Kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh Gút tại bệnh viện đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 78 - 105)

đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017 được cải thiện rõ rệt sau can thiệp giáo dục sức khỏe:

Sau can thiệp giáo dục kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống, về lối sống và các hành vi tốt đối với người bệnh Gút đã tăng lên rõ rệt. Trước can thiệp tỷ lệ người bệnh có kiến thức là 1,6%, sau can thiệp đã tăng lên 100% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Tổng điểm trung bình kiến thức của người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống cũng tăng lên: trước can thiệp là 7,31 ± 1,68, điểm thấp nhất là 4 điểm, cao nhất là 13 điểm, sau can thiệp giáo dục đã tăng lên 15,52 ± 1,3 điểm trong đó thấp nhất là 13 cao nhất đạt tối đa là 18 điểm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau: - Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng về chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh cho người bệnh Gút nói riêng và cộng đồng nói chung; để đạt được mục tiêu này cần phải tăng cường tập huấn cho người điều dưỡng, giúp họ xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả ngay từ khi người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện bằng nhiều hình thức: tư vấn trực tiếp, phát tờ rơi, xem video…, thực hiện lặp lại nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau. Ngoài ra người điều dưỡng tăng cường kiểm tra, đánh giá sự thay đổi kiến thức và hành vi của người bệnh về chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh Gút, sau đó nhân rộng chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe này ra cộng đồng.

- Can thiệp giáo dục trong nghiên cứu này bước đầu đã cải thiện rõ rệt kiến thức cho người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống; do đó nội dung giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gút (Phụ lục 1) được sử dụng trong nghiên cứu này có thể làm tài liệu phổ biến, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gút và cộng đồng để mọi người có cách nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về bệnh, về chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh, từ đó có hành vi đúng đắn trong lối sống của mình, góp phần giảm nhẹ, đẩy lùi bệnh Gút và các biến chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bệnh viện Bạch Mai (2011). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

2. Lưu Thị Bình và cộng sự (2014). Tình trạng tăng huyết áp trên các bệnh nhân gút tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (68) tr. 183-191.

3. Bộ Y tế (2006), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. Ban hành kèm theo Quyết định số 2879/QĐ-BYT ngày 10/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Ngô Quý Châu (2015). Bệnh học Nội khoa. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 147-157.

5. Phạm Quang Cử và và cộng sự (2009). Nghiên cứu các biến chứng của Gout.

Tạp chí Y học thực hành tháng 9/2009,675.

6. Phạm Thị Dung, Phạm Ngọc Khái (2009). Tài liệu hướng dẫn cộng đồng tham gia phòng chống bệnh Gout, Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y dược, Trường Đại học Y dược Thái Bình.

7. Trần Thu Giang (2013). Nhận xét thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn hạt Topphi ở bệnh nhân Gút tại Khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Phan Văn Hợp (2011). Tình hình tăng Acid Uric máu và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở người cao tuổi tại hai xã huyện Vụ Bản, Nam Định năm 2011, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

9. Nguyễn Thị Lâm và cộng sự (2011). Đánh giá hiệu quả của tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân Gout dựa trên các thực phẩm sẵn có của Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(2), tr. 26-32.

10. Nguyễn Thị Lâm và cộng sự (2011). Đánh giá thực trạng khẩu phần, thói quen ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh nhân Gút. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(1), tr. 60-68.

11. Trần Văn Long (2016). Giáo dục sức khỏe. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 5 - 24.

12. Phạm Thị Minh Nhâm (2011). Nghiên cứu giá trị của một số tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

13 Phòng khám đa khoa Viện Gút (2012). Thực trạng bệnh Gút tại Việt Nam. Cập nhật 30/5/2013, tại http://benhgout.net/news/thuc-trang-benh-gut-tai-viet-nam-

340.html.

14. Doãn Thị Tường Vi, Trần Văn Lộc và Quách Hữu Trung (2008). Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tăng acid uric máu và bệnh Gout ở người trưởng thành tại bệnh viện 19-8. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 4,3+4.

15. Lê Thị Viên (2006). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân gút mạn tính có hạt tophi, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.

16. Viện Dinh dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tiếng Anh

17. ACR (2012), Guidelines for Management of Gout. Part 1: Systematic nonpharmacologic and pharmacologic therapeutic approaches to hyperucemia,

Arthritis Care & Research, pp. 1431 - 1446.

