chống chịu một số loại sâu, bệnh hại
Bảng 3.15. Khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh hại và khả năng chống đổ của giống bắp ngọt Sugar 75 ở các công thức
CT Sâu đục thân (%) Bệnh khô vằn, đốm lá (%) Tỷ lệ gãy thân (%) Tỉ lệ % % so với CT1 CT1 3,12 100 0 0 CT2 0 0 0 0 CT3 2,08 66,6 0 0
Sâu, bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷ đô la (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh gây ra 24 - 25 tỷ đô la (bằng 11 - 12% năng suất). Đặc biệt cây bắp là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu, bệnh phá hoại đó cũng là yếu tố hạn chế năng suất bắp thu được ở các vùng nhiệt đới như ở nước ta. Các loại sâu, bệnh có thể thay nhau phá hoại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng cây bắp quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu, bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu, bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có
hiệu quả kinh tế vừa giảm được sự phá hoại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an toàn môi sinh và sức khoẻ con người chính là phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp. Trong đó, có sử dụng giống có khả năng kháng sâu, bệnh.
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tất cả các loại sâu, bệnh theo phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây bắp ngọt (QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tuy nhiên, ở những loại sâu, bệnh còn lại không xuất hiện trên tất cả các CT. Đồng thời, trong các loại sâu, bệnh ở cây bắp, sâu đục thân và bệnh khô vằn thường gặp, nên trong đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai loại này. Đối với bắp ngọt có thân mềm, hàm lượng đường cao nên rất dễ bị sâu, bệnh hại, đặc biệt là sâu đục thân. Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp, trời âm u, nhất là sau những đợt mưa phùn. Bệnh phát triển và gây hại nặng nhất ở bắp vào giai đoạn sau trổ cờ. Biểu hiện của vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ sau đó lan rộng thành dạng đám mây, màu nâu, có vết loang lổ. Bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.
Việc theo dõi, đánh giá diễn biến của các loại sâu, bệnh hại chính trên giống bắp ngọt Sugar 75 là công việc hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đánh giá được tình hình phát sinh, phát triển và gây hại của các loại sâu, bệnh hại theo thời gian, qua các thời điểm sinh trưởng của cây bắp ngọt Sugar 75 gắn với các điều kiện ngoại cảnh. Đây chính là một trong những cơ sở để đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của từng giống và cũng là cơ sở để phòng trừ sâu, bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi việc xuất hiện sâu, bệnh hại trên cây bắp ở các CT.
Kết quả thu được ở bảng 3.15 cho thấy sâu, bệnh phá hại trên cây bắp ngọt ở các CT thí nghiệm là không đáng kể, cụ thể: Bệnh khô vằn không thấy
gây hại ở các công thức trong thời gian tiến hành thí nghiệm, còn sâu đục thân phá hại cây bắp ngọt ở công thức bón phân chuồng và bón kết hợp giữa phân chuồng và bã cà phê ủ hoai cũng không đáng kể (3,12% và 2,08%).
3.7. Hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế được xác định trên giá trị ngày công và hiệu quả của đồng vốn đầu tư trên các công thức. Giá vật tư phân bón và giá bắp, chúng tôi lấy theo giá tại khu vực thí nghiệm ở tại thời điểm thực hiện công thức. Tổng chi phí phục vụ cho sản suất được thể hiện trong bảng 3.16.
Bảng 3.16. Chi phí cho sản xuất bắp ngọt ở các CT thí nghiệm (tính cho 1 ha)
Đơn vị tính: ngàn đồng CT thí nghiệm Giống, làm cỏ nước, công lao động Phân bón Tổng chi CT1 51.900 30.000 81.900 CT2 51.900 15.000 66.900 CT3 51.900 22.500 74.400
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế ở CT thí nghiệm (tính cho 1 ha)
Đơn vị tính: ngàn đồng
Công thức
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lãi) (lần) Lợi nhuận so với CT1 CT1 199.334 81.900 117.734 1,44 CT2 225.945 66.900 174.045 2,60 + 56.311 CT3 213.343 74.400 146.443 1,97 + 28.709
* Giá bắp ngọt tính trung bình 10.000 đ/trái, khối lượng trung bình 1 trái 0,28 kg.
Từ số liệu bảng 3.17 cho thấy:
Lợi nhuận ở các CT có bón bã cà phê thu được cao hơn không bón bã cà phê là 28.709.000 - 56.311.000 đ/ha. Trong đó, lợi nhuận thu được cao nhất ở CT2 (cao hơn CT1 56.311.000 đ).
Như vậy, bón bã cà phê đã ủ hoai giúp hạn chế việc phát sinh chi phí, cùng với năng suất cao đã giúp hiệu quả đồng vốn cao hơn ở CT không bón bã cà phê (CT1).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