Các mô hình nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của hộ dân đối với hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố quy nhơn (Trang 26 - 28)

7. Tính mới của đề tài

1.2.2. Các mô hình nghiên cứu trƣớc đây

1.2.2.1.Nghiên cứu của Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự

Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình SERVQUAL cùa Parasuraman et al., với 5 nhân tố chính của chất lƣợng dịch vụ nhằm đánh giá sự hài lòng của khách du lịch ở Malaysia. Kết quả phân tích, nhóm tác giả khẳng định rằng các du khách nhạy cảm đối với chất lƣợng dịch vụ, các nhân tố đƣợc xếp theo thứ tự độ nhạy cảm giảm dần nhƣ sau: sự cảm thông, năng lực phục vụ, mức đáp ứng, phƣơng tiện hữu hình và độ tin cậy. Các nhân tố chất lƣợng dịch vụ đã cho thấy có ý nghĩa và ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách và khi chất lƣợng dịch vụ tốt hơn sẽ nâng cao sự hài lòng của du khách. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy sự hài lòng của khách du lịch cũng tác động đến mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ [18].

1.2.2.2. Nghiên cứu của Maraj Rehman Sofi và cộng sự

Mục tiêu của nhóm tác giả là nghiên cứu ảnh hƣởng của chất lƣợng du lịch đến sự hài lòng của du khách tại Jammu và Kashmir. Thang đo SERVQUAL đƣợc sử dụng để khám phá mức độ chất lƣợng dịch vụ tác động sự hài lòng của khách du lịch. Theo đó, Maraj Rehman Sofi và cộng sự nhận đƣợc kết quả phân tích cho thấy có mối liên hệ tuyến tính giữa các thành phần chất lƣợng dịch vụ (môi trƣờng tự nhiên, khả năng tiện lợi, phƣơng tiện và cơ sở hạ tầng) với sự hài lòng của du khách tại điểm đến Jammu và Kashmir. Từ phân tích hồi quy, nhóm tác giả đã khẳng định phƣơng tiện và cơ sở hạ tầng là các thành phần quan trọng của chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch. Các kết quả này có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu về sau và sẽ giúp các nhà quản lý, nhà kinh doanh tại Jammu và Kashmir lên kế

hoạch tiếp thị và làm tăng sự hài lòng của du khách đến tham quan.

1.2.2.3. Các nghiên cứu trong nước

Lê Thị Thế Bửu nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á. Tác giả kế thừa bộ thang đo SERQUAL từ nghiên cứu của Parasuraman, Zeithaml và Berry đề xuất năm 1988. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố có tác động đến Sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ lƣu trú tại tỉnh Bình Định bao gồm Sự tin cậy, sự cảm, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, phƣơng tiện hữu hình và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Thứ tự tác động của các nhân tố đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần, trong đó Sự tin cậy có tác động lớn nhất [2].

Khƣơng Thị Hồng Hải nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng về CLDV du lịch tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 yếu tố có mức độ tác động khá mạnh đến sự hài lòng của khách hàng về CLDV du lịch là yếu tố cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng [5].

Nguyễn Thị Hà Duyên phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời dân tại thành phố Trà Vinh về CLDV thu gom rác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công trình Đô thị Trà Vinh [6]. Kết quả cho thấy 05 biến CLDV đều tác động đến mức độ hài lòng của ngƣời dân, trƣớc tiên là sự đáp ứng có ảnh hƣởng cao nhất, thứ hai là năng lực phục vụ, thứ ba là phƣơng tiện hữu hình, thứ tƣ là sự đồng cảm, cuối cùng là sự tin cậy. Từ các kết quả trên là những vấn đề cần lƣu ý để đƣa ra một số hàm ý nhằm nâng cao mức độ hài lòng của ngƣời dân và tìm ra những đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, đề tài còn tồn tại một số hạn chế về thời gian, kinh phí và trình độ nghiên cứu của tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của hộ dân đối với hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố quy nhơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)