7. Tính mới của đề tài
2.1.5. Chất lƣợng dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn
Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nƣớc từ nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên nêu Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc là dịch vụ sự nghiệp công mà Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi phí hoặc dịch vụ sự nghiệp công chƣa tính đủ chi phí trong giá, phí, đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ, trong đó có dịch vụ thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng; trong luận
văn này gọi tắt là dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt.
Dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt là các hoạt động quét, thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đến nơi xử lý rác thải đƣợc quy định nhằm làm trong sạch môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ, phục vụ đời sống dân sinh, cộng đồng.
Tại thành phố Quy Nhơn, dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt đƣợc thực hiện bao gồm các công việc quét rác đƣờng phố, giải phân cách, hè phố khu vực công cộng, thu gom rác thải hộ dân, vận chuyển rác về khu xử lý chôn lấp, sản xuất phân compost, thu gom rác khu vực bãi biển, mặt nƣớc…
CLDV thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa một bên là cơ quan đại diện UBND thành phố Quy Nhơn và đơn vị cung cấp dịch vụ là Công ty Cổ phần Môi trƣờng Bình Định, trong đó đơn vị cung cấp dịch vụ cần thực hiện thu gom rác thải hai bên lề đƣờng vào ban ngày theo tần suất và thời gian quy định; quét rác, cát bụi,… trên đƣờng phố, thu gom rác đống, rác chứa trong bao bì; quét rác thải tồn đọng 02 bên dải phân cách, quét sạch phần đƣờng giải phân cách có thanh chắn đảm bảo vệ sinh; thu gom, quét dọn rác thải hộ dân mặt đƣờng phố, trong ngõ xóm hàng ngày ở khu vực nội thành vào thời gian từ 21 giờ đến 05 giờ sáng, không để tồn đọng rác, đảm bảo vệ sinh; sử dụng xuồng máy vớt rác thải trôi nổi trên mặt nƣớc trong phạm vi phân công đảm bảo vệ sinh; quét đƣờng bằng xe cơ giới tăng cƣờng tại các tuyến đƣờng, dải phân cách phát sinh nguyên vật liệu rơi vãi nhiều, đảm bảo vệ sinh; thu gom rác thải tại các điểm tập kết lên xe chuyên dùng và vận chuyển đến bãi đổ để xử lý, đảm bảo an toàn giao thông, không để rác và nƣớc rỉ rác phát tán ra môi trƣờng; thu gom rác thải trên bãi biển, đảm bảo vệ sinh và mỹ quan bãi biển; sàng cát bãi biển, san gạt cát biển tạo mặt bằng tại các rãnh do nƣớc mƣa chảy từ đƣờng Xuân Diệu, đảm bảo tạo mặt bằng bãi biển, cải thiện mỹ quan bãi biển; xử lý rác thải
bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, sản xuất theo quy trình, đảm bảo vấn đề vệ sinh tại khu vực chôn lấp và khu dân cƣ lân cận. Đồng thời thực hiện công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đối với hộ dân, tổ chức sử dụng dịch vụ trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
2.1.6 Tình hình cạnh tranh trong ngành cung cấp dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trƣờng Quy Nhơn
Do bản chất là một dịch vụ công nên dịch vụ vệ sinh môi trƣờng mang các đặc điểm của dịch vụ công, đó là:
- Dịch vụ có tính xã hội, với mục tiêu chính phục vụ lợi ích cộng đồng. Mọi ngƣời đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận dịch vụ với tƣ cách là đối tƣợng phục vụ của Nhà nƣớc. Từ đó, có thể thấy tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối hoạt động dịch vụ này.
- Là hoạt động do Nhà nƣớc chịu trách nhiệm xã hội, ngay cả khi chuyển giao dịch vụ này cho tƣ nhân cung cấp thì Nhà nƣớc vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối dịch vụ này.
- Việc trao đổi dịch vụ vệ sinh môi trƣờng cũng nhƣ dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trƣờng đầy đủ. Thông thƣờng, ngƣời sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí, nhƣng Nhà nƣớc vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Dịch vụ này đƣợc quy định đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ. - Thị trƣờng thành phố Quy Nhơn tập trung cung cấp dịch vụ chủ yếu ở khu vực nội thành, do mật độ dân cƣ đông, trong đó tần suất thực hiện thu gom hàng ngày, và lƣợt quét đƣờng, quét hè phố công cộng thực hiện thƣờng xuyên trong khi các phƣờng vùng ven có tần suất 2-3 lần/tuần.
Thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Đời sống của nhân dân liên tục đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh các thành công, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là sự xuống
cấp của chất lƣợng môi trƣờng. Ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái tài nguyên đang diễn ra gay gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, làm thiệt hại lớn về kinh tế và gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về xử lý chất thải và cải thiện môi trƣờng ngày càng cao, trong khi năng lực cung ứng dịch vụ môi trƣờng (DVMT) và chất lƣợng DVMT còn thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Nguyên nhân chính là do khu vực tƣ nhân tham gia chƣa nhiều, chỉ mới phát triển ở các thành phố lớn. Trƣớc đây, các hoạt động làm sạch, khôi phục môi trƣờng và bảo vệ tài nguyên đƣợc xem là những dịch vụ công, do chính phủ cung cấp. Nhƣng hiện nay, do gánh nặng đối với ngân sách ngày càng lớn, cộng với một thực tế là các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động không hiệu quả nên chính phủ đã tìm cách xã hội hóa lĩnh vực DVMT và tạo ra các cơ chế khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ vào lĩnh vực này. Nhƣ vậy, ở góc độ quản lý Nhà nƣớc, sở dĩ dịch vụ này chƣa phát triển là do chúng ta đang thiếu một hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho việc hình thành, quản lý và phát triển các loại hình dịch vụ về môi trƣờng (Trần Hoan, Hồ Trung Thành, Trƣơng Thị Thanh Huyền, 2007).
Ngày 07/5/2018, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những mục tiêu tổng quát là tăng cƣờng năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lƣu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lƣới thu gom chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tƣ từ khu vực tƣ nhân, nƣớc ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
Mục tiêu cụ thể để thực hiện là:
- Huy động mọi nguồn lực đầu tƣ, tăng cƣờng xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng đảm bảo chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đắp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nƣớc cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; tổ chức thí điểm thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lƣợng chất thải;
- Xây dựng lộ trình, kế hoạch và triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
- Hƣớng dẫn thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển và quản lý vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật;
- Thúc đẩy triển khai đầu tƣ xây dựng các dự án đầu tƣ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức đối tác công tƣ (PPP) phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng;
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trƣờng.
Hiện tại, Công ty không là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực công ích, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt mà còn các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh từ trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, nhà nƣớc có chủ trƣơng đã và đang khuyến khích khu vực tƣ nhân tham gia thực hiện các dịch vụ công ích thông qua việc áp dụng hình thức đấu thầu thay vì chỉ định nhà thầu nhƣ trƣớc đây. Điều này đòi hỏi Công ty phải tập trung nâng cao năng lực, cải tiến CLDV để có thể trúng thầu thực hiện các dự án.
Những năm gần đây, có khá nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thời tiết xấu cũng làm ảnh hƣởng đến cảnh quan đô thị. Công ty phải tăng cƣờng công nhân dọn dẹp, khắc phục. Mặt khác do ảnh hƣởng của dịch COVID-19 gây tác động trực tiếp đến doanh thu của đơn vị trong thời gian cách ly phòng chống dịch. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hƣởng bởi những rủi ro khác nhƣ rủi ro do biến động giá cả nguyên vật liệu, sự ảnh hƣởng những biến động chính trị, xã hội trên thế giới, chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…
Những rủi ro này mặc dù hiếm khi xảy ra, nhƣng nếu xảy ra sẽ có thể sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là những rủi ro không thể loại trừ nhƣng có thể giảm thiểu. Vì vậy, Công ty thƣờng xuyên nắm bắt kịp thời thông tin và đảm bảo thực hiện tốt các công tác tuyên truyền đồng thời linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch điều hành công việc một cách tối ƣu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra của các rủi ro này.
Trong bối cảnh nguồn lực tài chính nhằm triển khai ứng dụng những quy định này còn hạn chế, và các thành phố có thể phải nộp phạt hành chính nếu không đạt đƣợc các tiêu chuẩn mới, những quy định này đã khuyến khích sự tham gia của khu vực tƣ nhân nhằm chia sẻ năng lực kỹ thuật và quản lý trong việc thiết lập một hệ thống quản lý chất thải tích hợp thông qua quan hệ hợp tác công - tƣ có thể đem lại lợi nhuận.