Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (1986 2018)
2.2.2. Nghề đan nong tằ mở thôn Đức Long, xã Ân Đức
2.2.2.1. Khái quát về nghề đan đát
Trên mỗi làng quê Viêt Nam nghề đan đát hầu như nơi nào cũng có, là một nghề tự cung tự cấp, cung cấp dụng cụ cho nhà nông hoàn thành một quy trình mùa vụ. Từ đôi rổ đế gánh phân bón lúa, đựng khoai sắn, đến đôi thúng đựng thóc gạo hay nia nẽn để phơi phong… Nhưng để đan đát trở thành một nghề cổ truyền, tập trung vào một thôn làng và phát triển lên thành hàng hóa thì không phải nơi nào cũng có. Nghề đan không khó, chỉ cần tính chịu thương chịu khó, sự tỉ mẫn, nên ở làng, nghề đan được truyền từ người lớn đến trẻ con. Ông truyền cha, cha truyền con, lớp trước nối tiếp lớp sau miệt mài chặt, chẻ, vót, đan làm nên bao thúng mủng, rổ rá, giần sàng… Người nông dân tận dụng thời gian nông nhàn sau mùa vụ, người già không làm được việc nặng thì chuyển sang đan đát giúp con cháu thu nhập thêm để có tiền chi tiêu trong gia đình. Sản phẩm làm ra từ nghề đan vô cùng phong phú, có đủ các chủng loại. Nào thúng mủng, rổ rá, giần sàng, nẽn, nống, trác, oi, lồng đựng vịt gà, gàu sòng, nò đơm tép, ghe thuyền…
Thúng: Thúng thì có thúng dên, thúng lường, thúng nhỏ hơn hai loại trên gọi là mủng. Thúng dên dùng để dên lúa và đựng thóc gạo. Thúng lường đựng cỡ 60-65 lon lúa, tương đương với mười hai kg lúa hiện nay. Ngày xưa khi chưa có cân, người nông dân dùng thúng lường để mua bán trao đổi thóc gạo. Đôi thúng như vậy bán với giá 15.000 đồng, giá hạ là khi đã xong mùa vụ, chỉ còn lại 8 đến 9 nghìn đồng. Kỹ thuật đan thúng người ta gọi là đan lồng thúng.
Nẽn, nống, trẹt: thuộc một bộ. Nống là loại to được đan tròn có đường kính một mét năm, hoặc một mét sáu, thường đan loại tre ruột. Nẽn nhỏ hơn nống, thường đan có đường kính cỡ một mét; Trẹt thì nhỏ hơn nẽn. Dù thuộc cùng bộ với nhau nhưng nống và trẹt có cách đan giống nhau là đan lồng thúng và cùng đan loại tre ruột. Còn nẽn phải đan bằng tre cật và vót tre cũng như cách đan kỹ xảo hơn. Kỹ xảo đan nẽn gọi là đan lồng thia. Các loại nẽn, nống, trẹt chủ yếu để phơi các loại nông sản, dên sảy thóc gạo…
Giần sàng: Là hai loại dụng cụ không thể thiếu được của nhà nông. Muốn có được hạt gạp sạch sẽ từ hạt thóc khi xay ra không thể không có giần sàng. Ngày nay khi cơ khí phát triển có máy xay xát nhiều, giần sàng ít được dùng đến nhưng cũng không thể thay thế. Gàu, sòng: Là hai dụng cụ tát nước cho đồng ruộng rất phổ biến của nhà nông. ...
Với giá cả vừa phải, hợp với túi tiền người tiêu dùng, hàng đan lại là dụng cụ không thể thiếu trong sinh hoạt gia đình, trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, sản phẩm từ đan đát làm ra không hề dôi dư. Người buôn vào tận từng nhà để thu gom hàng. Trước kia, nghề chỉ sản xuất một số sản phẩm nhất định đủ để phục vụ cho gia đình, càng ngày nhu cầu thị trường ngày càng cao, nhằm đáp ứng được thị hiếu của người dân, người dân nơi làng nghề đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm đa dạng hơn, đẹp mắt hơn, nhằm đưa sản phẩm của làng nghề vươn xa hơn nữa trên thị trường, không chỉ phục vụ cho các vùng lân cận, cư dân gắn bó với nghề nông, mà còn cho các huyện, các tỉnh khác.
