Một số đặc điểm chung về dân số học của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứ tỉ lệ thiếu enzyme glucose 6 phosphat dehydrogenase và biến thể di truyền của nó trên một số quần thể dân cư tại miền trung tây nguyên (Trang 52 - 54)

4. Bố cục của luận văn

3.1. Một số đặc điểm chung về dân số học của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu theo giới tính

Đặc điểm phân tích Số lượng (n = 648) Tỷ lệ (%) Phân bố mẫu theo giới tính

+ Nam + Nữ 302 346 46,6 50,4

Trên quần thể dân cư nghiên cứu được phân bố theo giớ tính nam, nữ của 648 người cho thấy có 302 người là nam (46,6%) và 346 người là nữ (53,4%).

Bảng 3.2. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi

Đặc điểm phân tích Số lượng (n = 648) Tỷ lệ (%) Phân bố mẫu theo nhóm tuổi

≥ 6 tháng - < 5 tuổi 6 0,9

≥ 5-<15 tuổi 212 32,7

≥ 15 tuổi 430 66,4

Trong số 648 người được điều tra sàng lọc phân theo nhóm tuổi cho thấy nhóm từ 15 tuổi trở lên là 430 người (66,4%), chiếm cao nhất, nhóm tuổi từ (≥ 5-<15) tuổi là 212 ca (32,7%) và nhóm tuổi từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi là 6

người (0,9%). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Châu Khánh Hùng và cộng sự [8] đánh giá thiếu enzyme G6PD tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai trên tổng số 432 người dân được xét nghiệm đồng thời các xét nghiệm lam máu, giấy thấm và tube máu phân tích biến thể enzyme G6PD. Trong đó, hai giới nam và nữ tương đương với 204 nam (47,2%) và 228 nữ (52,8%), phần lớn đối tượng điều tra trong độ tuổi trưởng thành và lao động, từ 15 tuổi trở lên (341 người; 78,9%), nhóm tuổi từ 5 đến dưới 15 tuổi có 61 người (14,1%) và nhóm tuổi nhỏ hơn 5 là 30 trường hợp (0,9%).

Bảng 3.3. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu theo dân tộc

TT Đặc điểm phân tích Số lượng

(n = 648)

Tỷ lệ (%)

1

Phân bố theo dân tộc chung tại 3 điểm

H’Mông 166 25,6 Ê Đê 26 4,0 Gia Rai 198 30,5 Raglai 209 32,3 Kinh 24 3,7 Tày 17 2,6 Nùng 8 1,3 2

Phân bố theo dân tộc bản địa và di cư từ Bắc vào sinh sống

Dân tộc bản địa (Ê Đê, Gia Rai, Raglai, Kinh) 457 70,5

Đặc điểm chung về mẫu điều tra phân theo dân tộc cho thấy có 166 người dân tộc H’Mông (25,6%), dân tộc Raglai 209 ca (32,3%), dân tộc Gia Rai 198 ca (30,5%), Kinh là 24 ca (3,7%), dân tộc Tày 17 ca (2,6%), Nùng 8 ca (1,3%) và dân tộc Ê Đê là 26 người (4%). Trong đó các dân tộc bản địa đã sống tại chỗ từ lâu là Ê Đê, Gia Rai, Raglai và Kinh là chiếm 457 người (70,5%) và các dân tộc bản địa di cư từ ngoài các tỉnh phái Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp gồm dân tộc H’Mông, Tày và Nùng là 191 người (29,5%).

Số liệu này tương đối phù hợp với một nghiên cứu năm 2018 của Châu Khánh Hùng và cộng sự [8] đề cập về phân bố theo từng nhóm dân tộc. Số liệu cho thấy chủ yếu là dân tộc bản địa tại chỗ của hai xã chọn nghiên cứu, đó là dân tộc Gia Rai (Jrai) đang sinh sống tại xã Chư Gu của huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai là 210 người (48,6%) và dân tộc M'Nông tại điểm xã Quảng Trực của huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông là 125 người (28,9%). Ngoài ra, còn có một số nhóm dân tộc khác di cư từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên cùng sinh sống tại đó đã nhiều năm, bao gồm dân tộc Kinh có 58 người (13,4%), dân tộc Tày 16 người (3,7%), dân tộc Nùng là 7 người (1,6%), dân tộc Hoa 3 người (0,7%), dân tộc Khơ Me 3 người (0,7%), dân tộc Mường 3 người (0,7%), dân tộc Thái 5 người (1,2%), dân tộc Dao 2 người (0,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứ tỉ lệ thiếu enzyme glucose 6 phosphat dehydrogenase và biến thể di truyền của nó trên một số quần thể dân cư tại miền trung tây nguyên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)