Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 114 - 117)

- Bổ sung 1 lít EtOAc Lớp nước –

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN KẾT QUẢ

4.2.2. Bàn luận kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase

Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tốc độ gia tăng rất nhanh. Bệnh này nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh như các tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác, nguy cơ nhiễm trùng…. Một trong những phương pháp điều trị tiểu đường là làm giảm lượng đường huyết bằng cách ức chế các enzyme đóng vai trò thủy phân carbohydrate như α-glucosidase và α-amylase.

Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase của các hợp chất phân lập từ cây Đa lông - F. drupacea cho thấy: oleanolic acid (FD6) thể hiện hoạt

tính mạnh nhất với phần trăm ức chế là 49,9 % ở nồng độ 100 μM, sau đó đến các hợp chất friedelin (FD8) và epilupeol acetate (FD9) so với chất chuẩn dương acarbose (ức chế 82,5 % ở nồng độ 10 μM). Các hợp chất khác thể hiện hoạt tính yếu hoặc không có hoạt tính.

Glucosidase là các enzym xúc tác phân cắt các liên kết đường trong các chuỗi oligosacarit hoặc liên hợp đường. Nhiều enzym glucosidase xúc tác phân cắt đặc hiệu các liên kết đường phụ thuộc vào số lượng, vị trí hoặc cấu hình của các nhóm OH trong phân tử đường. Trong đó, enzym α-glucosidase xúc tác phân cắt liên kết đường của đơn vị đường glucose tự do đính với vị trí phân cắt thông qua liên kết có cấu hình a tại các cacbon anome. Enzym này tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa trong cơ thể chẳng hạn như:

+ Phân cắt các polysacarit bổ sung vào cơ thể qua đường thức ăn để tạo ra các đơn vị đường đơn tham gia vào các qua trình hấp thụ trao đổi chất và được sử dụng bởi sinh vật.

+ Quá trình dị hóa liên hợp đường ở tiêu thể (lysosomal glycoconjugate catabolism) và các quá trình trao đổi glycoprotein.

+ Sinh tổng hợp các đơn vị oligosacarit trong glycoportein hoặc glycolipit.

FD1 FD2 FD3 FD4 FD5 FD6 FD7 FD8 FD9 FD10 Acarbose 0 20 40 60 80 100 Compounds In hi bi ti o n (%)

Hình 4.27. Mức độ ức chế enzym α-glucosidase của các hợp chất phân lập được từ cây Đa lông F. drupacea ở nồng độ 100 μM

Với nhiều chức năng quan trọng, các enzym glucosidase được xem là đích nghiên cứu các chất ức chế tiềm năng để phát triển các dược phẩm trong điều trị bệnh đái đường, béo phì và tích trữ glycosphingolipit trong tiêu thể (glycosphingolipid lysosomal storage disease) (Melo et al., 2006).

Như vậy, các chất ức chế enzym thủy phân đường ở đường ruột (trong đó có α-glucosidase) có thể tham gia điều tiết sự hấp thụ cacbonhydrat và có thể sử dụng như các liệu pháp điều trị theo đường uống bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (loại II).

Kết quả thu được cho thấy, hợp chất oleanolic acid (FD6) thể hiện khả năng ức chế khá tốt enzym α-glucosidase. Ngoài ra, hợp chất này đã được phát hiện kích thích sự tiết insulin ở các tế bào tuyến tụy (Teodoro et al., 2008). Như vậy, kết quả của đề tài luận án cho thấy cây F. drupacea có thể là một nguồn cung cấp dồi dào hợp chất oleanolic acid (FD6) có tiềm năng ứng dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường loại II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi ficus ở việt nam (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)