Những thách thức với việc phát triển nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 84 - 87)

NĂM 1986 ĐẾN NĂM

3.3.1. Những thách thức với việc phát triển nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân

không lớn lắm nhưng quãng thời gian ấy cũng đã chứng minh cho những giá trị văn hóa mà nó mang lại. Hơn nữa, một sản phẩm của nghề thủ công truyền thống cha ông để lại như đan nong ở Đức Long những thanh tre mảnh bền chặt lại với nhau như chính lịch sử hình thành và phát triển của nghề thì khó biết được định hình từ khi nào. Rõ ràng tính cố kết cộng đồng, sự ràng buộc giữa người thợ này với người thợ kia tạo nên một lối sống cộng đồng bền chặt, có trách nhiệm chung trong công việc. Tinh thần đoàn kết càng được củng cố, qua đó tình làng nghĩa xóm thêm mặn nồng, đằm thắm. Đây là giá trị văn hóa đáng trân trọng, cần được gìn giữ và phát huy.

3.3. Thực trạng và triển vọng phát triển của nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong tƣơng lai huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong tƣơng lai

3.3.1. Những thách thức với việc phát triển nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân thống huyện Hoài Ân

Muốn đưa ra một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của nghề thủ công truyền thống thì việc làm cần thiết đầu tiên là chúng ta phải có cái nhìn và nhận thức đúng đắn về ngành nghề đó. Trong lịch sử lâu dài, hiện tại cũng như trong tương lai, các nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay.

Ngoài những yếu tố kinh tế cần được nghiên cứu để quy hoạch phát triển, nghề truyền thống còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp phát triển văn hóa của từng địa phương và cả tỉnh. Ngoài những tiêu chuẩn quy định để công nhận làng nghề, cũng cần chú ý đến hình thức tổ chức quy ước nhằm tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công của các nghề thủ công truyền thống. Để đạt được mục tiêu quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh (đến năm 2010 đầu tư đạt chuẩn 19 làng nghề và khôi phục củng cố 19 làng nghề, đến năm 2015 là có 38 làng nghề đạt

chuẩn, mỗi năm tạo thêm việc làm cho 2.000 lao động. Để hướng tới mục tiêu đến năm 2015 thu nhập bình quân từ 11 đến 12 triệu đồng/lao động/năm, tiến đến xuất khẩu hàng hóa như rượu Bàu Đá, hàng thủ công mỹ nghệ), cần phải có nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp xác định giá trị văn hóa, giá trị truyền thống của sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay. Từ đó tạo thế mạnh của sản phẩm truyền thống trên thị trường.

Nghề thủ công truyền thống cũng là một cánh cửa tạo cơ hội việc làm, trong đó có trẻ em nghèo. Ngoài con em của làng nghề, cần có giải pháp đào tạo nghề cho thế hệ trẻ. Để đảm bảo mỗi năm tỉnh ta có thêm 2.000 lao động từ các làng nghề, do đó giải pháp đào tạo nghề là hết sức quan trọng. Giúp cho trẻ em nhận thức được các giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ cũng như vai trò của làng nghề thủ công chính là một phần kích thích niềm đam mê với nghề cho lớp thợ trẻ, để họ toàn tâm toàn ý gắn bó thực sự với nghề, tạo được nhiều thế hệ thợ thủ công tiếp nối.

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, người thợ thủ công trong tương lai không chỉ giỏi về kỹ thuật, biết gìn giữ mảng màu bản sắc mà còn cần phải có kiến thức tổng hợp về thiết kế, quản lý kinh doanh, tiếp thị tìm kiếm thị trường… để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm của nghề truyền thống huyện Hoài Ân.

Trên cơ sở định hướng chung đó, nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân được xem như là vốn quý của huyện nhà. Ở Hoài Ân, nghề thủ công truyền thống có những thế mạnh để phát triển: nhân công, kinh nghiệm, điều kiện tự nhiên, giao thông. Ngoài những lúc bận rộn cho ngày mùa thì số lao động nông nhàn có thể huy động vào ngành nghề này rất lớn. Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ cơ bản và quan trọng đạt được trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2018, nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân vẫn còn mắc phải một số tồn tại và hạn chế cơ bản đó là:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh còn phân tán, chủ yếu theo hộ gia đình, thiếu tính cộng đồng, hợp tác, liên kết giữa các cơ sở sản xuất giữa địa phương với các doanh nghiệp còn yếu. Hầu hết các cơ sở đều nằm rải rác trong các khu dân cư theo hình thức tổ chức sản xuất hộ cá thể, quy mô nhỏ, khép kín. Sự thiếu liên kết về tổ chức, thiếu vốn (vốn quá nhỏ so với yêu cầu), thiếu công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển, chưa hình thành các mô hình sản xuất phát triển bền vững. Sản xuất chủ yếu là thủ công, nhiều máy móc, thiết bị lạc hậu, chắp vá; nhiều cơ sở chưa đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm hỗ trợ có đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém, đường giao thông phục vụ cho quá trình sản xuất ở các cơ sở sản xuất nghề còn chật hẹp, chủ yếu là phục vụ dân sinh, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm còn khó khăn.

- Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý của các chủ hộ còn hạn chế, phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ pháp luật và chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Lao động trong các ngành nghề thủ công truyền thống nhìn chung có trình độ văn hóa thấp, phần lớn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chưa cao, truyền nghề thông qua kèm cặp trong sản xuất, ít được học qua các trường lớp dạy nghề tập trung. Một số có tay nghề cao, nhưng trình độ thẩm mỹ còn hạn chế, phần lớn làm theo các khuôn mẫu có sẵn, ít có khả năng sáng tạo những sản phảm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đa dạng của xã hội. Từ đó chưa có sự đồng bộ trong sản xuất, chất lượng sản phẩm không đồng nhất giữa các hộ với nhau cho nên giá trị sản phẩm làm ra chưa đồng đều trong chất lượng, ảnh hưởng đến thương hiệu và dễ bị thương lái ép giá.

- Thu nhập của lao động trong một số nghề thủ công truyền thống con thấp, không ổn định khiến một số lao động trẻ, lao động có nghề bỏ đi tìm việc ở các thành phố lớn. Năng lực sản xuất của các cơ sở chưa cao, đặc biệt

năng lực về vốn và nguồn nhân lực. Các chính sách khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống tuy đã được ban hành nhưng mức hỗ trợ đầu tư hạ tầng (giao thông và các công trình khác) ở mức thấp. Hơn nữa nguồn lao động ngày càng ít đi do lợi nhuận và thu nhập thấp nên nhiều người phải chuyển nghề, trong lúc đó nguồn lao động mới theo học nghề rất ít, lớp nghệ nhân thợ giỏi ngày càng hiếm do tuổi già hay bỏ nghề để chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khác.

- Khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế. Các cơ sở tiến hành sản xuất nghề thủ công truyền thống không đủ năng lực để tiến hành công tác quảng bá, khai thác thông tin hiện đại trong lúc đó hệ thống hỗ trợ của Nhà nước để cơ sở có thể tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước (cung cấp các thông tin về yêu cầu, chủng loại, mẫu mã và thị hiếu người tiêu dùng) vẫn còn quá hạn chế. Do vậy cho đến nay vẫn còn một số khó khăn rất lớn đối với nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân, đó là không có đầu ra nhiều và không ổn định, làm hạn chế đáng kể sự phát triển của ngành nghề thủ công ở địa phương. Chính sách trợ giúp ngành nghề thủ công phát triển vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong thực tế sản xuất của các nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 84 - 87)