Kinh nghiệm phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn:

1.4. Kinh nghiệm phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Hải Dương

- Kinh nghiệm trong triển khai với khẩu hiệu “bám làng, bám dân”

Để ngƣời dân nhận thức đầy đủ quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện luôn là “bài toán” khó đối với BHXH tỉnh Hải Dƣơng. Đó không chỉ là hoạt động của ngành BHXH mà cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành với ngành BHXH trong tuyên truyền, triển khai phát triển đối tƣợng. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đó mà BHXH tỉnh Hải Dƣơng đã tích cực tham mƣu cho UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH giai đoạn 2018-2020; nhanh chóng tham mƣu cho Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 28- NQ TW; trên cơ sở chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH, BHTN của UBND tỉnh giao, các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực vào cuộc.

Thông qua việc thực hiện hiệu quả 3 giải pháp trọng tâm, đó là: mở rộng đại lý thu để phát huy sức mạnh của từng hệ thống. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có 1.014 điểm thu BHXH, BHYT, với 1.440 nhân viên đều là cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Bƣu điện, UBND xã, Đại lý Ban quản lý chợ… Hằng tháng, hằng quý, 06 tháng và một năm, BHXH Hải Dƣơng luôn tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của từng Đại lý thu BHXH tự nguyện để kịp thời động viên khen thƣởng hoặc xử lý những vƣớng mắc tồn tại. Thông qua đó, các Đại lý có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện.

Trên cơ sở các chỉ tiêu do BHXH tỉnh giao, BHXH huyện phân bổ chỉ tiêu đến các đại lý thu, trong đó yêu cầu mỗi tháng mỗi đại lý phải vận động đƣợc tối thiếu 1 đối tƣợng tham gia mới. Đặc biệt, BHXH tỉnh đa dạng các hình thức truyền thông, đặc biệt quan tâm đến công tác truyền thông, vận động ngƣời dân tham gia BHXH tự nguyện xuống từng, thôn, xóm. Chính nhờ vậy, công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện đã có

chuyển biến tích cực.

Kinh nghiệm quan trọng đƣợc rút ra đó là nhân viên đại lý thu và cơ quan bảo hiểm phải “bám làng, bám dân”, gặp gỡ, tiếp xúc với các nhóm đối tƣợng tiềm năng để tƣ vấn cho ngƣời dân hiểu đƣợc những lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện” - Giám đốc Đoàn Thị Trinh nhấn mạnh vai trò quan trọng cán bộ cơ sở trong tuyên truyền BHXH tự nguyện.

Bên cạnh việc truyền thông trên các phƣơng tiện thông tin, đại chúng, hằng năm BHXH tỉnh, BHXH huyện đều thực hiện tổ chức trên 50 buổi tuyên truyền về BHXH tƣ nguyện, BHYT hộ gia đình đến các khu dân cƣ, xã, phƣờng, thị trấn, khu chợ, các tổ hợp tác tiểu thủ công, các làng nghề…Với phƣơng châm “mỗi cán bộ BHXH là một tuyên truyền viên tích cực trong phát triển BHXH, BHYT đến toàn xã hội”, tại Hải Dƣơng, nhân viên đại lý thu, cán bộ BHXH đã tổ chức hàng nghìn cuộc tới hộ gia đình “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động để ngƣời dân tham gia BHXH tự nguyện. Chúng tôi quan tâm những đối tƣợng tiềm năng, từ đó trực tiếp gặp và tƣ vấn bằng thái độ giao tiếp lịch sự, ngắn gọn, dễ nghe, dễ hiểu, nhấn mạnh những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện.

Để nâng cao hiệu quả Đại lý thu BHXH, BHYT, BHXH tỉnh Hải Dƣơng đã tổ chức 17 lớp đào tạo nhân viên Đại lý thu kịp thời hiểu rõ quy định mới, phƣơng pháp tuyên truyền hiệu quả để ngƣời dân tích cực tham gia.

- Tăng cƣờng tuyên truyền, thay đổi nhận thức

BHXH tỉnh Hải Dƣơng rất quan tâm đến việc gia tăng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện luôn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Qua thực tế phát triển BHXH tự nguyện hiện vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn nhƣ: đối tƣợng cần vận động chủ yếu làm nông nghiệp, lao động tự do… có thu nhập thấp và không

ổn định, nhiều ngƣời chƣa có thói quen tham gia BHXH khi còn trẻ để hƣởng lƣơng hƣu khi về già. Trong khi đó, chính sách quy định thời gian để đƣợc thụ hƣởng dài sau 20 năm tham gia BHXH do vậy chƣa đủ sức hấp dẫn; nhận thức nhiều ngƣời dân về chính sách BHXH còn hạn chế…

Từ những khó khăn đó, phấn đấu thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện theo hƣớng đa dạng hóa các hình thức; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể… tăng cƣờng truyền thông chính sách BHXH tự nguyện; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ tạo niềm tin cho ngƣời tham gia và thụ hƣởng BHXH; đồng thời hƣớng dẫn kỹ năng tiếp cận, tƣ vấn, thuyết phục, vận động... cho hệ thống đại lý thu; mở rộng mạng lƣới đại lý để ngƣời dân dễ dàng tiếp cận và đƣợc tƣ vấn về chính sách BHXH tự nguyện. Đại lý thu BHXH tự nguyện phải thực sự là “cánh tay nối dài” của cơ quan BHXH, mang chính sách BHXH đến từng ngƣời dân, từng thôn xóm.

