Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 34 - 36)

2.3.1. Khung nghiên cứu:

Đề tài sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe trên một nhóm (không đối chứng) với việc so sánh đánh giá trước - sau can thiệp.

Hình 2.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu 2.3.2. Quy trình can thiệp:

Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và can thiệp giáo dục trên đối tượng nghiên cứu như sau:

Đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 1)

- Được tiến hành khi người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám được chẩn đoán mắc bệnh Gút theo tiêu chuẩn chẩn đoán ILAR và Omeract năm 2000 bằng cách: người phỏng vấn sẽ đọc phiếu điều tra (Phụ lục 2), giải thích cho ĐTNC

Can thiệp (Giáo dục sức khỏe ) So sánh, bàn luận, kết luận Đối tượng NC (Người bệnh Gút)

Đánh giá sau can thiệp (Lần 2)

Đánh giá trước can thiệp (Lần 1 )

hiểu, ĐTNC sẽ trả lời và người phỏng vấn sẽ điền vào phiếu điều tra.

- Xây dựng quy trình can thiệp nội dung giáo dục sức khỏe về chế độ ăn uống và lối sống phù hợp với từng người bệnh Gút.

- Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho ĐTNC với nội dung được xây dựng phù hợp (Phụ lục 1), sau khi có kết quả đánh giá lần 1. Đối tượng nghiên cứu còn thiếu, yếu khâu nào về chế độ ăn uống và lối sống thì sẽ được tư vấn, giáo dục bổ sung trực tiếp và có tài liệu kèm theo (Phụ lục 1,5,6).

- Thời lượng cho đánh giá lần 1 kéo dài khoảng 1 giờ bao gồm: tiếp xúc người bệnh, giải thích về mục đích nghiên cứu, phỏng vấn người bệnh, giáo dục sức khỏe cho người bệnh những nội dung người bệnh còn chưa rõ hoặc chưa biết về chế độ ăn uống và lối sống cho người bệnh Gút.

Đánh giá sự thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp giáo dục sức khỏe (đánh giá lần 2)

- Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu lần 2 (sau can thiệp giáo dục 1 tháng bằng phiếu điều tra giống lần 1) để so sánh sự thay đổi kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống của ĐTNC trước và sau can thiệp.

- Trong tổng số 62 người bệnh tham gia nghiên cứu có 27 người bệnh đến tái khám, chúng tôi tiếp xúc và phỏng vấn ĐTNC trong buổi chiều theo lịch hẹn; 35 người bệnh không đến tái khám, chúng tôi cũng tiến hành thu thập số liệu tại nhà người bệnh vào các buổi chiều bằng cách gọi điện thoại hẹn trước.

2.3.3. Nội dung can thiệp [phụ lục 1]

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gút về chế độ ăn uống và lối sống

- Những loại thức ăn đồ uống có khả năng gây cơn Gút cấp

- Những loại thức ăn, đồ uống có lợi đối với người bệnh Gút

- Lối sống phù hợp với người bệnh Gút

2.3.4. Nhóm nghiên cứu:

- Chủ đề tài nghiên cứu

- Cộng tác viên: 5 điều dưỡng trong đó có 2 điều dưỡng của khoa Nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định và 3 điều dưỡng là giảng viên của trường Đại

học Điều dưỡng Nam Định đang đi lâm sàng tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Các cộng tác viên đã được tập huấn kỹ về cách thức lấy số liệu và nội dung can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 34 - 36)