7. Kết cấu của luận văn:
3.1. Quan điểm, định hƣớng về phát triển BHXH tự nguyện
3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, là một trụ cột chính trong hệ thống chính sách ASXH của đất nƣớc, Hiến pháp nằm 2013 đã chỉ rõ: “Công dân có quyền được đảm bảo ASXH”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHTN, bảo hiểm TNLĐ,… ". Tăng cƣờng thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bản chất tốt đẹp của chính sách BHXH để ngƣời dân tự nguyện, tự giác tham gia. Loại hình BHXH tự nguyện phải đƣợc thiết kế phù hợp với đặc điểm lao động việc làm, thu nhập của ngƣời nông dân. Qũy BHXH tự nguyện phải đƣợc cơ quan BHXH quản lý tập trung, thống nhất, hiệu quả.
3.1.1.1 Những vấn đề cơ bản trong Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH
- Để tiếp tục nâng cao chất lƣợng triển khai chính sách BHXH, BCH TW đã đƣa ra một số quan điểm về cải cách chính sách BHXH nhƣ sau:
+ Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội,
đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nƣớc.
+ Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tƣơng thân tƣơng ái của dân tộc; hƣớng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hƣởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
+ Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tƣơng quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lƣơng, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều đƣợc bảo đảm an sinh xã hội.
+ Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của ngƣời dân cũng nhƣ các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi ngƣời dân.
- Mục tiêu cải cách chính sách BHXH
+ Mục tiêu tổng quát:Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bƣớc mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hƣớng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hƣởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh
gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
+ Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lƣợng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
* Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lƣợng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
* Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lƣợng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.
3.1.1.2. Một số nét cơ bản trong Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Ngày 08 10 2018 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125 NQ-CP ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28- NQ TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Đây có thể nói là những giải pháp mạnh mẽ thể hiện sự quyết tâm của một Chính phủ kiến tạo trong lĩnh vực chính sách ASXH nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Theo đó, để cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 28- NQ TW thì Chính phủ sẽ tiến hành:
- Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH.
- Giảm điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hƣởng chế độ hƣu trí.
- Mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tƣợng khác.
- Tăng quyền lợi nếu bảo lƣu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hƣởng chế độ hƣu trí, giảm quyền lợi nếu hƣởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Điều chỉnh tỷ lệ tích lũy để đạt tỉ lệ hƣởng lƣơng hƣu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, đặc biệt đối với các hành vi trốn đóng, nợ đọng, trục lợi BHXH.
Ngoài ra, tại Nghị quyết cũng đề cập đến một số nội dung đáng chú ý về tiền lƣơng của ngƣời lao động, cụ thể:
- Sửa đổi quy định về tiền lƣơng để thuận lợi trong việc xác định căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác có tính chất lƣơng của ngƣời lao động.
- Thực hiện điều chỉnh lƣơng hƣu độc lập tƣơng đối trong mối tƣơng quan với tiền lƣơng của ngƣời đang làm việc.
- Điều chỉnh cách tính lƣơng hƣu theo nguyên tắc đóng - hƣởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.
- Thực hiện giảm quyền lợi nếu hƣởng BHXH một lần bằng việc tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lƣơng hƣu đối với ngƣời lao động muốn nhận chế độ hƣu trí sớm.
3.1.2. Mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện của thị xã An Khê
3.1.2.1. Quan điểm, định hướng
Nghị quyết 28-NQ TW đƣợc xác định là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngành BHXH, trong đó, mở rộng phạm vi bao phủ BHXH, là mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài để hƣớng tới BHXH toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội cho mọi ngƣời lao động. Vì vậy, BHXH thị xã sẽ tập trung xây dựng niềm tin của nhân dân đối với chính sách BHXH qua việc tập trung đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phƣơng pháp tuyên truyền BHXH theo Quyết định số 1676/QÐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành ngày 21-11- 2019. Trong đó, chú trọng tăng cƣờng phối hợp các cơ quan, ngành, các cơ quan truyền thông, cơ quan thông tấn, báo chí, cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiện đại. Thông qua đó, giúp ngƣời dân, ngƣời lao động hiểu rõ quyền, lợi ích của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trƣơng, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về BHXH, từ đó, tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia.
3.1.2.2. Một số mục tiêu cơ bản
Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, BHXH thị xã An Khê đã tham mƣu cho Thị ủy, HĐND và UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 03/KH- UBND ngày 08/01/2019 về thực hiện Kế hoạch số 92-KH/TU ngày 28/12/2018 phấn đấu đạt các chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho, đó là:
- Phấn đấu đến năm 2021, đạt 12% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân, lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm 0,4% lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động; 10% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; 45% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp dƣới 49 giờ (mức ASEAN 4); phấn đấu chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHXH đạt mức 82%.