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Bắc Ninh

Để hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 của BHXH tỉnh Bắc Ninh do BHXH Việt Nam giao, ngay từ đầu năm, BHXH tỉnh Bắc Ninh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhƣ: giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố; các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; tăng cƣờng mở rộng, nâng cao chất lƣợng đại lý thu; tăng cƣờng công tác thông tin, truyền thông dƣới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chú trọng tuyên truyền trực tiếp với các nhóm đối tƣợng…. Tháng 9 2020, BHXH tỉnh Bắc Ninh phát động phong trào thi đua nƣớc rút “Cán bộ, viên chức và ngƣời lao động Ngành BHXH tỉnh Bắc Ninh quyết tâm hoàn thành kế hoạch phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện năm 2020”.

Sau 3 tháng thực hiện, cán bộ toàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển đƣợc 899 đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Để có đƣợc kết quả trên, trƣớc hết là đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo BHXH tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trong BHXH huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh luôn nêu cao khẩu hiệu “bám làng, bám dân”, với phƣơng trâm “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tƣợng” trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền giúp ngƣời dân hiểu rõ hơn về chế độ, chính sách và quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện, từ đó tạo lòng tin trong nhân dân, góp phần phát triển đối tƣợng tham gia. Mỗi ngƣời cán bộ Ngành BHXH là một tuyên truyền viên góp phần mang chính sách BHXH, BHYT đến gần hơn với ngƣời dân.

Bên cạnh các kinh nghiệm trên, để công tác phát triển đối tƣợng thu đƣợc hiệu quả cao, ngoài việc tận dụng thời gian, các mối quan hệ xã hội, xác định đƣợc nhóm đối tƣợng tiềm năng khai thác thì điều trƣớc tiên ngƣời cán bộ Ngành BHXH cần có đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về chế độ, chính sách BHXH, BHYT thật vững vàng, kỹ năng tuyên truyền tốt cùng với tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ.

Một trong số những kinh nghiệm quý về công tác phát triển đối tƣợng, hoàn thành chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao đó là công tác tham mƣu của các đơn vị chức năng. Phòng Khai thác - Thu nợ kịp thời tham mƣu Lãnh đạo giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện cho các cán bộ, viên chức, ngƣời lao động Văn phòng BHXH tỉnh; BHXH các huyện, thành phố chủ động tham mƣu UBND huyện, thành phố giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng cho các đơn vị, UBND các xã, phƣờng, thị trấn đồng thời giao chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện cho từng cán bộ, viên chức, ngƣời lao động tại đơn vị; Nâng cao vai trò trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ngƣời đứng đầu đơn vị; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông

BHXH, BHYT, tập trung chủ yếu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình dƣới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hƣớng đến từng nhóm đối tƣợng cụ thể; tăng cƣờng tập huấn chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, kỹ năng truyền thông cho các đại lý thu, cán bộ, viên chức, ngƣời lao động toàn ngành.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Tuy kết quả triển khai BHXH tự nguyện ở một số địa phƣơng mới chỉ là bƣớc đầu nhƣng đã mang lại ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn. Thực hiện bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động ở nông thôn là thể hiện đƣợc sự bình đẳng giữa lao động trong các thành phần kinh tế. Giúp cho lao động nông thôn yên tâm lao động sản xuất, bớt đi nỗi lo và gánh nặng tâm lý phải phụ thuộc con cháu khi tuổi già. Mặt khác, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho ngƣời dân không chỉ góp phần ổn định xã hội mà còn phát huy mạnh mẽ nội lực của giai cấp nông dân phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phát triển sản xuất nông nghiệp, xảy dựng nông thôn mới.

Nhƣ vậy, để BHXH tự nguyện sớm đi vào cuộc sống và mang tính tổng thể thì phƣơng thức tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện cũng cần phải nghiên cứu, phân tích từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện thí điểm nhƣ:

- Nguyên tắc hoạt động và phát triển của chế độ BHXH tự nguyện là có đóng có hƣởng trên cơ sở đảm bảo cân đối quỹ tồn tại. Nhƣng do mức tham gia BHXH của ngƣời lao động lại rất thấp nhƣng thời gian nghỉ hƣởng lại tƣơng đối dài. Vì vậy, việc bảo tồn tăng trƣởng và sự hỗ trợ từ các nguồn khác là rất cần thiết.

- Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và quản lý quỹ BHXH tự nguyện, cần xây dựng những đề án cụ thể mang tính khả thi đƣợc các cơ

quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trƣớc khi triển khai thực hiện.

- Không nên quy định mức đóng cố định, cần đƣa ra khung mức đóng phù hợp, linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.

- Với những phƣơng thức đóng linh hoạt có thể hàng tháng, mùa vụ, hàng năm hoặc đóng 01 lần để đủ điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện có thu nhập chƣa ổn định có điều kiện hƣởng chế độ BHXH tự nguyện.

- Khi xây dựng chế độ BHXH tự nguyện cho ngƣời nông dân, cần xem xét đến khả năng chuyển đổi đối tƣợng từ hình thức tham gia BHXH tự nguyện sang bắt buộc hoặc ngƣợc lại để khuyến khích mở rộng đối tƣợng tham gia và quyền lợi cho ngƣời tham gia BHXH tự nguyện.

Nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm xã hội không nhiều, còn có số đông nhận thức chƣa đầy đủ. Đối tƣợng đông, đời sống không đều, chƣa thực hiện ổn định. Trình độ dân trí còn thấp. Sự nhận biết vể bảo hiểm xã hội còn hạn hẹp vì lần đầu tiên họ mới tiếp cận với chính sách mới mẻ này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản về đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, đề tài đã làm rõ khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc về BHXH tự nguyện và các vấn đề có liên quan, vai trò của BHXH; những quy định về chế độ BHXH cho lao động tham gia BHXH tự nguyện; các nhóm nhân tố tác động đến công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH của ngƣời lao động nhƣ: Nhóm nhân tố về hệ thống chính sách pháp luật về BHXH; Nhóm nhân tố thuộc về ngƣời lao động; Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế, xã hội; Nhóm yếu tố liên quan tới chất lƣợng dịch vụ của cơ quan BHXH. Kết thúc chƣơng 1, đề tài đã trình bày cơ sở thực tiễn về mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 đặt nền tảng, hình thành khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chƣơng 2 và Chƣơng 3 của đề tài.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội thị xã An Khê

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thị xã An Khê đƣợc thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155 2003 NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía tây) và thị xã An Khê (phía đông). Có diện tích 200,65 Km2

, dân số trên 66 nghìn ngƣời, có 11 đơn vị hành chính xã phƣờng. Thị xã An Khê nằm ở vị trí cữa ngõ của Tây Nguyên, với các trục đƣờng huyết mạnh đi qua thị xã, đã tạo cho An Khê có đƣợc tiềm năng là trung tâm động lực kinh tế - xã hội phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai. Đồng thời thị xã An Khê còn là nơi trung chuyển hàng hóa giữa khu vực Tây Nguyên và các thành phố lớn nhƣ tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đây là thuận không nhỏ để phát triển kinh tế thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội của thị xã giai đoạn: 2016- 2020, An Khê phấn đấu để trở thành vùng động lực phía Đông của tỉnh. Theo đó, thị xã phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,2%; đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) ƣớc là 7.772,73 tỷ. Cơ cấu chuyển dịch đúng hƣớng, theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, đồng thời tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2020, cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) của ngành nông – lâm – thủy sản là 9,56%, giảm 3,88% so với năm 2015; của ngành công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại dịch vụ là 90,44%, tăng 3,88% so với năm 2015.

1,22 lần so với năm 2015 (năm 2015 là 90,418 tỷ đồng). Công tác thu ngân sách trên địa bàn đã đƣợc tăng cƣờng, đảm bảo đạt chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách đạt và vƣợt dự toán hằng năm. Tổng chi ngân sách nhà nƣớc cả giai đoạn 2016 – 2020 đạt 1.663,928 tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn đầu tƣ toàn xã hội bình quân đạt 18,85% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đến năm 2020 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2015. Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, đồng thời phát huy khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch, quảng bá những giá trị văn hóa cùng nhiều loại hình du lịch khác nhƣ An Khê đình, An Khê trƣờng, Miếu xà, núi ông Bình, kỹ nghệ đá cũ An Khê….

Số lƣợng dân số trung bình và lực lƣợng lao động của thị xã An Khê thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Dân số trung bình và lực lƣợng lao động của thị xã An Khê, giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dân số Ngƣời 65.861 66.145 66.728

Ngƣời trong độ

tuổi lao động Ngƣời 35.071 41.567 42.225

Tỷ lệ: Ngƣời trong độ tuổi lao

động/ Dân sô %

53,25 62,84 63,28

(Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã An Khê)

Số ngƣời trong độ tuổi lao động cao hơn 50% dân số của thị xã đây là nguồn lực dồi dào cho nhân lực của của địa phƣơng, tuy nhiên đây cũng là khó khăn lớn cho địa phƣơng về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)