- Bổ sung 1 lít EtOAc Lớp nước –
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.2.1. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa
Về cơ bản, quá trình ôxi hóa giải phóng ra các gốc tự do. Chúng gây ra những tổn hại cho tế bào bằng cách chiếm đoạt những điện tử của những phân tử bên cạnh chúng, gây tổn hại các chức năng của tế bào, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây nên rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Cuộc sống hiện đại hiện nay với ô nhiễm môi trường, thuốc lá, stress, những thói quen ăn uống không khoa học… là những nguyên nhân chính gây nên sự hình thành nhiều các gốc tự do.
Gốc tự do là những phân tử hay những mảnh vỡ của phân tử có một điện tích đơn lẻ ở quỹ đạo vòng ngoài. Do sự có mặt của điện tử này, các gốc tự do có một thuộc tính đặc biệt quan trọng là có khả năng oxi hóa rất cao. Nếu vì một lý do nào đó, số lượng các gốc tự do tăng cao bất thường, vượt khỏi tầm khống chế bình thường của hàng rào bảo vệ các chất chống oxi hóa (antioxidant - AO) thì chúng sẽ khởi động những phản ứng dây chuyền oxi hóa các chất nền (substraits) trong cơ thể đáng chú ý là các lipid, thành phần cấu tạo của tất cả các màng tế bào.
Các gốc tự do sau khi gây tổn thương màng tế bào, sẽ dẫn đến nhiều tổn thương khác như biến đổi cấu trúc các protein, ức chế hoạt động các men, biến đổi cấu trúc và thuộc tính các nội tiết tố. Tổn thương do các gốc tự do gây ra là cơ sở sinh bệnh học của những trạng thái bệnh thường gặp ở những người có tuổi như vữa xơ động mạnh, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư….
Gốc tự do nội sinh: Có trong cơ thể do những quá trình chuyển hóa tự nhiên như hô hấp tế bào, diệt khuẩn trông quá trình thực bào, tổn thương các tế bào…
Gốc tự do ngoại sinh: Được hình thành do các yếu tố ngoại lai như ô nhiễm môi trường, uống rượu, hút thuốc lá…
Do có hoạt tính sinh học mạnh nên các gốc tự do có thể thực hiện các phản ứng hóa học, phá hủy hệ thống tế bào dẫn đến khả năng sinh bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, lão hóa...
Trong khuôn khổ luận án, hoạt tính chống ôxi hóa được đánh giá bằng phương pháp ORAC. Kết quả đánh giá các hợp chất phân lập được từ cây Gào - F.
callosa cho thấy: Đối với hoạt tính thu dọn gốc tự do peroxyl, hợp chất (1'R,2'R)- guaiacyl glycerol (FC8) ở nồng độ 2 mM thể hiện hoạt tính mạnh nhất (tương đương 10,57 mM trolox) trong số các hợp chất phân lập được. Bốn hợp chất lignan (FC4-FC7) và bốn flavonoid (FC9-FC12) thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do peroxyl khá tốt trong khi ba hợp chất megastigman glycosit (FC1-FC3) không thể hiện hoạt tính khi so sánh với chất chuẩn dương trolox. Tiếp theo, các hợp chất được tiến hành đánh giá khả năng khử trên cơ sở xác định nồng độ của ion Cu(I). Ở nồng độ 2 mM, các hợp chất (1'R,2'R)-guaiacyl glycerol (FC8) và luteolin (FC11) thể hiện khả năng khử rất mạnh thông qua việc tạo ra nồng độ cao ion Cu(I) tương ứng là 12,14 và 6,68 mM. FC1 FC2 FC3 FC4 FC5 FC6 FC7 FC8 FC9 FC10 FC11 FC12 0 2 4 6 8 10 12 1mM 2mM Compounds O R AC R OO* ( T ro lo x E q u iva le n ts, m M) FC1 FC2 FC3 FC4 FC5 FC6 FC7 FC8 FC9 FC10 FC11 FC12 0 2 4 6 8 10 12 14 1mM 2mM Compounds C op p e r (I ) i on s ( m M)
Hình 4.24. Hoạt tính chống ôxi hóa của các hợp chất phân lập được từ lá cây Gào F. callosa ở nồng độ 1 và 2 mM: (a) hoạt tính thu dọn gốc tự do ROO- (mM trolox tương đương), (b) khả năng khử ion đồng Cu2+ (mM ion Cu+ tạo ra). Số liệu được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn thu được từ 3 lần thực nghiệm.
Kết quả đánh giá hoạt tính thu dọn gốc tự do peroxyl của các hợp chất phân lập từ cây Đa búp đỏ - F. elastica cho thấy: các hợp chất quercitrin (FE3) kaempferin (FE4) và myricitrin (FE5) thể hiện hoạt tính mạnh khi so sánh với chất chuẩn đương trolox. Hai hợp chất FE1 và FE2 thể hiện hoạt tính đáng kể với giá trị 8,2 và 8,8 µM trolox tương đương ở nồng độ 5,0 µM. Ngoài ra, hai hợp chất FE4
và FE5 thể hiện khả năng khử ion đồng Cu (II) có ý nghĩa với tương ứng 19,2 và 21,4 µM Cu (I) được tạo ra ở nồng độ 5,0 µM.