Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70)

10. Cấu trúc luận văn

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản

vị thành niên cho học sinh THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2.5.1 Ưu điểm – Thuận lợi

Hoạt động GDSKSS VTN các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn nhận được nhiều sự quan tâm, lãnh đạo các cấp, đặc biệt là của ngành Giáo Dục Đào tạo,phần lớn cán bộ giáo viên, học sinh đều nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của công tác GDSKSS VTN, tầm quan trọng của công tác chăm sóc SKSS trong cuộc sống của con người , học sinh nhận thức được đối tượng chăm sóc SKSS và một số khái niệm và nội dung chăm sóc SKSS của học sinh ở mức độ khả quan, đa số các em hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

2.5.2. Hạn chế- Khó khăn.

Các trường THCS hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong công tác GDSKSS VTN cho HS như cơ sở thiếu thốn về vật chất, phát triển đội ngũ, nguồn lực đầu tư

chưa nhiều trong công tác GDSKSS VTN cho HS.

Tâm lý e ngại của HS; nhận thức của HS và phụ huynh về vấn đề này chưa cao, hình thức giảng dạy chưa phong phú, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, phương pháp chưa phù hợp, nội dung GDSKSS chưa thiết thực; thiếu tài liệu, thiếu phương tiện; truyền thông chưa phong phú.

Trong quản lý hoạt động GDSKSS VTN hầu hết các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định còn nhiều hạn chế: Công tác quản lý có sự quan tâm và hỗ trợ hết sức của lãnh đạo nhà trường nhưng chưa được như mong muốn. Công tác này thường do Đội thiếu niên, theo dõi và đánh giá. Đây chính là yếu tố có thể ảnh hưởng cho công tác GDSKSS VTN cho HS. Các trường THCS chưa phát huy sức mạnh tổng hợp giữa GD nhà trường, gia đình và của toàn xã hội. Nhà trường chưa vận động và tổ chức thu hút tham gia rộng rãi của nhân dân và toàn xã hội vào công tác GDSKSS VTN, chưa tạo được sự phối hợp liên ngành trong hoạt động quản lý công tác GDSKSS cho HS.

Trong công tác GDSKSS VTN các trường THCS chưa chú trọng đến các điều kiện hỗ trợ như : cơ sở vật chất, phương tiện, tài liệu phục vụ cho công tác này còn thiếu thốn, hiện các trường chưa thành lập CLB và văn phòng tư vấn SKSS VTN. Vì vậy, hiện nay công tác GDSKSS VTN cho HS còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

2.5.3 Nguyên nhân:

*Nguyên nhân khách quan:

Áp lực của chương trình đào tạo chính khóa, thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa không nhiều, do vậy việc tổ chức hoạt động ngoại kháo nhằm nâng cao kiến thức về SKSS cho các em còn bị hạn chế. Chính sách của nhà nước về GDSKSS VTN chỉ tập trung vào đối tượng đã có gai đình SKSS chưa trở thành một môn học chính thống trong nhà trường. Nhất là các khía cạnh tình dục và quan hệ tình dục hầu như không đề cập tới.

*Nguyên nhân chủ quan:

số cán bộ, GV, phụ huynh và HS có nhận thức đúng về công tác GDSKSS VTN cho HS.Tâm lý của những HS còn e ngại, khi chưa nhận thức đúng đắn thì hiển nhiên hành động sẽ bị sai lệch.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Với kết quả khảo sát và phân tích tình hình thực tế tại 21 trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về quản lý công tác GDSKSS VTN cho HS THCS chúng tôi nhận thấy vẫn còn những hạn chế sau đây:

Các hình thức tổ chức GD tuy có đa dạng, nhưng nội dung chưa thiết thực và phong phú, chưa sử dụng tối đa và phối hợp khéo léo những phương pháp giáo dục nên chưa thuyết phục được HS. Công tác GDSKSS VTN chưa thực sự gây hấp dẫn lôi cuốn, thu hút, tính tự giác tham gia của HS.

Mỗi trường THCS trên địa bàn tuy có kế hoạch, nhưng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chưa chú trọng nhiều đến công tác bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao trình độ về GDSKSS VTN. Việc dạy lồng ghép trong các môn học thông qua những môn học khác chưa đồng bộ, chưa được chú trọng và HS xem đây là môn phụ.

