hợp với chức năng của mình; thực hiên một số nhiệm vụ đƣợc giao, có bộ máy quản lý đƣợc thiết kế độc lập theo cơ cấu và quy mô hoạt động khác nhau. Các đơn vị đều có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng để hoạt động.
Mọi hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế nhƣ Quy chế làm việc, Quy chế quản lý tài sản công và Quy chế chi tiêu nội bộ đã đƣợc xây dựng và ban hành thực hiện. Các đơn vị đều thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
2.1.2.1. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp Bình Định là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng phục vụ quản lý Nhà nƣớc ngành Công Thƣơng tại tỉnh Bình Định, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực hoạt động Khuyến công quy định tại Nghị định số: 134/NĐ-CP, ngày 09/6/2004 của Chính phủ và lĩnh vực tƣ vấn phát triển công nghiệp.
Trung tâm có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại theo quy định của pháp luật.
Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Công Thƣơng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phƣơng thuộc Bộ Công Thƣơng và sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban lãnh đạo trung tâm (Giám đốc, phó giám đốc) và các phòng chức năng: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Khuyến công, Phòng Tƣ vấn phát triển công nghiệp.
2.1.2.2. Trung tâm xúc tiến Thương mại
Tham mƣu Giám đốc Sở Công Thƣơng tổ chức, thực hiện các hoạt động xúc tiến thƣơng mại trên các lĩnh vực: Xúc tiến thƣơng mại, mời gọi nguồn vốn đầu tƣ thƣơng mại, hỗ trợ và hƣớng dẫn nhà đầu tƣ phát triển hạ tầng cơ sở thƣơng mại; Hỗ trợ các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng nội địa và xuất khẩu; tƣ vấn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thƣơng hiệu;Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức xúc tiến thƣơng mại trong và ngoài nƣớc nhằm thúc đẩy phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh; Dự thảo trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thƣơng mại ngắn hạn, dài hạn
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban lãnh đạo trung tâm (Giám đốc, phó giám đốc) và các phòng chức năng: Phòng Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ.
2.1.3. Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thƣơng
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở quản lý thực hiện quản lý tài chính theo hƣớng dẫn tại Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 18/6/2016 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Hằng năm báo cáo trực tiếp tại Sở về tình hình sử dụng kinh phí, nguồn thu, chi dịch vụ, nghĩa vụ thuế với nhà nƣớc và trích lập các quỹ theo quy định.
* Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp; nguồn thu sự nghiệp; nguồn vốn viện trợ…
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên, phần còn lại đƣợc ngân sách nhà nƣớc cấp.
a. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp
- Tiền lƣơng, các khoản theo lƣơng và định mức chi hành chính UBND thành phố giao trên đầu ngƣời để phục vụ các hoạt động chuyên môn.
b. Nguồn thu sự nghiệp
- Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí các hoạt động dịch vụ tại đơn vị sự nghiệp đƣợc trích tỷ lệ theo quy định về phí, lệ phí.
- Tỷ lệ trích của các khoản thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ đƣợc áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp.
* Nội dung chi
Chi hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ; phục vụ công tác thu phí, lệ phí; chi cho hoạt động dịch vụ; Chi không thƣờng xuyên cho các hoạt động đặc thù; nghĩa vụ thuế với nhà nƣớc…
Các đơn vị thực hiện việc chi tiêu tại đơn vị trên tinh thần tự chủ tài chính và tiết kiệm theo các quy định của Nhà nƣớc và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tất cả các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tạo cơ chế quản lý thu - chi hiệu quả dựa trên nguyên tắc công khai, dân chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ các đơn vị gửi Sở Công Thƣơng, Sở Tài chính để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nƣớc thành phố để làm căn cứ kiểm soát chi. Trƣờng hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nƣớc thì đơn vị điều chỉnh lại cho
phù hợp; đơn vị gửi quy chế điều chỉnh, bổ sung cho Sở Công Thƣơng, đồng thời gửi cho Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh. Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Công Thƣơng nhìn chung cơ bản đều bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản lý.
Nội dung chi bao gồm các khoản mục chính nhƣ sau:
- Chi thƣờng xuyên: Tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, các khoản đóng góp, các khoản thanh toán khác cho cá nhân, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mƣớn, sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn, chi lập các quỹ, chi khác… Chi phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí. Chi hoạt động dịch vụ theo từng lĩnh vực hoạt động của các đơn vị.
- Chi không thƣờng xuyên: Các khoản chi đột xuất do cấp có thẩm quyền giao.
Trong đó, các nội dung chi sẽ chia theo chi theo định mức và chi ngoài định mức theo đúng quy định. Chi theo định mức bao gồm các khoản chi lƣơng và các khoản theo lƣơng, phụ cấp lƣơng, khoán chi phí cho từng cá nhân, công tác phí, chi nghiệp vụ… Chi ngoài định mức bao gồm các khoản chi theo từng lĩnh vực hoạt động của các đơn vị, chi không thƣờng xuyên.
* Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm để trích lập các quỹ, các khoản thu nhập tăng thêm, thực hiện cải cách tiền lƣơng… Khoản chênh lệch giữa thu và chi, các đơn vị xử lý nhƣ sau:
- Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ theo biên chế Nhà nƣớc giao trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng ngƣời trong đơn vị
(hoàn thành tốt loại A: hệ số 2; hoàn thành loại B: hệ số 1,5; chƣa hoàn thành loại C: hệ số 1).
- Trích lập các quỹ nhƣ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập,… Sau đó chi tăng thu nhập cho cán bộ ngoài chỉ tiêu biên chế Nhà nƣớc giao.
Tỷ lệ chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ trên chênh lệch thu - chi của mỗi đơn vị khác nhau, tùy theo chế độ, chính sách, điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị đó.
2.1.4. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định
Về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định thực hiện theo chế độ kế toán HCSN. Giai đoạn năm 2016, 2017 áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2016/QĐ-BTC và Thông tƣ số 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Từ 01/01/2018 đến nay áp dụng theo chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC thay thế Quyết định số 19/2016/QĐ-BTC và Thông tƣ số 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.