- Giai đoạn đến năm 2025, 22% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân, lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm 1% lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động; 17% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; 50% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHXH đạt mức 87%.
- Giai đoạn đến năm 2030, 30% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân, lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm 3% lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động; 25% lực lƣợng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; 55% số ngƣời sau độ tuổi nghỉ hƣu đƣợc hƣởng lƣơng hƣu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hƣu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời tham gia BHXH đạt mức 92%.
3.2. Giải pháp phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện
3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, BHXH thị xã cần tham mƣu cho UBND tỉnh thị xã đề ra các nhóm giải pháp tổng thể nhằm tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện. Trong đó cần đƣa ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực công tác tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện:
- Giải pháp thứ nhất: Giao nhiệm vụ phát triển BHXH tự nguyện cho từng đơn vị địa phƣơng, lấy kết quả hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đối tƣợng BHXH tự nguyện để đánh giá mức độ hoàn thành của từng đơn vị.
- Giải pháp thứ hai: Giao Trung tâm Văn hóa Thông tin, Đài Phát thanh – Truyền hình thị xã, Báo thị xã chủ trì công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của thị xã vào những thời điểm thích hợp để nhiều ngƣời dân đƣợc tiếp cận và tìm hiểu chính sách BHXH tự nguyện.
- Giải pháp thứ ba: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân trong việc triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.
- Giải pháp thứ tư: BHXH thị xã là đơn vị đầu mối trong tổ chức thực hiện Kế hoạch số 03/KH-UBND, trong đó nghiên cứu, tham mƣu cho Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện. Theo dõi, kịp thời báo cáo những bất cập trong tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Giải pháp thứ năm: BHXH thị xã chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ với Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, UBND các xã, phƣờng, thị trấn điều tra số lƣợng các đối tƣợng tiềm năng để xây dựng kế hoạch phát triển.
- Giải pháp thứ sáu: Ban chỉ đạo về thực hiện chính sách BHXH, BHYT của thị xã là cơ quan thƣờng trực giúp UBND thị xã theo dõi, đôn đốc triển khai và tổng kết đánh giá kế hoạch phát triển BHXH tự nguyện.
3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách
BHXH, kể cả ở hình thức bắt buộc thì “sản phẩm” BHXH phải thực sự hấp dẫn ngƣời tham gia, các chế độ BHXH phải đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động khi gặp rủi ro hoặc sự kiện làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ lao động. Hơn nữa, những cam kết của Nhà nƣớc đối với ngƣời tham gia (thông qua chính sách BHXH) phải đƣợc thực hiện trong suốt quá trình tham gia BHXH của ngƣời lao động.
Nói cách khác, chính sách BHXH phải cố định kể từ khi tham gia đối với mỗi ngƣời lao động, hoặc nếu có sự thay đổi thì cũng đƣợc thông báo ngay từ khi ngƣời lao động bắt đầu tham gia. Chính sách BHXH ổn định sẽ tạo sự tin tƣởng cho ngƣời dân, vừa tăng tính tự giác đối với đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, vừa khuyến khích ngƣời tham gia BHXH tự nguyện. Khi ngƣời lao động có lòng tin, sẽ hạn chế số ngƣời rời bỏ hệ thống, nhận BHXH một lần.
Nhằm khuyến khích, động viên ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, UBND thị xã cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, nhƣ đối với nhóm đối tƣợng hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tƣợng bắt buộc theo luật BHXH năm 2014; nhóm đối tƣợng hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố, khu phố; nhóm đối tƣợng là xã viên hợp tác xã, nông dân, ngƣời lao động tự tạo việc làm và ngƣời tham gia khác (đại lý thu BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình) ngay từ năm 2021 nhƣ xây dựng nguồn kinh phí bằng cách hỗ trợ ngƣời dân (theo 02 nhóm khảo sát) tham gia BHXH tự nguyện đối với khu vực, vùng quy hoạch triển khai thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp dựa trên quy định của Luật BHXH, nguồn ngân sách của thị xã và của doanh nghiệp khi vào khu, cụm công nghiệp đầu tƣ, nhƣ một phần trách nhiệm trong thực hiện chính sách ASXH bền vững mà cộng đồng xã hội đang hƣớng tới theo nội dung Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22 11 2012 của Bộ chính trị về
tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT. Hiện nay,