10. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học
sinh trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động GDSKSS VTN cho HS THCS thành phố Quy Nhơn, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với:
- 252 học sinh/ 4 khối lớp 21 trường THCS thành phố Quy Nhơn.
- 189 giáo viên, 46 cán bộ quản lý ( BGH, giáo viên TPT Đội, bí thư chi Đoàn TNCS HCM các trường THCS thành phố Quy Nhơn).
- Phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng là CBQL,GV, HS nhằm thu nhập thêm những thông tin cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia để hệ thống hóa các vấn đề lớn trong nghiên cứu.
Nội dung của phiếu điều tra tìm hiểu về:
- Thực trạng nhận thức về SKSS VTN của học sinh các trường THCS thành phố Quy Nhơn, gồm nhận thức các chủ đề, nguồn thông tin và kiến thức về nội dung của SKSS VTN.
- Thực trạng hoạt động GDSKSS VTN cho HS các trường THCS thành phố Quy Nhơn, gồm: Nhận thức, thái độ của HS về hoạt động GDSKSS VTN, nội dung, hình thức, phương pháp và kết quả GCSKSS VTN cho HS.
- Thực trạng quản lý hoạt động GDSKSS VTN cho HS các trường THCS gồm: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý hình thức, các điều kiện, các lực lượng của hoạt động GDSKSS VTN.
2.3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ của HS THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về SKSS VTN và GDSKSS, chúng tôi điều tra nhận thức, thái độ của HS về một số nội dung cơ bản của SKSS VTN sau đây: SKSS, độ tuổi trưởng thành sinh dục, tình dục và tình yêu; các biện pháp tránh thai; nạo phá thai; các bệnh LNQĐTD; sự cần thiết của GDSKSS VTN và các nguồn thông tin.
Bảng 2.1. Nhận thức khái niệm của HS về SKSS
TT Đối tượng Học sinh
SL %
1
Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội ở một số vấn đề liên quan đến bộ máy sinh sản, đến các chức năng và quá trình hoạt động của nó.
20 7,9
2 Hoạt động giới thõa mãn và an toàn, có khả năng sinh
sản và tự quyết định thời gian sinh con và số con. 38 15,1
3 Quyền được thông tin và hưởng các dịch vụ KHHGĐ
an toàn, hiệu quả của phụ nữ và nam giới. 25 9,9 4 Ngăn chặn các BLNQĐTD 34 13,5 5 Tất cả các yếu tố trên 135 53,6
TỔNG CỘNG 252 100
Phân tích kết quả trên cho thấy học sinh lựa chọn nội dung 5 ( Tất cả các yếu tố trên) chiếm khá cao ( 53,6%), điều này chứng tỏ mặc dù khái niệm SKSS chưa được cung cấp cho các em một cách có hệ thống và cũng còn mới đối với học sinh THCS nhưng đa số các em bước đầu đã tiếp cận được với khái niệm này, đồng thời hiểu được tầm quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, tương lai của bản thân thông qua việc tìm hiểu được tầm quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, tương lai của bản thân thông qua việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản.
*Về đối tượng cần chăm sóc SKSS
Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh 21 trường THCS thành phố Quy Nhơn về đối tượng chăm sóc SKSS, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về đối tượng chăm sóc SKSS
TT Đối tượng Học sinh
Số lượng %
1 Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái 32 12,7 2 Phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ 29 11,5 3 Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 38 15,1 4 Phụ nữ nói chung 22 8,7 5 Tất cả các đối tượng trên 131 52,0
TỔNG CỘNG 252 100
Theo như kết quả khảo sát thì nhìn chung đa số các em học sinh nắm bắt được đối tượng về chăm sóc SKSS là “Tất cả các đối tượng trên”: 52,0% chọn. Nội dung 1 “Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em gái” chiếm 12,7%. Tuy vậy, nội dung 2 và 3 vẫn còn một số học sinh lựa chọn “Phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ” chiếm 11,5%; “Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ” chiếm 15,1%. Một số học sinh chọn nội dung 4 “Phụ nữ nói chung” chiếm 8,7%. Con số này thể hiện sự nhận thức của HS về kiến thức SKSS còn nhiều hạn chế. Đây là hạn chế cần khắc phục việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền hơn nữa kiến thức SKSS nói chung và các vấn đề về SKSS VTN cho HS nói riêng.