Ở đây, người dân sản xuất theo cách thủ công truyền thống, không hề sử dụng máy móc, bảo lưu gần như nguyên vẹn các công đoạn mà ông bà xưa để lại như: chọn nguyên liệu, vót tre, làm vành, nứt, đan,…Nghề đan đã có những khuôn mẫu kỹ thuật như đan lồng mốt, đan lồng hai, đan lồng thúng, đan lồng thia. …
Cây tre được đẵn xuống, người thợ tùy theo kích cỡ, khúc đoạn của từng loại cần đan theo yêu cầu mà tra mực rồi cưa tre theo từng khúc. Sau đó, người thợ chẻ tre, vót tre, đan tre và nức vành là những thao tác tiếp theo để hoàn thành một sản phẩm. Cấu tạo của mỗi loại sản phẩm đều có các bộ phận chẻ giống nhau nhưng khác nhau về kích cỡ, bao gồm: Tre gòng, tre đan, tre đát, tiếp đến là vành, hai nẹp trong, ngoài, tiến, lợi. Tre gòng được chẻ to, vừa phải; tre đan nhỏ hơn tre gòng, tre đát chẻ công phu và nhỏ hơn tre đan. Người thợ sau khi thực hiện xong phần đan, đát, uốn vành cũng cần một kỹ xảo nhà nghề nhất định làm sao cho tròn miềng vành, cân đối, nhìn đẹp mắt, người thợ dùng bộ phận nẹp trong, nẹp ngoài, tiến, lợi áp lên vành để che bộ phận tre thừa, đây là những phần phụ để làm tăng độ thẩm mỹ cho hàng đan. Việc cuối cùng là nức vành. Trước đây thợ thường nức vành bằng mây. Nay được thay bằng dây cước, dù không đẹp bằng, nhưng vì mây hiện nay khai thác khó nên đã hạn chế dần.
Ngày nay, những sản phẩm đan lát thủ công gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ trên thị trường do phải cạnh tranh với những sản phẩm đồ dùng bằng nhựa vừa đa dạng lại vừa rẻ tiền. Hơn nữa những người còn biết nghề phần nhiều đã già, nên số người làm nghề đan lát ngày càng ít đi. Cho nên, để nghề đan lát tồn tại mãi, bên cạnh sự cố gắng bám trụ và truyền đạt nghề của những người dân thì phía chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể để khuyến khích người dân duy trì làng nghề, đồng thời tìm thị trường tiêu thụ ổn định, kết hợp quảng cáo sản phẩm, tạo thương hiệu riêng để sản phẩm đan lát đứng vững trên thị trường. Năm tháng đi qua, nhưng những sản phẩm được làm bằng tre vẫn luôn được mọi người yêu thích. Bởi đó là những vật
dụng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt đời thường và hơn thế nữa những chiếc rổ, rá, sàng bằng tre vẫn luôn gợi nhớ cho mỗi người về hình ảnh của một thời xa xưa. Nơi ấy có, người mẹ, người chị vẫn sàng để sàng gạo, người nông dân ra đồng dùng lừ để đơm cá. Chính những sản phẩm mang dáng dấp của làng quê đã tạo nên những động lực để cho những làng nghề đan lát vẫn trường tồn được với thời gian và người dân ngày càng gắn bó hơn với nghề đan lát của quê hương mình, giống như máu thịt vậy.
Nói về nghề đan đát, trên địa bàn huyện còn có nghề đan nón Vĩnh Đức tuy hiện nay cũng không phát triển mạnh nhưng cũng là nghề thủ công truyền thống lâu đời của người dân. Nghề làm nón truyền thống, công việc nhẹ nhàng, có thể làm bất kỳ lúc nào, tuy thu nhập không cao nhưng cũng góp phần cải thiện đời sống hàng ngày. Nghề làm nón là một trong những nghề góp phần trực tiếp vào việc thắt chặt tình làng nghĩa xóm, đa phần người già, người trẻ trong thôn hàng ngày đều chằm nón, họ vừa làm vừa trò chuyện vui đùa. Theo bà Nguyễn Thị Bước, 73 tuổi, là người chuyên đi mua nón của bà con trong xóm làm ra để gửi bán khắp nơi. Mỗi tháng, bà mua được 250-300 cái nón, tiêu thụ ở Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão đến tận các tỉnh Tây Nguyên. Nón mà bà buôn chủ yếu là loại chất lượng trung bình, giá từ 6-10.000 đồng/cái và một ít nón loại tốt, giá 20-25.000 đồng/cái.
Năm 2018, Cả thôn Vĩnh Đức có 600 nóc nhà thì đã có đến hơn 300 hộ làm nghề chằm nón. Người làm nón tốt với những kỹ thuật chằm cầu kỳ, nguyên liệu lựa chọn kỹ càng. Điều đáng chú ý là chiếc nón bông (có hoa văn) giờ chẳng mấy người dùng, nên cũng chẳng còn ai làm nữa. Các nguyên liệu làm nón của người Vĩnh Đức đều có nguồn gốc tự nhiên. Những người trẻ khỏe lên rừng An Lão hái lá nguồn để sẵn, làm trong vài tháng; những người không đi hái được thì mua lại của đồng bào dân tộc. Cây tre, cây đùng đình để làm khung nón, người làng nón cũng tự chặt lấy.
