Thực trạng kiến thức của người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 64 - 71)

4.2.1. Hiểu biết của người bệnh Gút về các loại thực phẩm có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy số ĐTNC hiểu biết về các loại thực phẩm có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp khác nhau ở từng nhóm thực phẩm:

Phủ tạng động vật:

Hàm lượng Purin trong phủ tạng động vật (tim, gan, não, thận, dạ dày, lòng, lưỡi, tiết canh...) ở mức rất cao, cụ thể hàm lượng Purin trong 100g dạ dày là 334mg, 100g gan lợn là 515mg, 100g gan gà là 243mg ...[6]

Theo khuyến cáo của EULAR 2016 người bệnh Gút cần tránh ăn những loại thực phẩm này [49]. Các nghiên cứu của tác giả Choi HK (2004, 2005) cũng đã chỉ ra yếu tố nguy cơ gây cơn Gút cấp của các loại thực phẩm có hàm lượng Purin cao [26],[27].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.6) có tới 37,1% ĐTNC cho rằng phủ tạng động vật có khả năng gây cơn Gút cấp. Con số này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phan Văn Hợp (2011) nghiên cứu trên đối tượng là người cao tuổi có tăng Acid uric máu, có tới 81,5% ĐTNC cho rằng tiêu thụ phủ tạng động vật có nguy cơ mắc bệnh Gút [5]. Có sự khác nhau này có thể do thời gian và địa điểm nghiên cứu khác nhau và đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người đã được chẩn đoán mắc bệnh Gút trong khi đó ĐTNC của Phan Văn Hợp là người cao tuổi có tăng Acid uric máu.

Điều này chứng tỏ đại đa số ĐTNC đã hiểu được phủ tạng động vật là yếu tố gây khởi phát cơn Gút cấp. Tuy nhiên vì hàm lượng Purin trong phủ tạng động vật rất cao nên chỉ cần ăn một lượng rất nhỏ cũng có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp vì thế khi giáo dục sức khỏe cho người bệnh chúng tôi khuyên ĐTNC trong chế độ ăn uống hàng ngày tốt nhất là không ăn loại thực phẩm này.

Thịt đỏ

Thịt đỏ là các loại thịt mang màu sắc đỏ khi còn tươi như: thịt chó, thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt trâu, thịt lợn…các loại thịt này chứa thành phần chủ yếu là Protid và các Vitamin E, B6, B12. Protid tham gia vào cấu tạo cơ thể, cung cấp năng lượng, tạo áo lực keo cho huyết tương, ở Việt Nam đây là loại thực phẩm phổ biến và rất cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Chính vì vậy khi khi tiến hành khảo sát trên 62 người bệnh Gút thì chỉ có 32,3% ĐTNC cho rằng thịt đỏ có nguy cơ gây cơn Gút cấp. Kết quả này nhỏ hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phan Văn Hợp (2011) 100% ĐTNC cho rằng tiêu thụ các loại thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh Gút [5].

Sở dĩ có sự khác biệt rất lớn giữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác có thể do đối tượng nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trên 62 ĐTNC, nghiên cứu của Phan Văn Hợp được thực hiện tại cộng đồng số ĐTNC có tăng Acid uric chỉ là 29 người

Theo nghiên cứu của tác giả Harrold (2012) có 22% ĐTNC cho rằng thịt bò có khả năng gây cơn Gút cấp, trong khi đó ĐTNC trả lời thit lợn có khả năng gây cơn Gút cấp chỉ có 7% [40]. So với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Có thể do việc tiếp cận thông tin của ĐTNC khác nhau

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của các nhân Purin trong thịt đỏ. Hàm lượng Purin trong thịt bò lưng, nạc, thịt bê nạc, thịt chó, thịt ngựa,…tương đối cao, đối với các loại thực phẩm này chúng tôi khuyên ĐTNC cần tránh ăn để không làm tăng nồng độ Acid uric máu, đây là một cách hữu hiệu để kiểm soát cơn Gút cấp

