8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Giải pháp về lưu trữ, phát triển nguồn nước và bảo vệ rừng đầu nguồn
Hiện nay cơng trình thủy điện chi phối đến lượng nước sơng Ba nhiều nhất là cơng trình thủy điện An Khê – Ka Nak. Việc xây dựng nhà máy thủy điện này đã làm cho 3.058,4 ha đất các loại bị ngập, trong đó đất NN chiếm 2.143,89 ha [16]. Ngồi ra, việc chuyển nước từ sơng Ba sang lưu vực khác đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài nguyên nước vào mùa khô, đặc biệt trong những năm có hiện thượng El Nino, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng vạn người dân ở hạ du. Để có thể sử dụng hợp lí, giảm thiểu những
tác động do suy giảm tài nguyên nước gây ra bởi việc chuyển nước sang sông Kơn của thủy điện An Khê – Ka Nak thì việc thực hiện các giải pháp về quản lí, giải pháp về kĩ thuật và giải pháp về công nghệ là cần thiết, đặc biệt để có thể phục vụ và đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân sinh sống xung quanh LVS Ba thuộc tỉnh Gia Lai.
Tài nguyên rừng trên LVS Ba có ý nghĩa rất lớn đối với môi trường và sự phát triển KT - XH, cũng như đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa các dân tộc, các vùng trên LVS. Tuy nhiên, do thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng nhiều hồ chứa, chặt phá rừng, cháy rừng…đã làm cho diện tích rừng tự nhiên trong thời gian qua giảm xuống mạnh. Thực tế này đã làm cho hạn hán, lũ lụt, xói mịn đất…trên LVS trong thời gian qua phát triển và gây ra tác động xấu đến môi trường, KT - XH và sự ổn định trên LV. Vì vậy, cần thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng và điều hịa lợi ích giữa các vùng, các ngành để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trên LVS Ba. Để tăng cường bảo vệ rừng và hài hịa lợi ích trong LVS Ba, cần:
+ Thực hiện nghiêm lệnh đóng cửa rừng khu vực Tây Nguyên của Thủ tướng Chính phủ. Và khơng chuyển rừng tự nhiên sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phịng, an ninh; khơng có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
+ Tiến hành rà soát hiện trạng các dự án đã và đang thực hiện trên LVS, đặc biệt là các dự án thủy điện mà có thể gây suy giảm tài nguyên rừng. Quyết tâm đình chỉ, thu hồi những dự án kém hiệu quả, dừng những dự án gây ảnh hưởng đến rừng tự nhiên; không cấp phép cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng là rừng tự nhiên.
+ Các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng và chủ rừng. Chỉ cấp phép cho các cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu từ rừng trồng gắn với việc quản lý bảo vệ rừng. Đi kèm là giải quyết cơ chế chính sách cho phù hợp thì khi đó rừng mới bảo vệ bền vững.
+ Tăng cường sự giám sát của nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc bảo vệ rừng và phát hiện những sai phạm, tội phạm và xử lý kịp thời.
+ Kiện toàn Ban Chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng các cấp, xây dựng quy chế hoạt động và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những cơ quan, chủ rừng, đặc biệt là những người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, tiêu cực để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm, tái lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác trái phép tài nguyên rừng.
+ Triển khai các chiến dịch truyền thông nâng cao ý thức của cộng đồng, tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý các cấp trong công tác bảo vệ rừng.
- Hiện nay trên LVS Ba sau ngành NN thì ngành thủy điện là ngành sử dụng nhiều nước thứ hai, đây cũng là ngành gây mất nhiều rừng và hoạt động mang lại lợi nhuận lớn. Vì vậy, cần có các cơ chế ràng buộc về việc chi trả cho cơng tác bảo vệ và phục hồi rừng trên tồn LVS (Thực hiện cam kết chi trả dịch vụ môi trường rừng).
- Ngành kinh tế rừng đang mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho một số vùng và một số bộ phận. Vì vậy, cần quy hoạch lại phạm vi và diện tích trồng rừng, loại cây trồng. Thực hiện chia sẻ hoạt động và lợi ích từ đối tượng này cho các vùng cấm rừng, bảo vệ rừng. Theo ý kiến của các chuyên gia và người trồng rừng cho thấy, nơi nào thay từ rừng tự nhiên sang phát triển rừng trồng thì nơi đó mơi trường tự nhiên bị thay đổi nhanh chóng, nguồn nước bị suy giảm nhanh và hạn hán, lũ lụt, xói mịn, suy thối đất gia tăng.
- Đối với phạm vi không gian trên LV:
+ Khu vực trung lưu thuộc địa phận các huyện Ayun Pa, Phú Thiện,… là địa bàn trọng điểm về cây lương thực của tồn tỉnh. Cần có quy hoạch vùng thành vùng trồng lúa công nghệ cao hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trong thời gian sắp tới, đồng thời địa phương cần chủ động xây dựng các
kế hoạch dự phịng, kịp thời ứng phó với diễn biến thời tiết phức tạp trong năm để có tiến độ canh tác hợp lí cộng với việc chủ động nguồn nước tưới. Bên cạnh đó để thích ứng với tình trạng khơ hạn khá đặc thù trên địa bàn nhất là vào mùa khô, hầu hết các huyện tập trung phát triển một số cây trồng chịu hạn tốt, nhu cầu nước tưới khơng q cao như ngơ, mía… và tăng cường diện tích trồng các cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao.
+ Phần thượng LVS, nơi có diện tích đất đỏ phong phú hơn là vùng trọng điểm về các cây cơng nghiệp lâu năm, điểm hình là cà phê và hồ tiêu, tập trung trên địa bàn các huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Mang Yang. Cũng là nơi chịu ảnh hưởng của việc điều tiết nguồn lớn từ các đập thủy điện lớn, lượng nước có xu hướng đang dần giảm đi cho mục đích phát điện, diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp bởi các dự án thủy điện… Để hạn chế tình trạng trên, cần thực hiện đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên LVS Ba (theo Quyết định số 1077/QĐ - TTg ngày 07/07/2014 của Thủ tướng chính phủ), đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, gia tăng công tác bảo vệ rừng, đóng cửa rừng và trồng phục hồi diện tích rừng bị mất có ý nghĩa rất quan trọng cho cả lưu vực.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật cao trong NN; quy hoạch đất đai hợp lý với từng điều kiện địa phương; tuyên truyền ý thức sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước cho người dân (đặc biệt là người đồng bào thiểu số)... thì vấn đề then chốt vẫn là việc thực hiện chặt chẽ quy trình điều tiết liên hồ thủy lợi, thủy điện... trên LVS Ba. Bởi như đã tính tốn, tổng lượng nước trên toàn LVS vẫn đủ đáp ứng nhu cầu SXNN, tuy nhiên vì nhiều mục đích như vận hành thủy điện, duy trì mực nước tại các điểm hồ, đập chứa nước... trên thượng nguồn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy kiệt vào mùa khô ở hạ nguồn, khiến SXNN cũng như sinh kế của người dân chịu ảnh hượng nặng nề.
KẾT LUẬN