Hợp chất FC1: Ficalloside (chất mới)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 102 - 105)

- Bổ sung 1 lít EtOAc Lớp nước –

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ

4.1.3.1. Hợp chất FC1: Ficalloside (chất mới)

Hợp chất FC1 được phân lập dưới dạng chất bột màu trắng. Công thức phân tử của nó được xác định là C24H42O11 bằng kết quả phổ khối lượng phân giải cao FT-ICR-MS (Fourier transform ion cyclotron resonance mass spectrometry) tại m/z

529,26268 [M + Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C24H42O11Na 529,26248). Trên phổ 1H-NMR, sự xuất hiện của ba nhóm methyl bậc 3 tại δH 1,06, 1,09 và 1,66 (tương ứng mỗi tín hiệu 3H, s), một nhóm methyl bậc hai tại δH 1,19 (3H, d, J = 6,5 Hz) và hai proton anome tại δH 4,50 (1H, d, J = 7,5 Hz) và 5,40 (1H, d, J = 1,5 Hz) gợi ý cho sự có mặt của hai đơn vị đường.

Hình 4.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất FC1

Trên phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện 24 tín hiệu cacbon, trong đó 13 tín hiệu được gán cho cấu trúc khung megastigman và 11 tín hiệu còn lại thuộc về hai đơn vị đường. Phần aglycon của FC1 được xác định là megastigman-5-en-3,9-diol (Otsuka et al., 2001) trên cơ sở so sánh số liệu phổ NMR với các số liệu đã được

công bố. Mặt khác, tín hiệu tương tác xa HMBC giữa H-13 (δH 1,66) và C-4 (δC

39,8)/C-5 (δC 125,1)/C-6 (δC 138,6) và giữa H-11 (δH 1,06)/H-12 (δH 1,09) và C-1 (δC 38,7)/C-2 (δC 47,6)/C-6 (δC 138,6) khẳng định vị trí của hai nhóm methyl bậc ba tại C-1 của FC1 và liên kết đôi tại C-5/C-6. Phổ 13C NMR của FC1 xuất hiện các tín hiệu của một đơn vị đường apiofuranose và một đường β-glucopyranose.

Bảng 4.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất FC1 C adC dCb,c dHb,d, dạng pic (J = Hz) HMBC (H ® C) Aglycon 1 38,8 38,70 - 2 47,6 47,58 1,86 br d (12,0)/1,50 m 3 73,7 73,34 4,05 m 4 39,9 39,78 3,45 dd (16,0, 5,0) 2,02 d (16,0) 5 125,1 125,08 - 6 138,6 138,56 - 7 25,6 25,53 2,14 dt (12,5, 5,0)/2,05 d (12,5) 8 40,7 40,67 1,49 m 9 69,2 69,18 3,74 m 10 23,3 23,23 1,19 d (6,5) 8, 9 11 29,0 28,84 1,06 s 1, 2, 6, 12 12 30,3 30,21 1,09 s 1, 2, 6, 11 13 20,1 20,03 1,66 s 4, 5, 6 Glc 1¢¢ 102,6 101,19 4,50 d (7,5) 9 2¢¢ 75,2 78,86 3,35 dd (7,5, 9,0) 3¢¢ 78,1 78,69 3,50 t (9,0) 4¢¢ 71,7 71,77 3,32 t (9,0) 5¢¢ 76,8 77,71 3,27 m 6¢¢ 68,6 62,76 3,86 dd (12,0, 2,5) 3,68 dd (12,0, 5,5) Api (1''®6') (1''®2') 1¢¢¢ 110,9 110,57 5,40 d (1,5) 6¢¢ 2¢¢¢ 78,1 78,00 3,97 d (1,5) 3¢¢¢ 80,6 80,69 - 4¢¢¢ 75,1 75,36 3,74 d (9,5)/4,07 d (9,5) 5¢¢¢ 65,8 66,21 3,62 d (11,0)/3,64 d (11,0)

adC của myrsininonoside E đo trong CD3OD (Otsuka et al., 2001), bđo trong CD3OD, c125 MHz,

d500 MHz.

Tương tác HMBC giữa proton anome của đường glucose H-1′ (δH 4,50) và C-3 (δ 73,3) của aglycon; và proton anome của đường apiose H-1′′ (δ 5,40) và C-

2′ (δC 78,9) của đường glucose; minh chứng cho trình tự liên kết của hai đơn vị đường và vị trí gắn của chuỗi đường tại C-3 của aglycon. Điều này cũng được khẳng định bởi sự phù hợp về số liệu phổ 13C-NMR của các đơn vị đường với các số liệu tương ứng của các hợp chất megastigman glycosit phân lập từ loài Trifolium alexandrinum (Mohamed et al., 1999).

Hình 4.17. Các tương tác HMBC chính của hợp chất FC1

Độ dịch chuyển hóa học của proton H-8 tại δH 1,49 đặc trưng cho cấu hình 9R với sự xuất hiện của nhóm hydroxyl tại C-9 khi so sánh với các số liệu tương ứng của (3R,9S)-megastigman-5-en-3,9-diol 3-O-β-D-glucopyranoside tại δH 1,45 và 1,53 và của (3R,9R)-megastigman-5-en-3,9-diol 3-O-β-D-glucopyranoside tại δH

1,49 (Yamano et al., 2003). Ngoài ra, cấu hình tại C-3 được khẳng định là R bằng cách so sánh số liệu phổ 13C-NMR tại C-2 (δC 47,6), C-3 (δC 73,3) và C-4 (δC 39,8) với các số liệu tương ứng của foliasalacioside E1 (Zhang et al., 2008) [δC 46,3 (C-2), 74,5 (C-3) và C-4 (41,5)] và linarionoside A (Otsuka et al., 2001) [δC 47,5 (C-2), 73,3 (C-3) và 39,8 (C-4)]. Từ các dữ kiện đã nêu, cấu trúc hóa học của FC1 được xác định là (3R,9R)-megastigman-5-en-3,9-diol 3-O-β-D-apiofuranosyl-(1®2)-β-D- glucopyranoside, đây là một hợp chất mới và được đặt tên là ficalloside.

4.1.3.2. Các hp cht khác

Bằng phương pháp xác định cấu trúc tương tự như đã thực hiện nêu trên, kết hợp các số liệu phổ NMR (một chiều, hai chiều) và so sánh với các số liệu đã được công bố các hợp chất còn lại được xác định là: linarionoside A (FC2, Otsuka et al., 2001), corchoionoside C (FC3, Yoshikawa 1997), (7R,8S)-dihydrodehydro- diconiferyl alcohol (FC4, Hanawa et al., 1997), glochidioboside (FC5, Takeda et

al., 1998), syringaresinol-β-D-glucoside (FC6, Shahat et al., 2004), styraxlignolide E (FC7, Min et al., 2004), (1'R,2'R)-guaiacyl glycerol (FC8, Ishikawa et al., 2002), tricin (FC9, Li et al., 2005), glucotricin (FC10, Li et al., 2005), luteolin (FC11, Han et al., 2007) và rhoifolin (FC12, Kaneko et al., 1995).

Hình 4.18. Tổng hợp các chất trao đổi thứ cấp phân lập được từ cây F. callosa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)