Bảng 2.3. Nguồn thông tin về SKSS VTN
TT Nguồn thông tin Học sinh THCS
SL %
1 Phương tiện thông tin đại chúng Tivi 83 32.9 Đài 22 8.7 Tạp chí 30 11.9 Sách báo 42 16.7 Internet 75 29.8 2 Gia đình và hàng xóm Bố 16 6.3 Mẹ 65 25.8 Chị, em gái 25 9.9 Anh, Em trai 15 6.0 Mọi người 131 52.0
3 Người có chuyên môn Bạn bè
Thầy cô giáo 60 23.8 Nhân viên y tế 143 56.7 Cộng tác viên
dân số 20 7.9 Bạn bè 17 6.8 Người yêu 12 4.8 Số liệu trên là tổng hợp từ điều tra về việc tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến SKSS VTN đối với các em học sinh THCS. Bảng trên cho thấy nguồn thông tin về SKSS VTN rất phong phú và đa dạng. HS được nghe nói về SKSS VTN thông qua rất nhiều nguồn tin khác nhau. Người viết đã phân chia thành ba nguồn chính: Thứ nhất là nguồn thông tin đại chúng; Thứ hai là nguồn thông tin từ gia đình và cuối cùng là nguồn người có chuyên môn, bạn bè.
Về nguồn tin từ thông tin đại chúng: Dựa vào bảng số liệu cho thấy, học sinh chủ yếu dựa vào nguồn Tivi và Internet để có những hiểu biết về SKSS VTN. Về nguồn tin Tivi chiếm 83 tổng số phiếu trên 252 phiếu (chiếm32.9%) còn nguồn
Internet chiếm 75 phiếu trên 252 phiếu (chiếm 29.8%). Điều này cũng dễ hiểu vì thời đại bây giờ là thời đại công nghệ thông tin đại chúng, thời đại của Internet toàn cầu. Lớp trẻ, đặt biệt là học sinh THCS đã khá sành sỏi trong việc sử dụng Internet. Còn những nguồn tin khác như Đài, Tạp chí và Sách báo chiếm tỉ lệ thấp, như Đài chiếm (8.7%), Tạp chí chiếm (11.9%) và Sách báo chiếm (16.7%).
Về nguồn tin từ gia đình và hàng xóm: Bảng số liệu chứng tỏ học sinh THCS nhận được thông tin từ SKSS từ phía gia đình rất hạn chế: Từ bố chỉ chiếm 6.3%, chị em gái chiếm 9.9% và anh em trai chiếm 6.0%. Nguồn thông tin SKSS nhận được từ mẹ có phần cao hơn nhưng không chiếm ưu thế (chiếm 25.8%). Chiếm ưu thế nhất là nguồn thông tin từ phía mọi người (chiếm 52.0%). Sở dĩ có sự chênh lệch đó là do nhiều nguyên nhân, một phần do các em thường ngại không dám trao đổi những vấn đề SKSS với những người trong gia đình, hoặc gia đình chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục SKSS cho các em.
Đối với nguồn tin người có chuyên môn, bạn bè thì chúng ta thấy nguồn thông tin từ những người chuyên môn như nhân viên y tế chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 56.7%). Chứng tỏ học sinh đã tiếp cận thông tin này không những ở trường học mà còn ở địa phương, những cuộc tuyên truyền của cán bộ Y tế địa phương hoặc những cuộc thi bằng hình thức sân khấu hóa liên quan đến công tác giáo dục sức khỏe sinh sản. Nhà trường là nơi tốt nhất để học sinh nắm được vấn đề SKSS VTN. Nhà trường là nơi tốt nhất để học sinh nắm được vấn đề SKSS VTN nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy thông tin từ các thầy cô giáo vẫn không cao (23.8%). Điều này chứng tỏ các em chưa nhận được kiến thức về SKSS từ thầy cô. Vấn đề này đặt ra cho chúng ta cần phải có hướng giáo dục học sinh chặt chẽ hơn từ phía nhà trường về vấn đề GDSKSS VTN cho các em HS.
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trung học cơ sở.
Nhìn chung, chương trình phòng tránh thai KHHGĐ ở Việt Nam chưa được coi trọng, chưa được tuyên truyền, hướng dẫn đúng mức cho VTN. Đối với HS hoàn toàn không được coi là đối tượng tác động của chương trình này. Do đó, HS chưa có điều kiện để tiếp xúc rộng rãi với các thông tin về vấn đề SKSS nói chung
và các biện pháp tránh thai nói riêng. Hiểu biết đúng và đầy đủ các biện pháp tránh thai là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến hành vi an toàn tình dục, phòng tránh thai ngoài ý muốn của mỗi người. Do đó tìm hiểu, đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh trong vấn đề này là cần thiết.