So với những làng nón khác, kỹ thuật làm nón của người Vĩnh Đức có điểm khác. Bà Trần Thị Vui, 50 tuổi, phân tích: “Nón Gò Găng, Phú Gia chằm bằng hai tay; tay trên đưa kim xuống thì tay dưới đưa kim lên. Trong khi đó, người Vĩnh Đức một tay giữ cố định nón, một tay chằm. Có lẽ bởi vậy mà nón bền, chắc hơn, phù hợp với người nông dân “ăn chắc mặc bền”, ngày ngày làm đồng, làm rẫy”. Bà Vui cũng cho biết, hồi trước, mẹ bà sống nhờ nghề làm nón, giờ thì làm nón chỉ là nghề phụ, giải quyết lao động lúc nông nhàn mà thôi… Những người già trong thôn tự hào cho biết, sản phẩm nón lá ở Vĩnh Đức một thời nổi tiếng với tên gọi nón Đồng Dài, chẳng kém nón Huế, nón Gò Găng là bao. Họ chẳng biết nghề làm nón ở quê mình ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng, trải qua bao thế hệ, nghề làm nón vẫn gắn bó mật thiết với đời sống người dân nơi đây. Bao năm qua, người dân Vĩnh Đức vẫn giữ nghề như giữ bản sắc quê hương.
2.2.2.2. Nghề đan nong tằm ở thôn Đức Long, xã Ân Đức
Thôn Đức Long trước đây là một làng vùng ven của xã Ân Đức, đất đai chủ yếu là đồi gò, nền kinh tế nông nghiệp phát triển chậm so với các làng có đất ruộng trù phú bên cạnh. Thời gian nông nhàn của người dân dư thừa, người lao động không có việc làm đã chuyển dần qua làm một vài nghề truyền thống trong đó có nghề đan mây tre. Vào thời điểm này, ngoài nhu cầu dùng nong phơi nông sản (mì, bắp, lúa), nghề trong dâu nuôi tằm ở Hoài Ân phát triển rầm rộ, người dân phải đi tìm mua nong làm dụng cụ đựng nuôi tằm, hoặc phơi nông sản ở các vùng xa ngoài huyện.
Chính vậy mà từ một vài hộ gia đình làm nghề đang mây tre truyền thống (thúng, mủng, giần, sàng... ) phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã chuyển qua đan nong, rồi phát triển dần lớn mạnh lan rộng ra toàn thôn. Không những thế, bên dòng sông Kim Sơn, cùng với các thôn khác như Vĩnh Hòa, Phú Thuận, Gia Đức, Gia Trị của xã Ân Đức đã sở hữu một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với nghề đan nong và với một số lượng lớn đó chính là cây tre. Những bụi tre chi chít chạy dọc theo đôi bờ sông Kim
Sơn trên địa phận các thôn này vô cùng lớn. Trong khi đó, thôn Đức Long là thôn trung tâm của xã Ân Đức cho nên từ đó hình thành nên một làng nghề đan nong ở thôn Đức Long phát triển và duy trì cho đến hôm nay.
Được biết nghề đan nong “cũng lắm công phu”, để có được một cái nong, người đan nong thực hiện theo từng khâu với một quy trình hẳn hòi: Vật liệu tre, mây có sẵn, hoặc đi mua nơi khác mang về phân từng đoạn, nếu với số lượng nhiều chẻ nan không kịp thì chẻ đôi ống tre, ngâm trong nước để giữ tre luôn có độ ẩm rồi dùng dần. Nan chẻ đem hong nắng vừa đủ để có độ mềm, dai. Nếu lỡ để nắng lâu thì nan phải ngậm nước phơi lại rồi mới đan. Phần lòng mắc, phần ngọn của tre thì ra thanh, hơ lửa, uốn công hình tròn để làm vành nong. Công đoạn này thường là lao động nam thực hiện. Việc đan mặt nong có phần nhẹ hơn. Đây là công đoạn nhiều người làm được, thường lao động nữ, trẻ em và người già thực hiện. Song để mặt nong phẳng, các nan ăn khít vào nhau, người đan dùng một thanh tre và một cái dùi gỗ để “dộng” nhưng phải nhẹ nhàng, tránh để nan dập, gãy. Còn bắt nan ngang dọc theo một trình tự “ dằn ba, bắt hai, dằn ba, bắt tư” đúng cách. Nếu không sẽ bị lỗi, các nan không bao giờ khít vào nhau, mặt nong sẽ có lỗ hỏng. Việc hoàn thành một sản phẩm khó nhất là bắt, lận, nứt vành nong. Một sản phẩm nhìn thấy tròn đều, mặt nong phẳng phiêu, 2 vành (ngoại và nội) của nong ép sát vào nhau bằng những nút thắt của sợi mây trong đẹp và chắt chắn đều có yếu tố quyết định từ khâu này. Trước đây một cái nong hoàn thành có đường kính rộng 1,7 mét. Sau này người đan nong cải tiến mẫu mã kích thước đường kính chỉ còn 1,4 mét nhằm để thuận tiện chuyển chở và giảm bớt phần nguyên liệu để hoàn thiện một chiếc nong.
