So sánh kiến thức của đối tượng về chế độ ăn uống và lối sống đối với ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 55 - 64)

đối với người bệnh Gút

Chúng tôi tiến hành can thi giá lại sau 1 tháng thấy r

những loại thực phẩm có nguy cơ kh

lợi cho người bệnh Gút, không có nguy cơ gây kh quen, lối sống trong sinh ho

ng mức độ kiến thức của người bệnh về chế lối sống

ấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức về chế độ Gút rất thấp chỉ có 1,6%, trong khi đó tỷ lệ ngư cao 98,4%

ến thức của đối tượng nghiên cứu về chế độ ăn uống v trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe

n hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho người bệnh Gút y rằng có sự thay đổi kiến thức rõ rệt kiến thức c m có nguy cơ khởi phát cơn Gút cấp, những loại th

, không có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp trong sinh hoạt hằng ngày có lợi cho người bệnh Gút:

1,6 % 98,4% Có kiến thức Thiếu kiến thức . ế độ ăn uống và

ộ ăn uống và lối người bệnh thiếu

ề chế độ ăn uống và lối sống

nh Gút và đánh c của ĐTNC về i thực phẩm có p và những thói : Có kiến thức Thiếu kiến thức

3.3.1. Thay đổi kiến thức về những loại thực phẩm có nguy cơ gây bệnh Gút Bảng 3. 10: Thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm giàu

Purin có nguồn gốc động vật có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng Nội dung Trước can thiệp (n=62) Sau can thiệp (n=62) p n % n % Phủ tạng động vật 23 37,1 60 96,8 <0,001 Các loại thịt đỏ 20 32,3 59 95,2 <0,001 Các loại thịt trắng 18 29,0 49 79,0 <0,001

Các loại thức ăn lên men từ thịt 15 24,2 48 77,4 <0,001

Hải sản 30 48,4 57 91,9 <0,001

Kết quả bảng 3.10 cho thấy đã có sự thay đổi kiến thức của người bệnh về các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật có hàm lượng Purin cao, trước can thiệp có tới 37,1% người bệnh cho rằng phủ tạng động vật có khả năng gây cơn Gút cấp, sau can thiệp tỷ lệ này đã tăng lên 96,8%. Tương tự với các loại thịt đỏ, thịt trắng, thức ăn lên men từ thịt, hải sản tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng cũng thay đổi từ 32,3%; 29,0%; 24,2%, 48,4% lên 95,5%; 79,0%; 77,4%; 91,9% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

Bảng 3. 11: Thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về rượu, bia và các loại nước uống ngọt có ga có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng Nội dung Trước can thiệp (n=62) Sau can thiệp (n=62) p n % n % Nước uống ngọt có ga 17 27,4 51 82,3 <0,001 Các loại rượu mạnh 38 61,3 59 95,2 <0,001

Các loại bia (bia hơi, bia tươi...) 17 27,4 46 74,2 <0,001 Kết quả trả lời bảng 3.11 cho thấy kiến thức của người bệnh về tác hại của nước ngọt có ga, rượu bia đối với bệnh Gút đã được nâng lên đáng kể từ 27,4%, 61,3%, 27,4% lên 72,6%, 95,2%, 74,2% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

3.3.2. Thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về những loại thực phẩm có lợi cho người bệnh Gút

Biểu đồ 3. 5: Thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sữa, các loại đậu

33,5 25,8 30.6 77,4 72,6 80.6 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0%

Đậu hạt Măng nấm Các loại sữa

Trước can thiệp Sau can thiệp

Biểu đồ 3.5 cho thấy trước can thiệp chỉ có 30,6%, 33,5% và 25,8% người bệnh cho rằng sữa, các thực phẩm giàu Purin có nguồn gốc thực vật (các loại đậu hạt) và các loại thực phẩm có tốc độ sinh trưởng nhanh như măng, nấm có lợi cho người bệnh Gút. Sau can thiệp giáo dục đã có 77,4%, 72,6% và 80,6% người bệnh đã nhận thức được các loại thực phẩm này là có lợi cho người bệnh Gút, không có nguy cơ gây khởi phát cơn Gút cấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

Bảng 3. 12: Thay đổi kiến thức về của đối tượng nghiên cứu về các loại thực phẩm là rau của quả và ngũ cốc có lợi cho người bệnh Gút:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng Nội dung Trước can thiệp (n=62) Sau can thiệp (n=62) p n % n %

