Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng bã cà phê đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây bắp ngọt (zea mays var rugosa) trồng tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 59 - 65)

tăng trưởng chiều cao của giống bắp ngọt Sugar 75

Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng, phát triển của cây bắp trong một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Chiều cao cây có liên quan đến việc hình thành số đốt, số lá, khả năng chống đổ. Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và mùa vụ. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống bắp ngọt Sugar 75 ở các CT bón phân khác nhau có sự khác biệt.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến sự tăng trưởng chiều cao của giống bắp ngọt Sugar 75

Công thức

Chiều cao cây (cm) sau khi trồng đến…

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày 56 ngày CT1 2,0 14,6c 28,1c 45,6c 73,7c 111,4c 158,7c

CT2 2,0 16,8a 33,0a 54,3a 83,5a 123,1a 172,1a

CT3 2,0 15,4b 29,5b 48,6b 78,3b 116,7b 163,7b

CV (%) 3,1 2,0 1,3 4,6 5,8 2,8

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

Ở thời điểm 7 ngày, cây mới nảy mầm, với điều kiện thời tiết đồng nhất, cây mới bắt đầu lấy chất dinh dưỡng từ môi trường (5,0 ngày cây nảy mầm), nên chưa có sự khác biệt về chiều cao cây giữa các công thức.

Ở thời điểm 14 ngày sau gieo, ở các CT chiều cao cây còn thấp, biến động trong khoảng 14,6 – 16,8 cm. Ở thời điểm này cũng không có sự chênh lệnh nhiều về chiều cao cây giữa các CT và chiều cao cây tương đối thấp, do thời điểm này cây chuyển từ dinh dưỡng hạt sang tự dưỡng, bộ rễ chưa phát triển mạnh nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây diễn ra chậm.

Ở thời điểm 21 ngày sau gieo, chiều cao cây tăng nhanh và ở các CT dao động từ 28,1 – 33,0 cm. CT có chiều cao thấp nhất là CT1 (28,1 cm), CT có chiều cao cao nhất là CT2 (33 cm). Nhìn chung ở thời điểm 21 ngày sau gieo chiều cao cây bắp ngọt của các CT chênh lệch nhau không đáng kể.

Ở thời điểm 28 ngày sau gieo, chiều cao cây ở các CT tiếp tục tăng nhanh và dao động từ 45,6 – 54,3 cm. Trong đó, CT1 có chiều cao thấp nhất (45,6 cm), CT2 có chiều cao cao nhất (54,3 cm), còn CT3 có chiều cao trung bình (48,6 cm).

Ở thời điểm 35 ngày sau gieo, chiều cao cây tăng nhanh và biến động ở các CT từ 73,7 – 83,5 cm. Trong đó, CT1 có chiều cao thấp nhất (73,7 cm); CT2 có chiều cao cây cao nhất (83,5 cm); còn CT3 ở mức trung bình (78,3 cm).

Ở thời điểm 42 ngày sau gieo, chiều cao của các CT tiếp tục tăng rất nhanh, biến động từ 111,4 - 123,1 cm. Ở thời điểm này, chiều cao cây bắp ngọt ở CT2 (123,1 cm) có độ biến động chiều cao tương đối cao so với CT1 (111,4 cm); và CT3 (116,7 cm) cao hơn so với CT1 là 2,3 cm.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày 56 ngày

Chi ều c ao c ây (c m ) CT 1 CT2 CT3

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến chiều cao cây bắp ngọt Sugar 75 ở các thời điểm

Ở thời điểm 56 ngày sau gieo, cây bắp ngọt Sugar 75 gần như đã phát triển tối đa nên có sự tăng nhanh về chiều cao ở các CT. Chiều cao ở các CT biến động từ 158,7 – 172,1 cm. Cụ thể chiều cao thấp nhất ở CT1 (158,7 cm), và cao nhất ở CT2 (172,1 cm).

Sự khác biệt giữa các công thức ở các giai đoạn khác nhau của động thái tăng trưởng chiều cao đều có ý nghĩa thống kê, mức độ tin cậy 95%.

Như vậy ở các CT bón phân khác nhau, sự biến động về tăng trưởng chiều cao cây ít nhiều chịu tác động bởi phân bón. Trong đó, CT2 bón 100% bã cà phê ủ hoai tăng trưởng chiều cao lớn hơn so với CT3 - 50% bã cà phê và 50% phân chuồng đã ủ hoai, cao hơn so với CT1 là 100% phân chuồng.

Để đánh giá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, chúng tôi đã tiến xác định và thu được kết quả ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống bắp ngọt Sugar 75

Công thức

Sự tăng trưởng chiều cao cây (cm) ở các thời điểm 7 - 14 ngày 15 - 21 ngày 22 - 28 ngày 29 - 35 ngày 36 - 42 ngày 43 - 56 ngày CT1 12,6 13,5 17,5 28,1 37,7 47,3 CT2 14,8 16,2 21,3 29,2 39,6 49 CT3 13,4 14,1 19,1 29,7 38,4 47

Qua bảng số liệu 3.8 cho thấy: động thái tăng trưởng chiều cao mạnh nhất ở ở thời điểm từ 43 ngày đến 56 ngày. Qua các thời điểm, động thái tăng trưởng chiều cao ở CT2 lớn nhất và nhỏ nhất ở CT1.