Thức ăn lên men từ thịt

Các loại thức ăn lên men từ thịt (nem chua, thịt chua,...) bản chất cũng là thịt, chứa hàm lượng Purin cao vì vậy người bệnh Gút cũng không nên sử dụng loại thức ăn này quá nhiều. Tuy vậy không phải người bệnh Gút nào cũng hiểu được tác hại của nem chua, thịt chua đối với bệnh Gút. Chính vì vậy chỉ có 24,2% ĐTNC cho rằng sử dụng loại thực phẩm này có nguy cơ gây cơn Gút cấp. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn với nghiên cứu của Phan Văn Hợp (2011) 30,6% [8]

Hải sản

Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, luôn có mặt trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt trong các buổi liên hoan, đám cưới,…đều thấy sự có mặt của hải sản. Khi chúng tôi phỏng vấn ĐTNC có tới 48,4% người bệnh cho rằng hải sản có khả năng gây cơn Gút cấp , kết quả này không khác nhiều so với kết quả của Phan Văn Hợp (2011) là 55,6% nhưng lại cao hơn của Harrold (2012) là 23% [8],[40]. Sự khác biệt này có thể do thời điểm nghiên cứu khác nhau, việc thu nhận thông tin về chế độ ăn uống của người bệnh Gút khác nhau. Tuy nhiều người biết được yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp của hải sản nhưng chúng ta vẫn cần phải giáo dục nhiều hơn nữa để nhiều người bệnh Gút biết và tránh sử dụng chúng trong chế độ ăn của mình bởi lẽ hàm lượng Purin trong hải sản rất cao, nguy cơ tương đối gây cơn Gút cấp khi tiêu thụ hải sản cũng rất lớn [26]

Nước ngọt có ga

Nghiên cứu của Choi HK, Willett W, Curhan G (2010) trong 22 năm trên 778 trường hợp cho thấy tăng Acid uric máu có liên quan đến thói quen uống các đồ uống ngọt như nước uống ngọt có ga. Nếu ăn một phần soda, đường ngọt mỗi ngày thì nguy cơ tăng Acid uric máu là 2,39 lần (p<0,001) [24]

Trong hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh Gút của Hội thấp khớp học Mỹ [17], Hội thấp khớp học Autralia [20], tài liệu tập huấn cộng đồng phòng chống bệnh Gút của PGS.TS Phạm Ngọc Khái (2009) [6] đều khuyên người bệnh Gút nên hạn chế các loại nước uống ngọt có ga. Tuy nhiên người bệnh Gút nào cũng biết được nguồn thông tin này chính vì vậy khi phỏng vấn người bệnh chúng tôi nhận được kết quả chỉ có 27,4% người bệnh cho rằng nước uống ngọt có ga có khả năng gây cơn Gút cấp.

Rượu, bia

Ở nước ta lượng rượu bia được tiêu thụ hàng năm là rất lớn, uống rượu bia nhiều không những ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách của người đó. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người uống rượu

bia đều có thể bị Gút. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ uống rượu, bia ít hay nhiều là rất khó khăn vì thực chất tác động của rượu, bia đối với mỗi người là khác nhau rất nhiều.

Uống nhiều rượu, bia làm tăng dị hóa các Nucleotid có nhân Purin, làm tăng dị hóa ATP thành AMP gây tăng sản xuất Acid uric. Rượu còn có thể gây mất nước và làm tăng acid lactic gây giảm đào thải Acid uric ở thận dẫn đến tình trạng tăng Acid uric máu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa tiêu thụ rượu, bia và bệnh Gút [22]. Các hướng dẫn của Hội thấp khớp học Châu Âu (EULAR) 2016 và Hội thấp khớp học Mỹ 2012 đều khuyến cáo rằng những người bệnh Gút nên tránh sử dụng đồ uống có cồn đặc biệt là bia và rượu mạnh [17],[49]

Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 61,3 % ĐTNC cho rằng uống các loại rượu mạnh là yếu tố nguy cơ dẫn đến cơn Gút cấp, tuy nhiên chỉ có 33,9% người bệnh cho rằng bia cũng là yếu tố nguy cơ cao. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Văn Hợp (2011) có 70,4% ĐTNC cho rằng tiêu thụ rượu, bia là yếu tố nguy cơ mắc bệnh Gút [8]. Nhưng lại cao hơn nghiên cứu của Harrold (2012), trong nghiên cứu của mình Harrold đã chỉ ra rằng có 43% ĐTNC đồng ý với việc tiêu thụ một số lượng lớn bia có khả năng gây cơn Gút cấp, trong khi đó kết quả trả lời rượu là yếu tố nguy cơ chỉ có 13% [40]. Sự khác biệt này có thể do ĐTNC của chúng tôi đa số là những người bệnh Gút mạn tính lâu năm do đó có thể họ cũng đã có thời gian tìm hiểu nhiều về bệnh của mình cũng như là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trong đó có rượu, bia.

