Khái niệm về stress ôxi hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 27)

e. Cách ợp chất khác

1.7.1.1. Khái niệm về stress ôxi hóa

Ôxi không thể thiếu được với vi sinh vật ái khí. Khoảng vài thập niên trở lại đây, các thành tựu khoa học đã chứng tỏ rằng ôxi vào cơ thể tham gia nhiều quá trình sinh hóa học. Trong các quá trình đó, ôxi tạo ra những tiểu phần trung gian gọi là gốc tự do.

Từ đầu những năm 70, Fridovich I. W. đã nhận thấy rằng khi nhận một điện tử đầu tiên, ôxi tạo ra gốc superoxit O·2-. Đây là gốc tự do quan trọng nhất của tế bào. Từ gốc superoxit O·2- nhiều gốc tự do và các phân tử khác của ôxi có khả năng phản ứng cao được tạo ra như: gốc hydroxyl HOŸ, H2O2, ôxi đơn bội 1O2, gốc lipoxit LOŸ, gốc lipoperoxit LOOŸ, gốc alkoxit ROŸ. Tên chung các gốc là các dạng ôxi hoạt động.

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng sự sản sinh ra nhiều dạng ôxi hoạt động cũng có thể được loại bỏ bằng các chất chống ôxi hóa (antioxidant) tự nhiên trong cơ thể. Tiêu biểu là enzyme superoxide dismutase (SOD), glutathion (GSH), enzyme glutathione peroxydase (GSH-Px), enzyme catalase và phân tử nhỏ như: tocopherol, ascorbat.

Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa các dạng ôxi hoạt động và các dạng chống ôxi hóa. Đó là một trạng thái cơ bản của cân bằng nội môi (homeostasis). Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, làm cho cân bằng này di chuyển theo hướng gia tăng các dạng ôxi hoạt động. Trạng thái sinh lý này được gọi là stress ôxi hóa. Hay nói cách khác, stress ôxi hóa là sự rối loạn cân bằng giữa chất chống ôxi hóa và chất ôxi hóa theo hướng tạo ra nhiều các chất ôxi hóa (Viện dược liệu, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)