Khi được hỏi về các biện pháp tránh thai chúng tôi nhận thấy hiểu biết về các biện pháp tránh thai của các em học sinh rất cao. “Sử dụng thuốc tránh thai” Biết sử dụng (3,6%), Có nghe đến (55,6%), không biết (39,3%): “Thuốc tránh thai khẩn cấp” Biết sử dụng (5,6%), có nghe đến (21,8%), không biết (69,4%); “Đặt vòng” biết sử dụng (5,2%), có nghe đến (49,2%), không biết (45,6%); “Dùng thuốc tiêm tránh thai” biết sử dụng (0,8%), có nghe đến (38,8%), không biết (60,3%); “Tính vòng kinh” biết sử dụng (3,2%), có nghe đến (21,8%), không biết (73,4%), “Dùng thuốc diệt tinh trùng” biết sử dụng (0,0%) có nghe đến (14,3%), không biết (85,7%). “ Xuất tinh ngoài âm đạo”, biết sử dụng (2,7%), có nghe đến (20,2%), không biết (77,4%). “Đình sản, triệt sản nam” biết sử dụng (0,4%), có nghe đến (11,1%), không biết (87,3%). “Đình sản triệt nữ” biết sử dụng (1,6%), có nghe đến (88,2%). Đình sản triệt sản nữ” biết sử dụng (1,6%), có nghe đến (14,7%), không biết (85,3%).
Biểu đồ 2.1. Hiểu biết của HS về các biện pháp tránh thai
biện pháp tránh thai có sự tương quan đồng biến với mức độ phổ biến các biện pháp đó trong thực tế. Những biện pháp HS có hiểu biết nhiều là những biện pháp được tuyên truyền khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp được phổ biến trong xã hội như dùng thuốc tránh thai, đặt vòng.
Bảng 2.4. Hiểu biết của HS về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai
TT Hậu quả Học sinh THCS
SL %
1 Ảnh hưởng đến sức khỏe ( chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung)
195 77.4
2 Có thể ảnh hưởng đến tính mạng 85 33.7 3 Con sinh ra bị dị tật 97 38.5 4 Bị bạn bè và người thân lên án 130 51.5 5 Có thể bị vô sinh sau này 135 53.6 6 Ảnh hưởng đến học tập 120 47.6 7 Không có hậu quả gì 22 8.7
Trong chương trình GDSKSS VTN cần tập trung ưu tiên là ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn và cố gắng để loại trừ nạo phá thai và trong trường hợp nào đó nạo phá thai phải đảm bảo an toàn không để lại di chứng, hậu quả hoặc gây ra tai biến.
Phân tích kết quả chúng ta nhận thấy, nội dung 1 “ Ảnh hưởng sức khỏe” ( chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung) được HS lựa chọn nhiều nhất, ( 77.4%), tiếp theo là nội dung 5 “ Có thể vô sinh sau này” chiếm tỷ lệ (53.6%). Nội dung 7
“ Không có hậu quả gì” ( 8.7%), các nội dung còn lại từ 30 đến gần 50% học sinh lựa chọn. Điều này cho thấy, HS nhận thức được tác hại của việc có thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai. Hiểu biết đúng về tác hại của việc có thai ngoài ý muốn hoặc nạo phá thai sẽ giúp HS nhận thức được tác hại, tránh được hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho các em.
*Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS về các BLNQĐTD, chúng tôi chỉ điều tra một số bệnh mà HS thường được biết qua nhiều kênh thông tin, những bệnh khác chúng tôi không đưa vào nội dung điều tra. Kết quả điều tra thể hiện ở biểu đồ sau đây:
Hầu hết các em đều nhận biết được các BLNQĐTD
Các em nhận biết HIV/AIDS là các BLNQĐTD cao nhất : 73% - Bệnh giang mai: 8%
- Bệnh lậu: 16% - Viêm gan B: 3%
Biểu đồ 2.2. Hiểu biết của HS về các BLNQĐTD
Những bệnh HS biết nhiều liên quan đến công tác tuyên truyền của xã hội, ngược lại đối với các bệnh HS ít biết là những bệnh ít được thông tin. Sự thiếu hiểu biết này đang đặt ra vấn đề tuyên truyền. GDSKSS VTN trong nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GD những kiến thức về SKSS cho học sinh. Nhưng nhìn chung tỷ lệ các em nắm bắt về thông tin về các căn bệnh này chưa cao. Kết quả trên đây chứng tỏ nhận thức về BLNQĐTD của HS THCS chưa thực sự sâu rộng.