4.2.2. Hiểu biết của người bệnh Gút về các loại thực phẩm không có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp:

Sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng thuần khiết từ tự nhiên. Đây là thức uống bổ dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu dinh dưỡng của cả người bệnh lẫn người khỏe mạnh. Tất cả mọi người đều có thể tận hưởng lợi ích của các dưỡng chất đa dạng có trong sữa tươi sạch như vitamin, chất

khoáng, protein và carbohydrate để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nghiên cứu của Dalbeth N và cộng sự (2010 và 2012) chỉ ra lợi ích của sữa và các sản phẩm sữa trong việc chống viêm chống bệnh Gút cấp tính. Cụ thể uống sữa từ đậu tương làm tăng nồng độ AU khoảng 10%, ngược lại tiêu thụ tất cả các loại sữa làm giảm nồng độ AU máu khoảng 10% (p<0,001) do tăng sự đào thải các phân đoạn AU qua nước tiểu [29],[30]

Tuy sữa có tầm quan trọng như vậy nhưng chỉ có 30,6% số người bệnh tin rằng tiêu thụ các loại sữa đặc biệt là sữa gầy là không có nguy cơ gây ra cơn Gút cấp. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì trong nghiên cứu của chúng tôi đa số ĐTNC sống ở nông thôn, điều kiện kinh tế không cao nên giáo dục sức khỏe cho người bệnh việc sử dụng các loại sữa gầy, ít béo trong chế độ ăn uống chắc chắn gặp nhiều khó khăn.

Rau củ

Hội thấp khớp học Mỹ (2012) đã đưa ra các khuyến nghị đặc biệt về chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe chung cho người bệnh Gút trong đó có khuyến khích người bệnh Gút nên ăn nhiều rau xanh dựa vào bằng chứng từ các nghiên cứu trên những đối tượng khỏe mạnh đã cho thấy có sự liên quan giữa giảm nồng độ AU máu, giảm nguy cơ sỏi thận với việc tiêu thụ rau xanh [17]. Kết quả trả lời biểu đồ 3.3 trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần nhiều đối tượng nghiên cứu (71%; 43,5%; 69,4%) đã biết được rằng tiêu thụ các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc là không có nguy cơ gây ra cơn Gút cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của L. Harold và cộng sự (2012) chỉ có 58% ĐTNC đồng ý rằng các loại rau không có mối liên quan đến cơn Gút cấp [40].

Các loại đậu hạt, măng nấm

Về thực phẩm giàu Purin có nguồn gốc thực vật như các loại đậu hạt và măng, nấm có sự đồng thuận từ Cộng đồng Gút ở Anh Quốc, Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ và Dịch vụ y tế quốc gia Anh quốc trong việc khuyến cáo hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Tuy nhiên Lina Zgaga và cộng sự (2012) đã không tìm thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ rau quả giàu Purin và nồng độ acid uric máu. Điều này đồng

nhất với khuyến cáo năm 2012 của Hội thấp khớp học Mỹ khi không có chuyên gia nào đưa ra ý kiến về việc nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu Purin có nguồn gốc thực vật. Hơn thế nữa Lina Zgaga và cộng sự (2012) cũng đã không tìm thấy một nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa việc tiêu thụ thực phẩm giàu Purin nguồn gốc thực vật và nồng độ acid uric máu [54]

Theo Nguyễn Thị Lâm và cộng sự (2011) tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng Purin cao có nguồn gốc thực vật như các loại đậu hạt không có sự khác biệt giữa nhóm có bệnh Gút và không có bệnh Gút [10]