Trong mỗi nhà trường chưa có sự phối hợp nhiều và đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường giũa nhà trường với các đơn vị chuyên môn tại địa phương trong công tác GDSKSS VTN cho HS.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Cơ sở xác lập các biện pháp

Chiến lược Dân số Việt Nam đã đưa ra định hướng là “ Giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm từng yếu tố của chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư để nguồn nhân lực thực sự trở thành thế mạnh và tài sản vô giá của đất nước cho cả hiện tại và các thế hệ mai sau.

Để thực hiện chiến lược đó, một giải pháp quan trọng đã được đề ra là “ Mở rộng nội dung và thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo dục quốc dân với những hình thức thích hợp. Cung cấp kiến thức, tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây dựng kĩ năng sống phù hợp về dân số và phát triển bền vững. SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính. Khuyến khích các hình thức giáo dục đồng đẳng và mở rộng các hình thức tư vấn các vấn đề phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi. Giáo dục dân số và phát triển, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính phải vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, vừa phù hợp với định hướng phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc. Khuyến khích việc cung cấp thông tin về vấn đề dân số, SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ. Cho đến nay, trên thế giới cũng như trong nước giáo dục giới tính và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ngày càng được khẳng định với vai trò là một nội dung trọng tâm trong công tác giáo dục dân số. Với tinh thần như vậy, trong chu kỳ năm do Qũy Dân số Liên Hiệp tài trợ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xem xét việc xây dựng chương trình tích hợp GDDS – SKSS cho cấp học trong hệ thống giáo dục, từ phổ thông tới trung học chuyên nghiệp và đại học, đối với cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên với tinh thần nhấn mạnh tới các chủ đề về giáo dục SKSS vị thành niên.

giới tính, giúp cho các em có hiểu biết về tâm sinh lý, các chức năng sinh học của cơ quan nam và nữ, nắm những vấn đề cơ bản về giải phẩu và sinh lý người, chức năng sinh đẻ, mang thai, cách phòng tránh thai và vệ sinh sức khỏe sinh sản, giáo dục kĩ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái; hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm; giáo dục lòng tự trọng và biết tôn trọng bạn khác giới; có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu có chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực, đặc bietj đối với học sinh nữ, giúp các em tự tin, tự hoàn thiện nhân cách. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển các thái độ, hành vi đúng đắn về đạo đức có liên quan đến đời sống sinh sản có liên quan đến bản thân; chủ động, tự giác, tỉnh táo, biết tự kiềm chế và khuyên bảo người khác, tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra trong quan hệ nam - nữ, trong tình bạn, tình yêu của tuổi dậy thì. Như vậy mục tiêu cơ bản của chương trình GDSKSSVTN là gây tác động tới vấn đề sức khỏe, cụ thể là các vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ sinh sản hoặc các vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến giống nòi.

3.1.1. Định hướng công tác GD SKSS cho HS các trường THCS thành phố Quy Nhơn.

Ngày 14 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển DS và SKSS” Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Quan điểm của chính phủ bao gồm bốn nội dung sau:

- Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS, SKSS, tập trung nâng cao chất lượng DS, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “Dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng DS và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.

- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS, chăm sóc SKSS là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, GD, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác DS, chăm sóc SKSS.

Mục tiêu của chiến lược là: Nâng cao chất lượng DS, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu DS và phân bố DS, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể:

- Phấn đấu tốc độ tăng DS ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn. Giảm tỷ lệ phá thai xuống 27/100 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và xuống dưới 25/100 vào năm 2020.

- Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản.

- Cải thiện SKSS của người chưa thành niên và thanh niên.Tăng tỷ lệ điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS vào năm 2015 và 75% vào năm 2020.

Rõ ràng chương trình GDDS - SKSS quốc gia đã mở rộng các hình thức GD và nâng cao chất lượng GDDS, SKSS, KHHGĐ, giúp HS hiểu biết rõ hơn về tình hình DS trong và ngoài nhà trường. Mỗi cấp học có các hình thức GD phù hợp. GD SKSS VTN phải đáp ứng yêu cầu cuộc sống, giữ gìn được bản sắc dân tộc. HS trên cơ sở chuyển biến về nhận thức, có thái độ ủng hộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động thực hiện các chính sách DS-SKSS, đặc biệt là các hoạt động xã hội phòng chống tệ nạn. Trong đó, khuyến khích việc cung cấp thông tin và tư vấn về DS, SKSS, KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV và phụ huynh cũng từng bước được quan tâm.

