Khái quát tình hình hạn hán và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Khái quát tình hình hạn hán và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông

nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Ba phần thuộc tỉnh Gia Lai

Tình trạng hạn hán liên tục xảy ra ở nhiều nơi và thường tập trung trong mùa khô, trong đó có sự khác biệt giữa bộ phận thuộc Tây và Đông Trường Sơn. Ở phần Đông Trường Sơn thường bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII, gây ảnh hưởng đến vụ Đông Xuân và vụ mùa. Phần Tây Trường Sơn thường bắt đầu từ tháng XII đến tháng IV năm sau làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu,... Tuy nhiên vào những năm gần đây do tác động của BĐKH nên tình trạng hạn hán cùng với nhiều đợt nắng nóng kéo dài liên tục kết hợp không mưa đã làm cho mực nước của các ao hồ, sông suối bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước tưới, các cây trồng bị hạn nặng dẫn đến bị mất trắng, giảm năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng nhiều.

Tình trạng hạn hán như trên đã xảy ra nhiều lần, điển hình như vào các năm 1997 – 1998; 2005 – 2006; 2010 – 2011; 2015 – 2016. Theo số liệu thống kê của Sở NN và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, tổng diện tích cây trồng bị khô hạn trong giai đoạn 2005 - 2016 là 127.187 ha. Theo số liệu tại bảng 1.2 cho thấy đợt hán hán năm 2015 – 2016, tỉnh Gia Lai ước tính thiệt hại 373 tỷ đồng. Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại là 5621 ha; diện tích hoa màu thiệt hại là 8.793 ha; diện tích cây trồng lâu năm bị thiệt hại là 8.435 ha…

Bảng 1.2. Thiệt hại NN do hạn hán tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 - 2016

Năm Tổng DT bị hạn

(ha) Mất trắng (ha) Giảm năng suất

(ha) Cây CNDN (ha) 2005 25.136 3.295 21.841 2006 12.641 3.374 9.267 2007 587 26,7 560 2008 881 252,3 628,8 2009 3.861 1.725,20 2.136,20 2010 23.248 16.853 6.394,70 2011 29.503 3.898,20 14.030 11.575,1 2012 620 201,1 418,9 2013 11.403 2.729,20 1.430,00 7.244 2014 9.462 8.968,4 493,3 6/2015 9.845 2.732,87 1.742,32 5370 Tổng cộng 127.187 44.056 58.942 24.189 Nguồn: [44]

Từ những số liệu trên có thể nhận thấy hạn hán là một trong những thiên tai thường xảy ra trên địa bàn và gây ra nhiều tổn thất đến SXNN, nhất là ở các huyện phía Đông tỉnh thuộc phạm vi LVS Ba. Tình trạng hạn hán trong khu vực được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai do tác động của BĐKH, cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất NN của địa phương. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hạn hán, tác động của hạn hán đến SXNN, nguyên nhân chi phối tình trạng hạn hán trong khu vực đóng vai trò hết sức quan trọng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN LƢU VỰC

SÔNG BA, TỈNH GIA LAI

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tình trạng hạn hán trên LVS Ba, phần thuộc tỉnh Gia Lai

2.1.1. Các nhân tố tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lưu vực

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Có diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam - pu - chia với 90 km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

LVS Ba là LVS nội địa lớn thứ hai của lãnh thổ nước ta, với diện tích lưu vực 13.417 km2

, nằm trên 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên. Dòng chính sông Ba dài 396 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549m, chảy theo hướng Bắc – Nam qua các huyện Kon Plong (Kon Tum), K’Bang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa (Gia Lai), chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam qua huyện Krông Pa rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây – Đông rồi đổ ra biển Đông ở của biển Đà Diễn, phía nam thành phố Tuy Hòa.

