Tình hình nghiên cứu trên thế giới về cách ợp chất thiên nhiên có tác dụng ức chếa-glucosidase

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 41 - 42)

- Các flavonoid: flavonoid là một chất rất phổ biến trong thực vật, có bản chất là polyphenol Khi đưa flavonoid vào cơ thể, chúng sẽ triệt tiêu các gốc tự do sinh ra

b. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về cách ợp chất thiên nhiên có tác dụng ức chếa-glucosidase

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các dược phẩm thiên nhiên có tác dụng ức chế men a-glucosidase kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tiểu đường sẽ làm tăng hiệu quả chữa trị đồng thời giảm đáng kể những tác dụng phụ không mong muốn (Bischoff, 1994). Cây nấm múa Grifola frondosa từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản để chữa trị các bệnh miễn nhiễm, đường huyết, tim mạch. Người ta đã phát hiện ra nó chứa thành phần polysaccharide (MMP) ức chế a-glucosidase và do đó có tác dụng hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 sau khi uống 500 mg MMP 3 lần/ngày kết hợp với thuốc glibenclamide (2,5 mg/ngày) trong 10 ngày cho thấy lượng FBG giảm từ 13,8 mmol/l xuống còn 5,2 mmol/l đồng thời nồng độ HbA1c giảm từ 11,5% xuống 5,2%. Khi rút liều glibenclamide xuống 1.25 mg thì chỉ số FBG luôn nằm trong khoảng 4,4-5,0 mM trong 2 tháng tiếp theo. Con số này hầu như không đổi trong suốt 6 tháng tiếp theo. Sau đó bệnh nhân không sử dụng glibenclamide và tiếp tục uống MMP trong 6 tháng tiếp thì chỉ số FBG và HbA1c vẫn dừng ở mức 5,0 mmol/l và 5,6%. Một điểm đáng ghi nhận nữa là trong thời gian điều trị bệnh nhân sút 7kg nhưng sức khỏe lại tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy MMP tách từ nấm múa có tác dụng hỗ trợ, điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường. Gần đây loại nấm này còn được sử dụng để hỗ trợ và điều trị ung thư rất tốt (Konno

Cây mướp đắng Momordica charantia cũng đã được biết đến là một dược liệu có tác dụng chữa tiểu đường rất công hiệu. Ngoài tác dụng ức chế a- glucosidase và a-amylase, mướp đắng còn có khả năng làm tăng chỉ số nhạy insulin (Matsuur et al., 2002, Fonseka et al., 2007; Sridhar et al., 2008).

Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã tiến hành sàng lọc ra những thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)