GD SKSS VTN tốt sẽ giảm đáng kể các vấn đề ảnh hưởng xấu đến SKSS như: nạo phá thai không an toàn, hạn chế mang thai ngoài ý muốn và các

BLNQĐTD; nâng cao các hành vi tình dục lành mạnh; có trách nhiệm và tự nguyện; cung cấp các dịch vụ tư vấn đặc biệt cho nhóm tuổi này.

Mặt khác, chương trình, nội dung, phương pháp GD của Bộ GDĐT về công tác quản lý GD SKSS trong trường THCS cần phải có sự thống nhất, đồng bộ của các cấp quản lý, sự phối hợp với các tổ chức xã hội. Muốn vậy người quản lý cần xây dựng kế hoạch phù hợp, đề ra các biện pháp quản lý hoạt động GD SKSS một cách khoa học, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, kết quả khảo sát các trường THCS thành phố Quy Nhơn cho thấy khả năng nhận thức về SKSS VTN của HS THCS còn nhiều hạn chế, thái độ và hành vi về SKSS của một bộ phận HS còn chưa đúng. Cho dù, có sự tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS VTN nhưng số lượng chưa nhiều.

Từ kết quả khảo sát 21 trường THCS ở thành phố Quy Nhơn, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các trường vẫn chưa có GV chuyên trách về công tác giảng dạy SKSS. Đội ngũ tham gia công tác GD SKSS chỉ xoay quanh Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV dạy bộ môn có yêu cầu tích hợp GD SKSS. Ngoài ra, qua các đợt sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường có phối hợp với Trung tâm chăm sóc BVSKBMTE-KHHGĐ hoặc Ủy ban DS - Gia đình, có chương trình làm việc cụ thể với cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn trong một số thời điểm phù hợp.

Công tác GD SKSS được lồng ghép thông qua các buổi tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS của nhà trường và được giao cho Đoàn thanh niên đảm nhiệm. Đội ngũ GV tham gia vào công tác GD SKSS cho HS hầu như chưa có. Chương trình chưa có tài liệu dành riêng cho GD SKSS VTN, hàng năm GD SKSS chỉ mới tập trung vào các buổi ngoại khóa đầu và giữa năm học qua các hình thức báo cáo chuyên đề, toạ đàm, tuyên truyền dưới cờ. Những năm vừa qua, việc cung cấp tài liệu tuyên truyền, giảng dạy SKSS trong nhà trường THCS vừa qua là không nhiều. Các nội dung giảng dạy SKSS được lồng ghép tích hợp vào nội dung 05 môn học có liên quan như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phương thức này còn nhiều hạn chế do những ràng buộc về thời gian, hình thức và nội dung. Chỉ những chủ đề về GD SKSS phù hợp với nội dung

bài giảng mới được lựa chọn tích hợp vào bài học chính khóa. Trong khi nội dung giảng dạy chính khóa phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GDĐT, mà nội dung về SKSS lại hết sức phong phú và đa dạng. Do vậy, các kiến thức SKSS được tích hợp chỉ thiên về lý thuyết, việc thực hiện các kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra có liên quan đến hành vi chăm sóc SKSS VTN ít được đề cập đến. Trong khi đó, GD SKSS VTN có nhiều chủ đề tế nhị, nhạy cảm, khó có thể nêu ra để trao đổi cụ thể, rõ ràng trong mỗi lớp học, đặc biệt là trước thầy cô và bạn bè khác giới.

Công tác phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị chuyên môn trong việc GD SKSS cho HS chưa được tổ chức thường xuyên và chặt chẽ. Các trường THCS chưa có GV chuyên trách hoặc cộng tác viên làm nhiệm vụ này trong năm học. Hiện nay, công tác quản lý GD SKSS đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, yêu cầu cần phải có những biện pháp cụ thể, có hiệu quả đáp ứng nhu cầu của HS THCS.

Thực tế cho thấy, không phải tất cả nhà quản lý đều đạt hiệu quả cao khi quan tâm đến công việc quản lý, mà đó chỉ là điều kiện cần, còn biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với tình hình thực tế, với từng điều kiện cụ thể mới là điều kiện đủ. Có thể nói sự quan tâm cố gắng cùng với phương pháp quản lý tốt của các cấp lãnh đạo sẽ góp phần thúc đẩy cho công tác GD SKSS cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.

3.1.2.1. Những nguyên tắc chính trị - xã hội. - Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp.

Nguyên tắc tính Đảng, tính giai cấp là nguyên tắc cốt lõi, là nguyên tắc mang tính định hướng và chỉ đạo xuyên suốt, trong quản lý hoạt động GDSKSS VTN phải đảm bảo thực hiện theo những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)