18. Anagnostopoulos et al (2010). The prevalence of rheumatic diseases in central Greece: a population survey. BMC Musculoskeletal Disorders. , 11,98.

19. Annemans L et al (2008). Gout in the UK and Germany: prevalence, comorbidities and management in general practice 2000-2005. Ann Rheum Dis, 67,960–6.

20. ARA (2014). Diet and lifestyle. Taking control of your Gout, 16-20.

21. Chen JH et al (2015). Attenuating the mortality risk of high serum uric acid: the role of physical activity underused. Ann Rheum Dis, 74,2034–42.

22. Choi HK (2005). Diet, alcohol, and gout: how do we advise patients given recent developments. Curr Rheumatol Rep, 7.

23. Choi HK, Curhan G (2008). Soft drinks, fructose consumption, and the risk of gout in men: prospective cohort study. BMJ, 336,309–12.

24. Choi HK, Curhan G (2010). Fructose-rich beverages and risk of gout in women.

25. Choi HK et al (2004). Alcohol intake and risk of incident gout in men: a prospective study. Lancet, 363(9417),12877-81.

26. Choi HK et al (2004). Purine-rich foods, dairy and protein intake, and the risk of gout in men. N Engl J Med, 350(11),1093–1103.

27. Choi HK et al (2005). Intake of Purine-rich foods, protein, and dairy products and relationship to serum levels of uric acid: the Third National Health and Nutrition Examination Survey. Arthritis Rheum, 52(1),283–289.

28. Choi JW et al (2008). Sugar-sweetened soft drinks, diet soft drinks, and serum uric acid level: the Third National Health and Nutrition Examination Survey.

Arthritis Rheum, 59,109–16.

29. Dalbeth N et al (2010). Acute effect of milk on serum urate concentrations: a randomised controlled crossover trial. Ann Rheum Dis, 69,1677–82.

30. Dalbeth N et al (2012). Effects of skim milk powder enriched with glycomacropeptide and G600 milk fat extract on frequency of gout flares: a proof-of-concept randomised controlled trial. Ann Rheum Dis, 71,929–34. 31. Gerd Herold (2014), Internal Medicine (Second Edition), pp. 174-178.

32. Granados. Y et al (2014). Prevalence of musculoskeletal disorders and rheumatic diseases in an urban community in Monagas State, Venezuela: a COPCORD study. Clin. Rheumatol.

33. Halpern R et al (2009). The effect of serum urate on gout flares and their associated costs: an administrative claims analysis. J Clin Rheumatol, 15,3–7. 34. Hector Molina et al (2010). Crystal- Induced Synovitis, Arthritis and Rheumatologic Diseases. The Washington manual of medical thepapeutics, 860- 864.

35. Intithar Mohammed M.Alshammari et al (2017). Public Knowledge and Awareness about Gout: A Cross-sectional Study in Qatar. Joural of Pharmaceutical research International, 17(4),1-11.

36. Jalal DI et al (2013). Uric acid as a target of therapy in CKD. Am J Kidney Dis, 61,134–46.

37. Kim KY, Schumacher HR ( 2003). A literature review of the epidemiology and treatment of acute gout. Clin Ther, 25,1593–617.

38. Kuo CF, et al (2015). Global epidemiology of gout: prevalence, incidence and risk factors. Nat Rev Rheumatol 11,649–62.

39. Kuo CF, et al (2015). Rising burden of gout in the UK but continuing suboptimal management: a nationwide population study. Ann Rheum Dis, 74,661–7.

40. Leslie R Harrold, et al (2012). Patients’ knowledge and beliefs concerning gout and its treatment: a population based study. BMC Musculoskeletal Disorders, 13,180.

41. Li QH, et al (2013). Questionnaire survey evaluating disease-related knowledge for 149 primary gout patients and 184 doctors in South China. Clin Rheumatol, 32(11),1633-40.

42. Lwanga S.K, Slenceshow (1991). Sample size determination in health studies.

A practical manual, Geneva, Switzerland: WHO.

43. Minh Hoa. T. T et al (2003). Prevalence of the rheumatic diseases in urban Vietnam: a WHO–ILAR COPCORD study. J. Rheumatol, 30,2252–2256. 44. Nan H et al (2006). The prevalence of hyperuricemia in a population of the

coastal city of Qingdao, China. J Rheumatol Suppl, 33,1346–50.