Tìm hiểu qua các cụ cao niên trong làng thì làng đan nong thôn Đức Long hình thành đến nay không ai biết rõ, nhưng còn không ít gia đình đã bốn năm đời gắn bó với nghề làm nong như ông Sáu Trá, ông Nguyễn Tại, ông Trần Kiều, ông Huỳnh Cung, ông Trương Bôi...Dẫu là một nghề hẳn hoi song nhiều người làm nong ở Đức Long vẫn cho đó là nghề làm xắp - tức là làm
nghề phụ, nghề tay trái. Điều này khác hoàn toàn so với thôn Trung Chánh, xã Cát Minh, nơi nổi tiếng nghề đan. Hiện nay ở Trung Chánh có khoảng 610 hộ nhưng có trên 80% số hộ làm nghề đan lát.
Chị Nguyễn Thị Học, chủ hộ của một gia đình làm nghề đan, cho biết: "Nếu làm được 10 cái thúng thì bán được 45.000đ, trừ 10.000đ tiền nan, 10.000đ tiền mây, còn lãi được 25.000đ. Người nào làm giỏi 1 ngày được 1,5 cái. Trừ mọi chi phí, tính ra ngày công còn 2.500 đồng [33]. Nhưng nhờ công phụ lấy số đông của người già, trẻ em nên tiền công cũng đủ trang trải chi tiêu lặt vặt. Quanh làng, ở đây nhà nhà đan, người người đan, làm bất cứ thời gian rảnh rỗi nào có thể, từ sáng sớm đến nửa đêm. Nhất là những ngày giáp chợ phiên, bắt đầu từ ngày mùng năm âm lịch, cứ 5 ngày có 1 phiên chợ chuyên bán hàng đan lát, những ngày này tấp nập kẻ mua người bán.
“Cùng nghề đan thúng, túng nghề đan nong”, nhưng thực ra đối với những gia đình ít vườn, ít ruộng, nghề làm nong trước đây giúp họ sống được, xây nhà, dựng vợ gã chồng, nuôi con thành đạt. Anh Võ Văn Cường, 48 tuổi, con của một gia đình có truyền thống trong nghề đan nong cho biết : “Gia đình tôi làm nghề đan nong này đến nay là bốn đời. Trước đây, người làm nghề này tuy không thể làm giàu nhưng thu nhập ổn định, có công ăn việc làm thường xuyên. Tuy hiện nay không thể làm nghề đan nong để sống nhưng gia đình tôi vẫn duy trì nghề, vì một lẽ là thương cái nghề của cha ông và vì không có việc gì mới tốt hơn để làm trong thời gian nông nhàn” [14].
Nong làm ra, người đan nong tự đem đi bán. Trước đây, người đi bán nong thật vất vả, phải gánh bộ đem đến các làng quanh vùng, thậm chí đến các vùng xa hàng chục cây số cho người có nhu cầu. Sau này có chiếc xe đạp, người đi bán đỡ vất vả hơn, mỗi chuyến đi bán dùng xe chở được số lượng nhiều hơn . Mỗi xe nong thường từ 12 đến 16 cái. Địa bàn người chở nong tới bán được mở rộng ra ngoài Huyện, tới các huyện trong Tỉnh như An Lão, Hoài Nhơn, Phù Mỹ và các huyện lân cận phía nam Tỉnh Quãng Ngãi... Đặt biệt, có giai đoạn những nhà buôn tới làng đặt hàng, thu gom hàng ngàn
chiếc nong để chở đến bán các nơi trong Nam bộ, hay lên Tây nguyên. Vì lúc đó người nông dân sản xuất lúa, người sản xuất bột mì, bột bắp, người nuôi tằm và kể cả người làm cà phê cũng cần đến chiếc nong để làm dụng cụ phơi sản phẩm. Đó là thời ăn nên làm ra của nghề nong Đức Long - Ân Đức. Thời điểm của những năm về trước, nhất là trong giai đoạn 1986 đến năm 2000 thì nghề đan nong ở đây vô cùng phát triển, mỗi hộ trong vòng ba tháng có thể sản xuất đến 150 cái nong, đến nỗi phải giành công làm về nhà mình để đủ số lượng giao cho khách, thu nhập vô cùng ổn định cho người sản xuất.