Các loại rau xanh 44 71,0 62 100 <0,001

Các loại củ, quả màu đỏ 27 43,5 56 90,3 <0,001

Ngũ cốc 42 69,4 60 96,8 <0,001

Kết quả trả lời bảng 3.12 cho thấy sau can thiệp giáo dục đa số người bệnh đã biết được rằng tiêu thụ các loại rau quả, ngũ cốc là không có nguy cơ gây ra cơn Gút cấp. Cụ thể: rau xanh là 100%, củ quả màu đỏ là 90,3%, ngũ cốc là 96,8% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

3.3.3. Thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thói quen, lối sống liên quan đến bệnh Gút:

Bảng 3. 7: Thay đổi kiến thức về những thói quen, lối sống trong sinh hoạt hàng ngày có lợi đối với người bệnh Gút:

Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đúng Nội dung Trước can thiệp (n=62) Sau can thiệp (n=62) p n % n % Bỏ thuốc lá 25 40,3 56 90,3 <0,001

Uống nhiều nước ( > 2 lít/ngày ) 20 32,3 52 83,9 <0,001 Giảm cân nếu người bệnh thừa

cân, béo phì 29 46,8 51 82,3 <0,001

Tập thể dục vừa sức, thường

xuyên. 27 43,5 53 85,5 <0,001

Kết quả trả lời bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ người bệnh hiểu biết về các thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh Gút thay đổi rất đáng kể. Cụ thể: trước can thiệp tỷ lệ người bệnh Gút hiểu được lợi ích của bỏ thuốc lá, uống nhiều nước, giảm cân, tập thể dục lần lượt là 40,3%; 32,3%; 46,8%; 43,5%, sau can thiệp các tỷ lệ này đã tăng lên 90,3%; 83,9%; 82,3%; 85,5% (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê)

3.3.4. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu bằng lượng hóa theo điểm: Bảng 3. 8: So sánh Điểm trung bình kiến thức của người bệnh về chế độ ăn

uống đối với người bệnh Gút trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe:

Trước can thiệp Sau can thiệp

X ± SD 5,68 ± 1,47 12,1 ± 1,24

Min 2 9

Max 11 14

p <0,001

Bảng 3.14 cho thấy trên tổng số 14 điểm: điểm trung bình kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trước can thiệp là 5,68 ± 1,47, điểm thấp nhất là 2 điểm, cao nhất là 11 điểm, sau can thiệp giáo dục đã tăng lên 12,1 ± 1,24 điểm trong đó thấp nhất là 9 cao nhất là 14

Bảng 3. 9: So sánh Điểm trung bình chung kiến thức của người bệnh về lối sống đối với người bệnh Gút trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe

Trước can thiệp Sau can thiệp

X ± SD 1,63 ± 0,73 3,42 ± 0,71

Min 0 2

Max 3 4

p <0,001

Bảng 3.15 cho thấy điểm trung bình kiến thức của người bệnh về lối sống trước can thiệp là 1,63 ± 0,73, sau can thiệp giáo dục đã tăng lên 3,42 ± 0,71, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001)

Bảng 3. 16: So sánh tổng điểm trung bình kiến thức của người bệnh Gút trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe

Trước can thiệp Sau can thiệp

X ± SD 7,31 ± 1,68 15,52 ± 1,3

Min 4 13

Max 13 18

p <0,05

Bảng 3.16 cho thấy trên tổng số 18 điểm tổng điểm trung bình kiến thức của ĐTNC về chế độ ăn uống và lối sống trước can thiệp là 7,31 ± 1,68, điểm thấp nhất là 4 điểm, cao nhất là 13 điểm, sau can thiệp giáo dục đã tăng lên 15,52 ± 1,3 điểm trong đó thấp nhất là 13 cao nhất là 18 (p<0,001)

Bảng 3. 17: Sự thay đổi mức độ kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục:

Mức độ kiến thức của người bệnh

Trước can thiệp Sau can thiệp

n % n %

Có kiến thức 1 1,6 62 100

Thiếu kiến thức 61 98,4 0 0

p <0,05

Kết quả bảng 3.17 cho thấy sau can thiệp giáo dục tỷ lệ người bệnh có kiến thức về chế độ ăn uống và lối sống đối với người bệnh Gút thay đổi tích cực từ 1,6% đã tăng lên 100%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Chương 4 BÀN LUẬN

Từ kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu chúng tôi xin bàn luận một số vấn đề sau:

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi gồm 62 người bệnh Gút điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 1/2017 đến hết tháng 6/2017.

