Nghề sản xuất trà ở Gò Lo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 54 - 55)

Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG CỦA NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (1986 2018)

2.2.4. Nghề sản xuất trà ở Gò Lo

2.2.4.1. Khái quát về nghề chế biến nông sản

Chế biến nông sản phát triển thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất lớn phục vụ xuất khẩu. Qua đó, góp phần đưa nền nông nghiệp huyện nhà giao lưu mở rộng thị trường buôn bán các sản phẩm từ nông nghiệp, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Ở Hoài Ân một số nghề chế biến nông sản nhưng phát triển không đều: Nghề chế biến, bảo quản lúa gạo; Chế biến hạt điều….

Lĩnh vực bảo quản, chế biến gạo bước đầu đã hình thành và ổn định, góp phần đưa gạo trở thành mặt hàng buôn bán chủ lực, đảm bảo nguồn lương thực cho huyện nhà. Sở dĩ có được điều này, đó là nhờ vào sự quan tâm đúng hướng của các cấp các ngành đối với cây hàng năm chủ đạo của huyện, đó là cây lúa. Diện tích sản xuất lúa từ 11.313 ha năm 2010 xuống còn 8.507 ha năm 2014, đồng thời tập trung chỉ đạo cơ cấu giống, lịch thời vụ, tăng diện tích sản xuất lúa lai kết hợp thâm canh, đã nâng cao năng suất từ 51,9 ta/ha năm 2010 lên 68 ta/ha năm 2015. Mô hình cánh đồng mẫu lớn kết hợp với sản xuất lúa lai được xây dựng trên 10 xã, với diện tích 1.503 ha và trên 4.500 hộ nông dân. Năng suất trên cánh đồng mẫu lớn tăng so với sản xuất đại trà trung bình 7,8 tạ/ha [59, Tr. 23].

Mặc dù chính quyền địa phương tại đây có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng suất cây lúa nhưng do xuất phát từ tình trạng lấn đất sản xuất để sử dụng theo mục đích khác nên diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp lại. Đồng thời, do tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún cho nên sản lượng lúa không dồi dào và cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc chế biến gạo theo kiểu quy mô lớn không có nên hình thức chủ yếu của lĩnh vực này chủ yếu theo kiểu tư nhân, xưởng sản xuất quy mô gia đình.

Mỗi thôn như vậy sẽ có một đến 2 cơ sở máy gạo, hoạt động hết công suất trong một ngày cho ra từ 10 đến 15 tấn gạo, tuy nhiên không phải ngày

nào cũng đạt được kết quả này, vì các cơ sở này chủ yếu phục vụ việc sản xuất gạo phục vụ cho nhu cầu mang lúa đến để máy lấy gạo dùng cho sinh hoạt hàng ngày của người dân tại địa phương, cao hơn nữa là để buôn bán ra thị trường. Hoạt động của các cơ sở mạnh mẽ nhất là trong khoảng thời gian sau các vụ lúa tại địa phương với 2 vụ: Đông – Xuân và Hè – Thu. Hoài Ân là một trong những địa phương có diện tích cây điều khá lớn ở Bình Định. Những năm qua, cây điều đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ trồng điều ở đây.

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây điều giai đoạn năm 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 54 - 55)