KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 117 - 119)

- Bổ sung 1 lít EtOAc Lớp nước –

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Đã lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học của lá các cây Gào Ficus callosa,

cây Đa búp đỏ F. elastica, cây Đa lông F. drupacea và cây Gừa F. microcarpa

thuộc họ Moraceae mọc ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký kết hợp và đã phân lập được 50 hợp chất, trong đó có 7 hợp chất mới đó là: Ficalloside (FC1), 4'-dihydrophaseate sodium (FD1), 1,4-di-O-β-D-glucopyranosyl-2-(1,1- dimethylpropenyl)-benzene (FD3), (1'S,6'R)-8-O-β-D-glucopyranosyl abscisate sodium (FE7), ficuflavoside (FM1), ficumegasoside (FM8) và ficuselastic acid (FE2).

2. Đã lần đầu tiên đánh giá hoạt tính chống ôxi hóa bằng phương pháp ORAC của các hợp chất được phân lập từ lá cây Gào F. callosa, cây Đa búp đỏ F. elastica

và cây Gừa F. microcarpa và phát hiện ra các hợp chất (1'R,2'R)-guaiacyl glycerol (FC8, từ cây Gào - F. callosa); FE3- FE5 (từ cây Đa búp đỏ - F. elastica); FM1-FM6 (từ cây Gừa - F.microcarpa) thể hiện hoạt tính thu dọn gốc tự do perôxyl mạnh. Ngoài ra, các hợp chất (1'R,2'R)-guaiacyl glycerol (FC8) và luteolin (FC11) từ loài F. callosa; FE4FE5 từ loài F. elastica; (+)-catechin (FM2), (-)-epicatechin (FM3), luteolin 6-C-b-D-glucopyranoside (FM6) từ loài

F. microcarpa thể hiện khả năng khử mạnh thông qua việc tạo ra nồng độ cao ion Cu+1 được khử từ ion Cu+2.

3. Đã lần đầu tiên đánh giá hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ lá cây Đa lông - F. drupacea. Kết quả cho thấy: Hợp chất oleanolic acid (FD6) thể hiện hoạt tính mạnh nhất với phần trăm ức chế là 49,9 % ở nồng độ 100 μM, sau đó đến các hợp chất friedelin (FD8) và epilupeol acetate (FD9).

KIẾN NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu hoạt tính chống ôxi hóa của hợp chất (1'R,2'R)-guaiacyl glycerol (FC8) từ cây F. callosa và các hợp chất flavonoid phân lập được từ các cây F. elasticaF. microcarpa theo hướng xác định cơ chế cũng như trên mô hình in vivo để định hướng ứng dụng.

2. Cần mở rộng nghiên cứu một số loài khác thuộc chi Sung (Ficus L.) cũng như nghiên cứu thêm một số hoạt tính khác để có các đánh giá toàn diện hơn về tiềm năng của các loài thuộc chi Sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)