cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá của giống bắp ngọt Sugar 75
Bảng 3.11.Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá của giống bắp ngọt Sugar 75
CÔNG THỨC
Chiều cao cây cuối cùng Chiều cao đóng bắp Số lá (cm) % so với CT1 (cm) % so với CT1 (lá) % so với CT1 CT1 178,5c 100,0 50,3c 100,0 17,4c 100,0 CT2 189,0a 106,2 57,0a 113,3 19,2a 110,3 CT3 183,6b 103,1 53,4b 106,2 18,4b 105,7 CV (%) 2,78 2,78 2,78 LSD 0,05 0,30 0,51 0,25
3.3.4.1. Chiều cao cây cuối cùng
Chiều cao cây cuối cùng được tính từ từ gốc sát mặt đất đến đỉnh cờ, được tính sau khi trổ cờ 15 ngày. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức sinh trưởng và khả năng chống đổ của từng thí nghiệm, đồng thời nó ảnh hưởng tới sự tung phấn và khả năng nhận phấn của cây và liên quan đến số lá/cây.
Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, vì vậy khi quần thể bắp ngọt có cấu trúc hợp lý sẽ làm tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời, nâng cao hiệu suất quang hợp. Chiều cao cây cuối cùng cũng là một chỉ tiêu quan trọng vì nó liên quan đến tính chống đổ và khả năng cho năng suất của bắp.
Kết quả theo dõi chiều cao cây cuối cùng ở bảng 3.11 cho thấy:
Chiều cao cây cuối cùng của các CT có bón phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai biến động trong khoảng 178,5 – 189,0 cm, thấp nhất là ở CT1 (đối chứng) (178,5 cm), cao nhất là ở CT2 (189,0 cm). So với CT đối chứng, Chiều cao cây cuối cùng ở CT2 và CT3 tăng lần lượt là 6,2% và 3,1%. Sự sai khác về chiều cao cây cuối cùng giữa các CT đều có ý nghĩa thống kê và có mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, bón bã cà phê đã ủ hoai (CT2 và CT3) giúp chiều cao cây cuối cùng ở bắp cao hơn so với không bón bã cà phê (CT1), và bón 100% bã cà phê đã ủ hoai có ảnh hưởng tốt đến chiều cao cây cuối cùng cao hơn ở công thức bón 50% bã cà phê và 50% phân heo.
3.3.4.2. Chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp cũng là đặc điểm hình thái quan trọng, liên quan đến năng suất, khả năng chống đổ gãy, cũng như chống chịu sâu, bệnh. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và ảnh hưởng đến quá trình nhận phấn, thụ tinh dễ dàng, từ đó quyết định năng suất và phẩm chất hạt. Nếu chiều cao đóng bắp quá cao cây rất dễ đổ gãy, ngược lại chiều cao đóng
bắp thấp có khả năng chống đổ cao hơn nhưng quá trình nhận phấn lại gặp khó khăn. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Cm
Chiều cao cây cuối cùng Chiều cao đóng bắp CT1 CT2 CT3
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của giống bắp ngọt Sugar 75
Kết quả bảng 3.11 cho thấy chiều cao đóng bắp ở các CT dao động từ 50,3 – 57,0 cm. Chiều cao đóng bắp thấp nhất ở CT1 (50,3 cm), chiều cao đóng bắp cao nhất là CT2 (57,0 cm). So với CT1, chiều cao đóng bắp ở CT2 và CT3 tăng lần lượt là 13,3% và 6,2%. Sự sai khác về chiều cao đóng bắp giữa các CT đều có ý nghĩa thống kê và có mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, giữa các CT, sự chênh lệch về chiều cao đóng bắp không lớn, đồng thời chiều cao đóng bắp của các CT tương ứng với chiều cao cây cuối cùng. Nghĩa là chiều cao cây lớn thì chiều cao đóng bắp cũng lớn.
3.3.4.3. Tổng số lá/cây
Tổng số lá giữa các CT dao động nằm trong khoảng 17,4 – 19,2 lá. CT có tổng số lá thấp nhất là CT1 (17,4 lá), CT có tổng số lá lớn nhất là CT2 (19,2 lá). So với CT đối chứng, chiều cao đóng bắp ở CT 2 và CT3 tăng lần lượt là 10,3% và 5,7%. Sự sai khác về tổng số lá giữa các CT đều có ý nghĩa
thống kê và độ tin cậy 95%.
