NĂM 1986 ĐẾN NĂM
3.1.2. Nghề thủ công truyền thống gắn với kinh tế nông nghiệp, vẫn còn mang tính chất tự cung tự cấp
còn mang tính chất tự cung tự cấp
Hầu hết các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đều bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn. Dựa trên nền tảng nông nghiệp, nông thôn một số nghề tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành và phát triển [17, Tr.125]. Đa phần sản phẩm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Hoài Ân phục vụ đời sống cho nông dân như: sản xuất lương thực, thực phẩm; trang phục (trang phục truyền thống của người Bana). Bên cạnh đó, nghề thủ công truyền thống không chỉ sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nông dân mà còn dựa vào nông nghiệp để phát triển mở rộng sản xuất các tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản. Chẳng hạn, nghề đan đát làm ra công cụ (nong, giỏ mạ, gùi), tiêu biểu nhất vẫn là mối quan hệ khăng khít giữa nghề trồng dâu nuôi tằm với nghề đan nong ở Đức Long. Một trong
những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề đan nong tằm ở Đức Long, đó chính là nghề nuôi tằm, trong những năm 1986 đến năm 2000, thì nghề trồng dâu nuôi tằm là một trong những nghề nổi bật của huyện nhà.
Với nghề đan nong, khi mà máy móc chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, đường sá chưa bê tông hóa và nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển thì nghề đan nong ở Đức Long theo đó cũng phát triển theo, mỗi ngày mỗi hộ sản xuất ước chừng khoảng 12 đến 13 cái nong. Không chỉ phục vụ cho việc phơi lúa hay để nuôi tằm của huyện nhà mà chiếc nong còn được buôn bán sang các huyện khác một cách tấp nập.
Khi nghề trồng dâu nuôi tằm không còn phổ biến, trong quá trình sản xuất lúa gạo nong dường như không cần thiết nữa, vì thế người dân thôn Đức Long mặc dù đã chuyển sang cả đan rọ để bắt heo hoặc giỏ mạ nhưng cũng không còn bao nhiêu hộ tiến hành hoạt động này nữa. Phần lớn người trong độ tuổi lao động đi nơi khác làm việc, phần nữa thì tiến hành hoạt động chăn nuôi nên chỉ còn vài hộ trong thôn Đức Long còn gắn bó với nghề. thường xuyên bị nhiều loại dịch bệnh gây hại chất lượng kén. Thu nhập hàng lứa của người nuôi tằm không ổn định, phần thì giá kén, liên tục biến động, phần thì bị dịch bệnh hoành hành khiến cho nghề trồng dâu, nuôi tằm của gia đình Tôi nói riêng, cũng như nhiều bà con khác ở địa phương không còn mặn mà như trước, cuối cùng rồi cũng đành phải bỏ.
Mặc dù người dân xã An Hảo Đông (huyện Hoài Ân) mới tiếp cận nghề trồng dâu nuôi tằm khoảng hơn 15 năm trở lại đây. Thế nhưng từng phải nếm trải nhiều phen gian truân với nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm như ở Ân Thạnh, Bồng Sơn trước đó. Nhất là thời điểm từ 2008-2010, người nuôi tằm ở Ân Hảo Đông đắng lòng bởi trước hàng chục hécta dâu đang phát triển xanh tốt, bổng dưng gục ngã trước căn bệnh nấm trắng, cháy lá mà không phương cứu chữa, đành phải chặt bỏ, đốt, tiêu hủy mầm bệnh hao tổn không biết bao nhiêu tiền của, công sức của người dân.
Chị Nguyễn Thị Thiếp ở thôn Phước Bình nhớ lại: “Đầu vụ xuân năm 2009, gia đình tôi nuôi một hộp trứng, tằm đã ở tuổi 4, cả thảy 24 nong trên hai khung đuổi. Bình quân mỗi nong tằm lứa tuổi này khoảng 7 đến 8 ký, đang thời kỳ ăn mạnh nên tằm con phát triển sởn sơ chỉ còn hơn một nước ăn nữa là tằm lên bủa nhã tơ, hứa hẹn cho một vụ bội thu lớn đầu mùa. Rồi “đùng” một cái, dâu nhiễm bệnh hàng loạt, bà con chạy đôn, chạy đáo mua lá dâu, tìm thuốc đặc trị cứu tằm mà tằm vẫn lăn như ngã rạ. Không thể cứu vãn, người dân đành ngậm ngùi gánh cả trăm ký tằm vào núi tiêu hủy để tránh dịch bệnh ảnh hưởng sau này.
Cây điều là một trong những cây mang lại kinh tế cao, ổn định đời sống người dân đo đó hầu như nhà nào có rẫy, có vườn ở Hoài Ân và đều trồng loại cây này, vào thời kỳ thu hoạch thì giá có thể từ 16.000 đến 30.000/kg hạt điều khô, tuy nhiên do tập quán canh tác theo hướng tự phát, ít đầu tư kỹ thuật, phân bón nên cây điều phát triển què quặt, năng suất kém, sâu bệnh phá hoại, thêm vào đó là việc trồng điều một cách ồ ạt khiến cho giá điều giảm mạnh, ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống nhân dân. Với sự xuất hiện cây keo lai cho năng suất cao hơn và giá trị kinh tế tốt hơn nên nhân dân huyện Hoài Ân đã tiến hành chặt phá cây điều, chính nguyên nhân này làm cho nhiều cơ sở sản xuất chế biến hạt điều không có nguồn nguyên liệu tại chỗ để phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên từ sau 2000 đến trước 2010, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tập trung chủ yếu đó là dịch bệnh ở cây dâu và tằm diễn ra thất thường, giá cả trên thị trường thấp nên người dân đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên rất ít số hộ còn gắn bó với nghề.
Nghề dệt thổ cẩm của người Bana nhằm phục vụ việc ăn mặc của người Bana nhưng khi những trang phục bắt mắt của người Kinh xuất hiện cùng với đó là sự đa dạng mẫu mã, cũng như sự thuận tiện cho nên nghề dệt thổ cẩm bắt đầu sa sút. Trong làng dần dần có ít người theo đuổi cái nghề do các bà, các mẹ truyền lại vì nó không có giá trị kinh tế cao, nghề dệt thổ cẩm tồn tại
không mấy ổn định trong đời sống kinh tế của người Bana ở huyện Hoài Ân mà dường như chỉ tồn tại trong đời sống văn hóa của người đồng bào nơi đây.
Nguồn nguyên liệu của nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân đa phần là tại chỗ như: chè, điều, lúa, tre, mây,…Nguồn nguyên liệu tự nhiên không phải là vô tận, lại không được quy hoạch một cách tổng thể để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành nghề thủ công. Chính vì vậy khi gặp những bất trắc do thiên tại, dịch bệnh sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển sản xuất các nghành nghề thủ công. Ngoài ra, lực lượng lao động nghề thủ công truyền thống của huyện đa phần là nông dân: xuất thân từ nông dân hoặc nông dân tham gia lúc nông nhàn hoặc sau giờ lên nương lên rẫy. Đây là một lực lượng lao động khá thích hợp với sản xuất thủ công truyền thống, nhưng cũng là lực lượng lao động có nhiều hạn chế về khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, thiếu chất lượng tay nghề, và không ổn định.