Nghề thủ công truyền thống phân tán, quy mô nhỏ lẻ, phát triển không ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 67 - 69)

NĂM 1986 ĐẾN NĂM

3.1.1. Nghề thủ công truyền thống phân tán, quy mô nhỏ lẻ, phát triển không ổn định

triển không ổn định

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2018, nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện có sự phục hồi phát triển đáng kể. Có nghiều nghề trở lại diện mạo như một thời vang bóng: Nghề sản xuất chè Gò Loi; Nghề đan nong Đức Long; nghề dệt thổ cẩm của người Bana Bok Tới, Đak Mang….Nhưng nghề thủ công của huyện phân bố rất phân tán không chỉ trên địa bàn huyện mà ngay cả trong từng xã, thôn. Số cơ sở, hộ sản xuất nghề thủ công tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, thậm chí nơi vùng sâu, vùng xa. Nghề thủ công truyền thống trên đia bàn huyện chủ yếu là hộ sản xuất cá thể, hình thức sản xuất tập trung trong các tổ hợp hầu như không đáng kể. Trước năm 1988 có Nông trường chè Gò Loi, nhưng sau đó Nông trường này đã bị giải thể. Những người tâm huyết trăn trở với nghề đã cố gắng phục hồi lại nghề, nhưng phải đến 2006, 28 hộ làm nghề mới hợp sức vực dậy danh trà và 2016 chè Gò loi mới được công nhân thương hiệu.

Nghề dệt thổ cẩm của người Bana chỉ tập trung ở Bok Tới, Đak Mang, với 38/380 hộ tham gia, chỉ chiếm 105 số hộ trên đia bàn. Do phân bố trên địa bàn vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa nên cơ sở hạ tầng kém, trình độ dân trí thấp, trình độ tay nghề và công nghệ cổ truyền, khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại vào trong từng sản phẩm thủ công rất hạn chế. Ở đây sản phẩm chủ yếu tự cung tự cấp, nhưng đời sống nhân dân rất thấp, sức mua yếu, sản phẩm vì thế ít được cải tiến đơn điệu.

Theo thống kê năm 2010 toàn huyện có 1 làng nghề, chiếm 2% so với tổng số làng nghề toàn tỉnh, với 38/380 hộ làm nghề (đạt tỷ lệ 10%), giải quyết 80 lao động (đạt tỷ lệ 10,5%). Trong khi tỉnh Bình Định có 50 làng

nghề truyền thống với 7.285 hộ tham gia sản xuất, chiếm 29,1% so với số hộ trong làng nghề, giải quyết trên 16.000 lao động. An Nhơn là huyện có số lượng làng nghề chiếm tỷ lệ cao nhất với 21 làng nghề, chiếm 42% so với tổng số làng nghề trong tỉnh. Huyện Phù Mỹ, có 9 làng nghề, chiếm 18% so với tổng làng nghề toàn tỉnh. Huyện Phù Cát, có 8 làng nghề, chiếm 16% so tổng số làng nghề toàn tỉnh. Huyện Hoài Nhơn, có 4 làng nghề, chiếm 8% so tổng số làng nghề toàn tỉnh. Huyện Tuy Phước, có 3 làng nghề, chiếm 6% so với tổng số làng nghề trong tỉnh. Huyện Tây Sơn, có 1 làng nghề, chiếm 2% so với tổng số làng nghề toàn tỉnh. Huyện An Lão, có 1 làng nghề, chiếm 2% so với tổng số làng nghề toàn tỉnh. Huyện Vĩnh Thạnh, có 1 làng nghề, chiếm 2% so với tổng số làng nghề toàn tỉnh. Huyện Vân Canh, có 1 làng nghề, chiếm 2% so với tổng số làng nghề toàn tỉnh [17, Tr. 115, 116, 117, 118].

Từ sự so sánh trên có thể thấy Hoài Ân là huyện có ít làng nghề nhất trong toàn tỉnh. Làng nghề duy nhất của Hoài Ân năm 2010 là làng dệt vải thổ cẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải thổ cẩm. Chè Gò Loi là một sản phẩm đặc trưng của huyện có truyền thống lâu đời, nhưng cũng không thu hút được nhiều hộ tham gia sản xuất. Và dù huyện có nhiều chủ trương tạo điều kiện phục hồi phát triển song vẫn chưa hình thành một làng nghề truyền thống chè Gò loi. Hơn thế, cho đến thời điểm hiện nay tình hình hoạt động của làng nghề dệt thổ cẩm và nhiều nghề thủ công truyền thống khác cũng vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Từ năm 1986 đến năm 2018, nghề thủ công truyền thống huyện Hoài Ân phát triển không ổn định đó là sự tăng giảm về số cơ sở sản xuất, lực lượng lao động và giá trị sản xuất qua từng thời kỳ lịch sử. Vào những năm 1990, đây là những năm đầu thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, đã làm biến đổi toàn diện cả về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế, quan hệ sản xuất và cả phương thức hoạt động đã khiến cho một loạt các cơ sở sản xuất kinh doanh nhà nước lúng túng, bỡ ngỡ về phương thức quản lý mới chưa thích nghi được nên sản xuất kinh doanh không hiệu quả, bị sa

sút và đi đến giải thể. Ở Hoài Ân cũng vậy, nếu xét trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thì không thể không nhắc đến sự giải thể của nông trường chè 19/4 thành lập vào năm 1979 và chính thức giải thể vào năm 1988, mang theo của sự giải thể này đó chính là thời kì đỉnh cao của danh trà Gò Loi - là đặc sản số một của địa phương, sánh cùng rượu Bàu Đá, bún Song Thần.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, được sự quan tâm của các ngành, các cấp của huyện Hoài Ân trong quá trình sản xuất, quy mô, chất lượng sản phẩm đầu ra, nhân lực và thị trường thì nghề thủ công truyền thống tại đây có những biến chuyển. Mạnh mẽ nhất vẫn là sự biến chuyển theo hướng tích cực của nghề chế biến chè Gò Loi với sự vực dậy của vùng nguyên liệu chè trước đây, từ khâu chọn đất, đến chọn giống, đến trồng trọt, chăm sóc đều được hướng dẫn cụ thể của cán bộ khuyến nông, vì thế nguyên liệu để cung cấp cho nghề chế biến chè vô cùng dồi dào và đạt chất lượng tốt. Thương hiệu chè Gò Loi vang bóng một thời tại đây đã được các phòng ban và lãnh đạo huyện cũng như các cơ sở chế biến chè được đẩy mạnh đầu tư để khẳng định một một lần nữa thương hiệu chè Gò Loi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định từ năm 1986 đến năm 2018 (Trang 67 - 69)