Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 31 - 33)

Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện loại 1 trực thuộc tỉnh, là đơn vị vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức. Nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô hơn 700 giường bệnh với 07 phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số

hơn 700 y, bác sĩ và điều dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy hoạch tổng thể ngành y tế Nam Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân vùng nam đồng bằng sông Hồng.

Tại phòng khám Nội tổng hợp của bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định hàng ngày có khoảng 20 - 30 người bệnh đến khám bệnh, số người bệnh được chẩn đoán Gút trung bình khoảng 15 - 25 người bệnh/tháng.

Tại khoa Nội tổng hợp của bệnh viện lưu lượng người bệnh nằm điều trị nội trú tại khoa khoảng 50 - 60 người bệnh thậm chí lên đến 80 người bệnh tại một thời điểm. Người bệnh điều trị nội trú tại khoa tập trung chủ yếu vào các nhóm bệnh chính đó là: nhóm bệnh hô hấp, đái tháo đường, thận - tiết niệu và các bệnh về khớp. Trong số những người bệnh khớp nằm điều trị có khoảng 1/3 số người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh Gút, một số người bệnh ngoài những biểu hiện của Gút còn có các biểu hiện của các bệnh có liên quan đến Gút, hoặc có các biến chứng của Gút như suy thận, sỏi thận...

Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong 4 tháng đầu năm 2016 có khoảng 50 - 60 người bệnh Gút đến khám và điều trị tại Bệnh viện.

Qua thực tiễn chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chúng tôi thấy nhiều người bệnh Gút đến khám cũng như người bệnh nằm điều trị tại khoa đều chưa hiểu rõ thế nào là bệnh Gút, làm sao để hạn chế tiến triển của bệnh Gút cũng như chưa biết cách thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống để phòng và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Do đó đòi hỏi nhân viên y tế cần phải cung cấp kiến thức cho họ đặc biệt về sự tuân thủ chế độ điều trị, thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với bệnh, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)