Như vậy, việc bón bã cà phê đã ủ hoai (CT2 và CT3) cho cây bắp ngọt đã làm tăng chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá/cây so với công thức chỉ bón phân chuồng, đặc biệt là ở công thức bón 100% bã cà phê. Điều đó cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong bã cà phê cao đã giúp cho cây bắp ngọt sinh trưởng tốt hơn.
3.3.5. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
Lá là bộ phận quan trọng của cây, là nơi tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Cũng như các loại cây trồng khác, lá cây bắp là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây, có đến 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá cây bắp có nhiều khí khổng, trung bình một lá cây bắp có khoảng 2-6 triệu khí khổng. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá cây bắp rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá bắp cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc dù với lượng mưa rất nhỏ. Như vậy lá cây đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra năng suất của giống. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá không những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá ở mức tối ưu. Do đó giống nào có chỉ số diện tích lá phù hợp thì giống đó có tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích lá lớn nhưng năng suất lại không cao, bởi đây là mối quan
hệ phức tạp có liên quan tới sức chứa và nguồn (nguồn là bộ phận tổng hợp chất hữu cơ, sức chứa là độ lớn và số lượng của các cơ quan, bộ phận của cây chứa chất đồng hoá). Sự sắp xếp giữa các tầng lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận ánh sáng. Số lá quá nhiều, diện tích lá quá lớn thì độ che khuất của tầng lá bên dưới càng lớn, hệ số triệt tiêu ánh sáng càng lớn, các lá dưới không nhận được ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu suất quang hợp. Chỉ khi nào cây có kết cấu tầng lá hợp lý, diện tích lá và chỉ số diện tích lá phù hợp thì mới có khả năng nâng cao hiệu suất quang hợp, tăng khối lượng chất khô.
Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá, sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như giống, điều kiện ngoại cảnh tác động, chăm sóc... Các giống có LAI lớn thì khả năng quang hợp và tích lũy vật chất nhiều đem lại năng suất cao. Dựa vào diện tích lá người ta dự đoán năng suất cây bắp, chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.
Từ kết quả bảng số liệu số 3.12 cho thấy diện tích lá và chỉ số diện tích lá tỉ lệ thuận và tăng dần qua các thời kỳ. Trong đó cao nhất là ở CT2 và thấp nhất là ở CT1.
Thời điểm 7-9 lá, diện tích lá trung bình dao động trong khoảng 0,17- 0,21 m2 lá/cây, tương ứng với chỉ số diện tích lá là 0,724 - 0,895 m2 lá/m2 đất. Thời điểm xoắn nõn: Đây là thời điểm cây sinh trưởng, phát triển mạnh cả về chiều cao và bộ lá nên chỉ số diện tích lá ở thời điểm này tăng nhanh và có sự thay đổi lớn về tốc độ tăng diện tích lá giữa các CT. Chúng tôi nhận thấy chỉ số diện tích lá ở các CT biến động từ 1,278 - 1,405 m2 lá/m2 đất. Thời điểm trổ cờ - phun râu: Đây là thời điểm cây đạt số lá tối đa, số lá xanh tồn tại trên cây nhiều cho nên diện tích lá ở thời điểm này cao hơn diện tích lá ở hai thời điểm trước (dao động 0,36 - 0,39 m2 lá/cây), đồng thời chỉ số diện tích lá cũng tăng cao so với 2 thời điểm trước, dao động trong khoảng 1,534 – 1,661 m2 lá/m2đất.
Bảng 3.12.Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
Công thức
Thời điểm 7 – 9 lá Thời điểm xoắn nõn Thời điểm trổ cờ - phun râu DTL (m2/cây) LAI (m2lá/m2đất) DTL (m2/cây) LAI (m2lá/m2đất) DTL (m2/cây) LAI (m2lá/m2đất) CT 1 0,17 0,724 0,30 1,278 0,36 1,534 CT2 0,21 0,895 0,33 1,405 0,39 1,661 CT3 0,19 0,809 0,31 1,320 0,38 1,619
Biểu đồ 3.5. Diện tích lá ở các CT qua các thời điểm 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 LAI (m2 lá /m 2đ ất) 7-9 lá Xoắn nõn Trổ cờ - phun râu CT1 CT2 CT3
Biểu đồ 3.6. Chỉ số diện tích lá ở các CT qua các thời điểm
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 D iệ n tí ch lá (m 2/ cây)
7-9 lá Xoắn noãn Trổ cờ - phun
râu
CT1 CT2 CT3