3.3.3. Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến động thái động thái ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75 động thái ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75

Lá bắp là cơ quan quang hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây trong mọi thời kỳ. Bộ lá xanh của cây bắp có một ý nghĩa rất lớn. Chỉ số diện tích lá có liên quan đến khả năng quang hợp của cây trồng, thông thường chỉ số diện tích lá càng cao khả năng quang hợp càng mạnh. Tuy nhiên, sự sắp xếp giữa các tầng lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận ánh sáng. Số lá quá nhiều, diện tích lá quá lớn thì độ che khuất của tầng lá bên dưới càng lớn, các lá dưới không nhận được ánh sáng mặt trời làm giảm hiệu suất quang hợp. Chỉ khi nào cây có kết cấu tầng lá hợp lý, diện tích lá và chỉ số diện tích lá phù hợp thì mới có khả năng nâng cao hiệu suất quang hợp, tăng khối lượng chất khô.

Bảng 3.9.Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến số lá của giống bắp ngọt Sugar 75 ở các thời điểm

Công thức

14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày 56 ngày

Số lá Số lá % so với CT1 Số lá % so với CT1 Số lá % so với CT1 Số lá % so với CT1 Số lá % so với CT1 CT1 2,4 4,3b 100 7,1b 100 10,3c 100 14,2c 100 17,2b 100 CT2 2,5 4,7a 109,3 7,6a 107 11,6a 112,6 15,7a 110,6 18,7a 108,7 CT3 2,4 4,6a 107 7,4a 104,2 10,7b 103,9 15,0b 105,6 17,6b 102,3 CV (%) 4,58 3,36 2,78 2,79 4,77 LSD 0,05 0,302 0,478 0,262 0,400 0,478

Từ bảng số liệu 3.9 cho thấy:

Ở thời điểm 14 ngày sau gieo, số lá trên cây ở các CT ít biến động, dao động từ 2,4 – 2,5 lá.

Ở thời điểm 21 ngày sau gieo, số lá trên cây ở các CT biến động từ 4,3 - 4,7 lá. Ở thời điểm 28 ngày sau gieo, số lá trên cây ở các CT biến động từ 7,1 – 7,6 lá. So với CT1, số lá ở CT2 và CT3 ở thời điểm 21 ngày sau gieo tăng lần lượt là 9,3% và 7%; còn ở thời điểm 28 ngày sau gieo tăng lần lượt là 7% và 4,2. Sự khác biệt về số lá giữa CT2 và CT3 với CT1 có ý nghĩa thống kê, nhưng sự khác biệt giữa CT2 và CT3 không có ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 35 ngày sau gieo, số lá của các CT biến động từ 10,3 – 11,6 lá. So với CT1, số lá ở CT2 và CT3 tăng lần lượt là 12,6% và 3,9%.

Ở thời điểm 42 ngày sau gieo, biến động từ 14,2 – 15,7 lá. So với CT1, số lá ở CT2 và CT3 tăng lần lượt là 10,6% và 5,6%.

Ở thời điểm 56 ngày sau gieo, số lá của các CT biến động từ 17,2 - 18,7 lá. So với CT1, số lá ở CT2 và CT3 tăng lần lượt là 8,7% và 2,3%.

Bảng 3.10.Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến động thái ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75

Công thức

Sự tăng trưởng số lá/cây ở các thời điểm 14 - 21 ngày 22 - 28 ngày 29 - 35 ngày 36 - 42 ngày 43 - 56 ngày CT1 1,9 2,8 3,2 3,9 3,0 CT2 2,2 2,9 4,0 4,1 3,0 CT3 2,2 2,8 3,3 4,3 2,6

Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy: các CT bón bã cà phê ủ hoai làm tăng tốc độ ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75 nhanh hơn CT1, không bón bã cà phê; CT2 bón 100% bã cà phê có động thái ra lá nhanh hơn CT3 bón 50% bã cà phê và 50% phân chuồng; đồng thời thời điểm từ 29 ngày trở đi bắt đầu ra

lá mạnh, và thời điểm từ 35–42 ngày là thời điểm động thái ra lá mạnh nhất ở tất cả các CT. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 S ố l á

14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày 56 ngày

CT1 CT2 CT3

Biểu đồ 3.3.Ảnh hưởng của phân chuồng và bã cà phê đã ủ hoai đến sự ra lá của giống bắp ngọt Sugar 75

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng bã cà phê đã ủ hoai đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây bắp ngọt (zea mays var rugosa) trồng tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)