Trong nghiên cứu của chúng tôi trước khi nhận được tư vấn, có 35,5% và 25,8% ĐTNC cho rằng tiêu thụ các loại thực vật giàu Purin (các loại đậu hạt) và thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh (măng, nấm) là không có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp. Như vậy có ít người bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thức đúng đắn về nhóm thực phẩm này và vai trò của chúng đối với người bệnh Gút. Việc này đòi hỏi cần phải tư vấn thật kỹ cho người bệnh để có một chế độ ăn cân đối, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, đường, chất béo, vitamin và chất khoáng…Tránh tình trạng người bệnh kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

4.2.3. Hiểu biết của người bệnh Gút về các thói quen sinh hoạt có lợi cho người bệnh Gút

Cho đến hiện nay, sự hiểu biết về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị Gút đã có rất nhiều tiến bộ. Từ năm 2006 Liên đoàn phòng chống bệnh thấp khớp Châu Âu (EULAR) đã khuyến cáo rằng: Việc giáo dục người bệnh về lối sống: giảm cân nếu béo phì, ăn kiêng thực phẩm giàu Purin, giảm sử dụng đồ uống có cồn (đặc biệt là bia) là một nhân tố chính trong quan trọng trong quản lý bệnh Gút. Từ đó đến nay nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng: việc giảm cân, đạt được bằng chế độ ăn kiêng hay phẫu thuật có tác dụng làm giảm nồng độ AU máu [51].Tuy vậy trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 46,8% số người bệnh ý thức được lợi ích từ việc giảm cân đối với việc hạ Acid uric máu và giảm nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp.

Về vấn đề hoạt động thể chất, trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ có chưa đến một nửa (43,5%) số người cho rằng đó là điều tốt cho người bệnh Gút. Trong khi đó, Chen JH và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu trên 467.976 người lớn đã khẳng định hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan với tăng Acid uric máu mạn tính. Theo kết quả nghiên cứu của ông: hoạt động thể chất có giá trị tương đối so với điều trị bằng thuốc về khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong trong những người tăng Acid uric máu bằng cách luyện tập đầy đủ có thể tăng tuổi thọ 4 - 6 năm, đây là một kết quả tốt hơn so với việc giảm 1 - 4 năm tuổi thọ do tăng Acid uric máu [21]. Như vậy có một lỗ hổng kiến thức không hề nhỏ ở nhóm đối tượng nghiên cứu về vai trò của luyện tập thể dục thể thao đều đặn trong quản lý và điều trị bệnh Gút. Bởi vì chỉ có 43,5% cho rằng hoạt động thể chất có lợi đối với người bệnh Gút.

Hút thuốc lá đã và đang được nhắc đến thường xuyên trên hầu hết các phương tiện truyền thông. Theo WHO (2002) ước tính trên thế giới có khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc lá, sử dụng thuốc lá là một mối đe dọa đáng kể đến sức khỏe, kinh tế, xã hội cho gia đình, cộng đồng và dân tộc. Tuy thuốc lá không trực tiếp gây ra bệnh Gút và cũng không phải là yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp nhưng Hội thấp khớp học Mỹ (2012) đã đưa ra các khuyến nghị đặc biệt về chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe chung cho đại đa số người bệnh Gút trong đó nhấn mạnh vấn đề bỏ thuốc lá chủ yếu là nhằm dự phòng và quản lý nhóm bệnh kết hợp đe dọa tính mạng trên các người bệnh Gút bao gồm bệnh mạch vành, béo phì, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng mỡ máu và tăng huyết áp[17], có lẽ vì thế mà chỉ có 40,3% số người bệnh cho rằng nên từ bỏ thói quen tai hại này.

Cơ thể con người sống được nhờ có nước, mọi tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể cần có nước để hoạt động bình thường. Vai trò của nước trong cơ thể có thể kể đến gồm: duy trì nhiệt độ trung bình trong cơ thể, chuyên chở, tiêu hoá, và hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, loại bỏ các chất thải trong cơ thể của chúng ta. Theo kết quả cuộc điều tra về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 3

(năm 1988 - 1994) nhu cầu nước trung bình hàng ngày của nam nữ trẻ (19 - 30 tuổi) lần lượt là 3,7 và 2,7 lít trong đó nước uống chiếm 3,0 và 2,2 lít tương ứng. Tuy nhiên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 32,3% số người bệnh cho rằng nên uống >2 lít nước/ngày. Đây là lỗ hổng kiến thức đáng kể, khi nước ta nằm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 64 - 71)