Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 74 - 78)

NĂM 1986 ĐẾN NĂM

3.2.1. Về kinh tế

Cư dân Việt Nam ta từ bao đời sinh sống bằng nghề nông với phương châm “dĩ nông vi bản”. Tuy nhiên với đức tính cần cù, năng động và sáng tạo

họ đã mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Ngoài ra, do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp cho nên nghề thủ công truyền thống cũng đóng góp một phần to lớn trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.

Thứ nhất, nghề thủ công truyền thống mang lại một nguồn thu nhập cho người làm nghề. Nghề dệt thổ cẩm của người Bana, nhiều chị làm được sản phẩm không những phục vụ cho nhu cầu gia đình, bà con trong làng mà còn đem bán, trao đổi với các vùng khác. Để dệt hoàn thành 1 bộ váy áo bằng sợi chỉ truyền thống mất 10 đến 15 ngày (không kể công tìm sợi nhuộm màu), bán ra với giá từ 450.000đ đến 500.000đ; như vậy thu nhập mỗi người mỗi ngày cũng được 10.000đ -30.000đ, đối với bà con đồng bào là rất đáng kể.

(Ghi theo lời kể của các chị Đinh Thị Sơn, Đinh Thị Kép, Đinh Mí Vườn ở Bok Tới; chị Đinh Thị Nhét, Đinh Mí Đường ở Đak Mang…)

Nghề đan nong ở Đức Long, một ngày bình quân làm ra khoảng 12 đến 13 cái nong để đem đi bán, sản xuất bao nhiêu phụ thuộc vào việc người ta đặt mua bao nhiêu cái. Do đó, mặc dù là một nghề phụ bên cạnh lúc nông nhàn nhưng nghề đan nong ở đây đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người dân nơi đây, nó không chỉ là những nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà đã trở thành một mặc hàng vô cùng thiết yếu cũng như mang trong đó một nét văn hóa riêng của con người nơi đây. Xem đó là nghề phụ “lấy công làm lời” nhằm giải quyết ngày công trong buổi nông nhàn. Theo nhẩm tính của nhiều người còn làm nghề đan nong cho biết: Một cái nong thành phẩm bán được từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng, trừ vật liệu còn lại 20.000 đồng đến 25.000 đồng. Mỗi ngày người thạo nghề làm hoàn thành 1 cái. Tính ra thời giá hiện thời thì cũng gần đủ ngày công, điều đó đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, góp phần to lớn cho sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Một trong những sản phẩm từ nhóm nghề chế biến nông sản ở Hoài Ân có giá trị kinh tế vô cùng lớn đang dần vươn lên trở thành những sản phẩm nông nghiệp nổi bật của huyện là chè Gò Loi, gắn liền với nghề chế biến chè. Nếu như mỗi hộ sản xuất trang bị một máy sao chè, công suất 1,5 kg trà khô/mẻ và máy hút chân không phục vụ việc đóng gói và bảo quản trà thì 1 ha chè mỗi tháng người dân thu được 60 kg trà thương phẩm, giá mỗi kg chè dao động từ 300- 500 ngàn đồng, tùy theo loại. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng người làm nghề thu khoảng 10 triệu đồng. Hiện nay giá trà Gò Loi rất cao (khoảng 300 - 500 ngàn đồng/kg) nhưng không có để bán. Việc khôi phục lại chè Gò Loi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo được nhiều việc làm cho người dân nơi đây.

Những năm gần đây với sự trổi dậy mạnh mẽ của nghề trồng dâu nuôi tằm thì thu nhập của người làm nghề vô cùng ổn định. Bình quân mỗi hộ nuôi một hộp thu được khoảng 40 – 50kg kén, nuôi tốt thì có thể đạt lên tới 60kg, như thế vào năm 2018 thì bình quân mỗi hộ sau mỗi đợt nuôi tằm trong vòng 21 ngày thu được 8.000.000 – 10.000.000 đồng. Chưa kể việc trồng xen canh các loại cây khác với cây dâu như bắp hay đậu phộng cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Đồng thời, nghề trồng dâu nuôi tằm còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân nơi đây, nếu như tính theo thời điểm hiện tại, công hái lá dâu khoảng 135.000/ngày còn công nuôi khoảng 4.000.000/tháng.

Thứ hai, nghề thủ công truyền thống còn gắn bó và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Xuất phát điểm của nghề thủ công truyền thống đó chính là gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp. Trước đây, khi máy móc chưa thực sự xuất hiện mạnh mẽ trong quá trình sản xuất thì sản phẩm của nghề thủ công lại là một nhân tố hỗ trợ vô cùng lớn cho nhà nông. Trong nhóm nghề đan đát, đó chính là chiếc nong, một trong những nông cụ thiết yếu trong việc phơi lúa hay nuôi tằm lúc này. Không chỉ tham gia vào trong quá trình sản xuất mà sản phẩm của nghề thủ công truyền thống còn đảm bảo

cho việc tạo nguồn ra của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, tiêu biểu nhất đó là sản phẩm chè Gò Loi từ cây chè được trồng trên xã Ân Tường Tây, gạo từ lúa hay vỏ điều, nhân điều từ cây điều. Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và thường xuyên. Bình ổn lương thực, tạo công ăn việc làm cho người dân khi tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, nghề thủ công truyền thống còn góp phần không nhỏ trong việc phá thế thuần nông, thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ thủ công, độc canh, mang tính tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Đơn cử như ta có thể thấy được sự phát triển của nghề đan nong ở Đức Long, từ việc sản xuất nong để phục vụ việc phơi lúa cho từng hộ gia đình cho đến khi nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển mạnh mẽ thì nong là một mặc hàng buôn bán không chỉ trong huyện mà còn sang các huyện khác, thậm chí tỉnh khác.

Trong quá trình chế biến chè của người trồng chè tại Ân Tường Tây, trước đây, chủ yếu việc chế biến bằng phương pháp thủ công là chính cho nên vị chè không đạt như mong muốn và chất lượng không đồng nhất giữa các hộ với nhau, ảnh hưởng đến thương hiệu chè. Tuy nhiên, gần đây, các hộ sản xuất chè được sự ủng hộ của chương trình khuyến nông nên đã trang bị máy sao chè, công suất 1,5 kg trà khô/mẻ và máy hút khí phục vụ việc đóng gói và bảo quản trà. Đến nay, chính cây chè Gò Loi đã giúp gia đình những hộ trồng chè không chỉ ổn định cuộc sống mà còn có thu nhập khá. Một ha chè mỗi tháng người sản xuất thu 60 kg trà thương phẩm, giá mỗi kg chè dao động từ 300- 500 ngàn đồng, tùy theo loại. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng tôi thu khoảng 10 triệu đồng.

Đối với nghề trồng dâu nuôi tằm cũng như vậy, sự cải tiến trong khâu chăm sóc cũng như thu hoạch đã góp phần trong việc tăng năng suất rõ rệt. Hoài Ân là một huyện trung du có xuất phát điểm nền kinh tế thấp nên việc phát triển nghề thủ công truyền thống là phù hợp với tập quán sinh hoạt, phân bố của dân cư. Hơn nữa nghề thủ công truyền thống có thể phát huy được

tiềm năng lao động chất xám, kinmh nghiệm của cư dân bao đời, nghề thủ công vì cần ít vốn, không yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 74 - 78)