4.1.1. Tuổi và giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 60/62 người bệnh là nam giới, chiếm tỷ lệ 96,8% , cho thấy ở bệnh Gút có sự chênh lệch về giới rõ. Kết quả này cũng không khác biệt nhiều so với Lưu Thị Bình tỷ lệ nam/nữ là 10/1[2], theo Lê Thị Viên (2006) tỷ lệ này là 98% [15]

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng có kết quả tương tự, tỷ lệ người bệnh nam giới trong nghiên cứu của L Annemans (2008) là 81,6% [19], S Kou C.F – 2015 tỷ lệ người bệnh Gút là nam giới so với nữ giới là 3 - 4: 1 [38].

Tỷ lệ nam giới bị Gút cao có thể do di truyền, lối sống ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia. Do đó giới tính nam được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh.

Tuổi trung bình của nhóm người bệnh nghiên cứu là 63,82 ± 12,87 tuổi. Người bệnh ít tuổi nhất là 33 tuổi, cao tuổi nhất là 90 tuổi. Tỷ lệ người bệnh thuộc lứa tuổi trên 60 tuổi là cao nhất chiếm 59,7%. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các tác giả Lưu Thị Bình (2014) [2], Phạm Thị Minh Nhâm (2011) [12]

Kuo, C.F (2015) tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ dân số Anh cho thấy tuổi trung bình của người bệnh Gút là 70 tuổi. Có sự khác biệt này là do điều kiện kinh tế, nơi sống khác nhau, tuổi thọ trung bình của người dân khác nhau [38].

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng bệnh Gút thường khởi phát từ 30 tuổi trở lên, đặc biệt là những người đã hết khả năng lao động. Chính do không lao động nên làm phát sinh nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa trong đó có Gút.

4.1.2. Đặc điểm nhân khẩu học

Về nơi ở của ĐTNC chủ yếu sống ở nông thôn chiếm 77,4% cao gấp hơn 3 lần thành thị. Tỷ lệ này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lưu Thị Bình (2014) có tới 45,7% người bệnh sống ở nông thôn thấp hơn so với 54,3% người bệnh sống ở thành thị [2]. Lý giải cho sự khác biệt này có thể do địa bàn nghiên cứu khác nhau, thời gian và địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Trình độ học vấn của ĐTNC chủ yếu là trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 43,5%. Lý giải cho điều này là do ĐTNC chủ yếu trên 60 tuổi (59,7%), họ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, do đó không có điều kiện học tập.

Tỷ lệ người bệnh Gút chủ yếu là nông dân chiếm 38,7% và viên chức chiếm 35,5%. Điều này cho thấy kết cấu nghề nghiệp của người dân phù hợp với 77,4% ĐTNC sống tại nông thôn. Tại Việt Nam, trước kia bệnh Gút được coi là bệnh nhà giàu vì chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh Gút. Tuy nhiên từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, số người bệnh Gút đã gia tăng ở mức độ chóng mặt. Ngày nay điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao hơn trước, do đó chế độ ăn của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Chính vì vậy mặc dù làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ người dân mắc bệnh Gút cũng tương đối cao. Điều này cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về nghề nghiệp giữa các ĐTNC.

4.1.3. Thời gian mắc bệnh Gút, số lần tái phát cơn Gút cấp trong 12 tháng

Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh Gút trung bình của ĐTNC là 9,98 ± 6,8 năm, cao nhất là 27 năm và có những người bệnh phát hiện mắc bệnh Gút lần đầu tiên, kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lưu Thị Bình (2014) là 2,9 ± 3,76 [2], thấp hơn nghiên cứu của Trần Thu Giang (2013) tính từ cơn Gút cấp đầu tiên, thời gian mắc bệnh trung bình là 11,8 ± 6,8 năm, thấp nhất là 3 năm, cao nhất là 30 năm [7].

Số lần tái phát cơn Gút cấp trong 12 tháng vừa qua là 1,87 ± 1,12 trong đó có người không tái phát lần nào, có người tái phát nhiều nhất là 4 lần. Trong vòng 12

tháng có 14,5% người bệnh không xuất hiện cơn Gút cấp tái phát, 53,2% xuất hiện 1-2 lần, 32,2% xuất hiện trên 2 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người bệnh gút về chế độ ăn uống và lối sống sau can thiệp giáo dục sức khỏe tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2017 (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)