*Nhận thức về thái độ của học sinh đối với hành vi quan hệ tình dục:
Kết quả điều tra về thái độ của HS đối với hành vi quan hệ tình dục được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5. Biểu hiện về thái độ của HS đối với hành vi quan hệ tình dục
TT Nội dung ý kiến
Mức độ
Đồng ý Không đồng ý
Không ý kiến
1 Quan hệ tình dục là thể hiện tình yêu của
bạn với người mình yêu 6.5% 69.2% 24.3%
2 Quan hệ tình dục chủ yếu là để thắt chặt
mối quan hệ giữa hai người yêu nhau 12.0% 51.5% 36.4%
3 Có thai trước hôn nhân là chuyện bình
thường 10.7% 59.7% 29.6% 4 Chỉ nên có quan hệ tình dục trong quan
hệ vợ chồng 83.2% 9.0% 7.8%
5
Tình dục chỉ đơn thuần là vấn đề bản năng, sinh con đẻ cái không liên quan gì đến yếu tố tâm lý, văn hóa, đạo đức
14.9% 54.0% 31.1%
6 Có thể quan hệ tình dục ngay ở lứa tuổi
học sinh nhưng tránh có thai 8.3% 81.6% 10.1%
Kết quả điều tra trên cho thấy, HS đồng ý với quan niệm “ Chỉ quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng” chiếm đại đa số ( 83,2%). Phần lớn học sinh đều cho rằng “ Không quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh: ( 81.6%) và “ không coi tình dục là thể hiện tình yêu” (69.2%). Điều này cho thấy nhận thức đúng đắn của HS về các biện pháp phòng tránh các BLNQĐTD. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS không nhận thức được vấn đề trên không có ý kiến về vấn đề này. Thực tế cho thấy, còn một số HS tỏ ra không quan tâm đến tác hại của BLNQĐTD.
Bảng 2.6. Hiểu biết của HS về căn bệnh của HIV/AIDS
TT Đường lây truyền Học sinh THCS
SL %
1 Tiếp xúc thông thường 7 2.8 2 Bắt tay ôm hôn 3 1.2
3 Truyền máu 198 78.6
4 Dùng chung kim tiêm 225 89.3
5 Muỗi đốt 39 15.5
6 Mẹ truyền sang con 232 92.1 7 Quan hệ tình dục không an toàn 215 85.3
Từ kết quả điều tra cho thấy, hầu hết HS đã biết được các con đường lây truyền của HIV/AIDS. Bốn con đường các em chọn nhiều nhất là “ Mẹ truyền sang con” chiếm 92.1%. “ Dùng chung kim tiêm” chiếm 89,3%; “Quan hệ tình dục không an toàn” chiếm 85,3%; Truyền máu: 78,6%. Đây cũng chính là các con đường lây nhiễm HIV. Nội dung “ Tiếp xúc thông thường” chiếm 2.8% và “ Bắt tay ôm hôn” chiếm 1,2%, chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Như vậy, nhìn chung các em đã có nhận thức đúng về các đường lây truyền của HIV/AIDS. Nhận biết và biết phòng tránh là vấn đề cần thiết để giúp các em có thể tránh xa với căn bệnh nguy hiểm này.
Biểu đồ 2.3. Nhận thức HS về phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Với kết quả điều tra trên chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
+ Hầu hết HS đều trả lời đúng về việc phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Theo các em, có thể phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các con đường; dùng riêng bơm kim tiêm ( 77.8%); Không tiêm chích/ sử dụng ma túy (88.9%); dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục (69,4%), đeo găng tay khi tiếp xuca với máu và dịch của người nhiễm HIV/AIDS (74,2%), truyền máu an toàn (81.0%), chung thủy một vợ một chồng (82.9%); Tránh tiếp xúc với người nhiễm HIV (16.7%).
Như vậy, có thẻ thấy hầu hết HS với các trường THCS ở thành phố Quy Nhơn đã nhận thức đúng về các cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS
*Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của việc GDSKSS VTN cho HS THCS
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của việc GDSKSS