45. Pelaez-Ballestas et al (2011). Epidemiology of the rheumatic diseases in Mexico. A study of 5 regions based on the COPCORD methodology. J. Rheumatol, Suppl.86,3–8.

46. Rees F, Jenkins W, Doherty M (2013). Patients with gout adhere to curative treatment if informed appropriately: proof-of-concept observational study. Ann Rheum Dis, 72,826–30.

47. Reyes-Llerena et al (2009). Community-based study to estimate prevalence and burden of illness of rheumatic diseases in Cuba: a COPCORD study. J. Clin. Rheumatol, 15,51–55

49. Richette P et al (2016). 2016 updated EULAR evidence-based recommendations for the management of gout. Ann Rheum Dis, 2016- eular,3734.

50. Singh JA, Strand V (2008). Gout is associated with more comorbidities, poorer health-related quality of life and higher healthcare utilisationin US veterans.

Ann Rheum Dis, 67,1310–6.

51. W Zhang et al (2006). EULAR evidence based recommendations for gout. Part II: Management. Report of a task force of the EULAR Standing Committee For International Clinical Studies Including Therapeutics (ESCISIT). Ann Rheum Dis, 65(10),1312–1324.

52. Williams PT (2008). Effects of diet, physical activity and performance, and body weight on incident gout in ostensibly healthy, vigorously active men. Am J Clin Nutr, 87,1480–7.

53. Wu EQ, Patel PA (2008). Disease-related and all-cause health care costs of elderly patients with gout. J Manag Care Pharm, 14:,164–75.

54. Zgaga L et al (2012). The association of dietary intake of Purine-rich vegetables, sugar-sweetened beverages and dairy with plasma urate, in a cross- sectional study. PLoS ONE, 7,e38123.

55. Zhang LY et al (2011). Development and evaluation of a survey of gout patients concerning their knowledge about gout. J Clin Rheumatol 17,242–248.

56. Zhang Y et al (2006). Alcohol consumption as a trigger of recurrent gout attacks. Am J Med, 119,800.e13–8..

57. Zhang Y et al (2012). Purine-rich foods intake and recurrent gout attacks. Ann Rheum Dis, 71,1448–53.

58. Zhu Y et al (2011 ). Prevalence of gout and hyperuricemia in the US general population: The National Health and Nutrition Examination Survey 2007–2008.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nội dung giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gút

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LỐI SỐNG CHO NGƯỜI BỆNH GÚT 1. Chế độ ăn uống

Mặc dù hiện nay đã có nhiều thuốc dùng để điều trị cho người bệnh Gút nhưng việc ăn uống điều độ và đúng mực không chỉ rất quan trọng mà còn là cơ sở cho việc điều trị bệnh Gút bởi vì chế độ ăn hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc giảm Acid uric máu.

Những thức ăn đồ uống người bị bệnh Gút cần tránh:

Các thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều Purin như: phủ tạng động vật vừa có nguy cơ tăng Purin vừa tăng cholesterol máu (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi,...), các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, dê), các loại hải sản (tôm, cua, ốc, hến, cá béo,…)

Uống nhiều rượu, bia (đặc biệt là rượu mạnh: rượu gạo, rượu nếp cái, )

Những thức ăn đồ uống người bị bệnh Gút cần hạn chế:

Đạm động vật: từ thịt lợn, các thức ăn lên men từ thịt lợn, gà, vịt, cá,… Các loại thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, rán, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh [8]

Đồ uống có gas, nước ngọt, nước ép trái cây (táo và cam), vì chứa nhiều đường fructose là yếu tố làm khởi phát bệnh Gút.

Các đồ uống có tính toan (vị chua): nước sốt, giấm, nước chanh… vì làm tăng nguy cơ kết tinh urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc sỏi urat ở thận.

Những thức ăn đồ uống có lợi cho người bị bệnh Gút:

Cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua, trong bữa ăn hằng ngày nên sử dụng những rau quả giàu Vitamin C, giàu bêta caroten và vitamin E để nâng cao khả năng chống lão hóa cho cơ thể như sau: β caroten trong cà rốt, rau ngót, bí đỏ, đu đủ chín…Vitamin C trong rau ngót, rau muống, rau cải xoong…

nấm) giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành Acid uric.

Các loại đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu đỗ (đậu tương, giá đậu, đậu xanh…) giúp cung cấp nguồn đạm thực vật cho cơ thể.

Người bị bệnh Gút nên uống nhiều nước (>1,5 lít/ngày), nên uống các loại nước khoáng không gas có độ kiềm cao giúp đào thải Acid uric và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.

Khuyến khích người bệnh nên uống nhiều sữa đặc biệt là sữa gầy hoặc ít béo có tác dụng làm giảm nồng độ Acid uric máu

Cần lưu ý rằng chế độ ăn giàu vitamin từ các thực phẩm thiên nhiên sẽ tốt hơn nhiều cho sức khoẻ so với việc uống bổ sung các viên vi chất dinh dưỡng.

2. Lối sống đối với người bệnh Gút

Người bệnh Gút cần giữ mức cân nặng hợp lý, tránh béo phì. Nếu muốn giảm cân, nên giảm một cách từ từ: 1-2 kg mỗi tháng là tốt. Giảm cân quá nhanh chóng có thể làm tăng nồng độ axit uric và thực sự có thể dẫn đến một cơn Gút cấp. Ăn các bữa ăn nhỏ đến trung bình hoặc ăn nhẹ thường xuyên trong ngày. Nếu bỏ qua các bữa ăn hoặc nhịn ăn, nồng độ axit uric sẽ tăng lên.

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.

Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao cường độ mạnh, tránh những nguy cơ dễ xảy ra chấn thương.

Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong các yếu tố gây khởi phát cơn Gút cấp).

Bỏ thuốc lá nhằm dự phòng và quản lý nhóm bệnh kết hợp đe dọa tính mạng trên các bệnh nhân Gút bao gồm bệnh mạch vành, béo phì, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng mỡ máu và tăng huyết áp [17].

Phụ lục 2: Phiếu điều tra thu thập số liệu

PHIẾU ĐIỀU TRA

Kiến thức của người bệnh Gút về lối sống và chế độ ăn uống

Số phiếu:... Ngày điều tra: ...

Phần 1: Thông tin chung

Ông/Bà vui lòng cung cấp các thông tin sau:

Câu 1: Họ và tên: ... Năm sinh (theo dương lịch):... Câu 2: Giới tính:

1. Nam 2. Nữ

Câu 3: Trình độ học vấn:

1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở

3. Trung học phổ thông 4. THCN, Cao đẳng, Đại học

5. Khác (ghi rõ):... Câu 4: Nghề nghiệp:

1. Viên chức 2. Công nhân

3. Nông dân 1. Tự do

4. Khác (ghi rõ):... Câu 5: Nơi ở hiện tại của Ông/Bà:

1. Thành thị 2. Nông thôn

3. Khác (ghi rõ):...

Câu 6: Ông/Bà được chẩn đoán mắc bệnh Gút vào năm nào:... Câu 7: Số lần xuất hiện cơn Gút cấp trong 12 tháng vừa qua:... Câu 8: Ông/Bà đã nhận được tư vấn về lối sống và chế độ ăn uống cho người bệnh Gút hay chưa:

Câu 9: Nguồn thông tin về lối sống và chế độ ăn uống cho người bệnh Gút Ông/Bà nhận được từ đâu:

1. Nhân viên y tế 2. Sách báo

3. Internet 4. Bạn bè, người thân

5. Ti vi 6. Đài truyền thanh

Phần 2: Kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống của người bệnh Gút

2.1. Theo Ông/Bà các loại thực phẩm và đồ uống sau đây có khả năng gây ra cơn Gút cấp hay không?

STT Nội dung 1.Có 2.Không 3.Không

biết

Câu 10 Phủ tạng động vật (tim, gan, não, thận, dạ dày, lòng, lưỡi, tiết canh...)

Câu 11 Các loại thịt có màu đỏ (trâu, bò, chó, dê,lợn, ngựa ...)

Câu 12 Các loại thịt màu trắng (thỏ, gà, vịt, ngan,...)

Câu 13 Các loại thức ăn lên men từ thịt (nem chua, thịt chua, ...)

Câu 14 Hải sản (cá biển, mực, sò, tôm, cua, ốc, hến...)

Câu 15 Các loại đậu hạt (đậu đen, đậu tương, giá đậu tương, đậu xanh)

Câu 16

Các loại có tốc độ sinh trưởng nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 78 - 105)