Đại bộ phận LVS Ba nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai, chiếm đến hơn 60% diện tích toàn lưu vực. Quan sát hình 2.1 cho thấy LVS Ba trên địa phận tỉnh Gia Lai gồm dòng chính và phụ lưu sông Ayun. Dòng chính dài 304 km, chảy qua địa phận các huyện phía Đông của tỉnh, gồm các huyện và thị xã:

K’Bang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa. Phụ lưu sông Ayun chảy qua địa phận các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Ayun Pa. Phụ lưu sông Ayun hợp với dòng chính trên địa phận huyện Ayun Pa.

LVS Ba có vị trí địa lí khá đặc biệt, nằm ở cả sườn Đông và Tây của dải Trường Sơn vì vậy chịu sự chi phối của các đặc điểm tự nhiên rất khác biệt của hai khu vực đó. Tính chất khác nhau của khí hậu Đông – Tây Trường Sơn cũng làm cho tình trạng hạn hán trở nên phức tạp hơn.

2.1.1.2. Địa hình

Nhìn chung dạng địa hình chiếm diện tích lớn trên LV là cao nguyên và các vùng núi bao bọc ở phía Bắc, Đông, Tây và làm thành ranh giới tự nhiên phân chia ảnh hưởng của các khối khí theo mùa trên LV.

Nét nổi bật nhất của địa hình khu vực nghiên cứu là tính phân tầng độ cao tạo thành các vành đai liên tục, nhưng cũng bị phức tạp hoá do hoạt động cắt xẻ, mài mòn và phá huỷ cấu trúc ban đầu của hệ thống dòng chảy. Mức độ chia cắt sâu mạnh và rất mạnh chiếm diện tích lớn và thuộc về miền núi của lưu vực. Mức độ chia cắt sâu trung bình chiếm diện tích hạn chế dưới dạng vùng đồi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Vùng núi chiếm 62% diện tích tự nhiên của lưu vực, cao độ biến đổi từ 600 - 2000 m được bao bọc ở cả ba phía Bắc, Đông, Tây Nam và có xu hướng mở rộng về phía Tây với các cao nguyên đất đỏ Ba zan rất rộng là cao nguyên Pleiku, Mang Yang, Chư Sê với độ cao 600 – 800 m. Do các dãy núi phía Tây Nam của sông Ba bị chia cắt mạnh và không liên tục nên đã hình thành ở trung lưu một vùng máng trũng với các thung lũng độc lập kéo dài từ An Khê đến Phú Túc tương đối bằng phẳng là những cánh đồng lớn nằm dọc hai bên sông Ba và sông Ia Yun với hàng vạn ha đất canh tác thích hợp với các cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Với địa hình có dạng lòng máng làm gia tăng mức độ tập trung nước về hạ lưu đồng thời giảm khả năng giữ nguồn nước mặt vào mùa khô. Địa hình phức tạp và đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu đã hình thành trên địa bàn nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện để đa dạng hóa NN song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong khai thác, bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Hầu hết LVS Ba nằm trong đới cấu tạo Kon Tum, đây là một trong những đới cổ nhất ở miền Nam Việt Nam. Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kỳ vận động kiến tạo làm cho nham thạch nền bị đứt gãy, uốn nếp. Trong các chu kỳ tạo sơn thì chu kỳ Hecxini là cơ bản nhất có ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất toàn miền. Tiếp theo đó là chuyển động núi lửa phun nhiều dung nham, từ trung tính đến axit tạo nên các lớp phủ Riôlít. Nhìn chung đặc điểm địa chất LVS Ba được hình thành trên những thành tạo địa chất sau:

Bảng 2.1. Thành tạo địa chất ở lƣu vực sông Ba

TT Thành tạo địa chất Phạm vi phân bố

Phần lộ trên mặt Diện tích (km2) % so với diện tích toàn vùng 1 Thành tạo Akeozoi -

Cambri hạ K’Bang, ĐăkPơ, An Khê 1,096 7.8

2 Thành tạo Cambri -

Ocdovic hạ Chủ yếu ở khu vực tỉnh Gia Lai

Không lộ trên mặt 3 thượng - Triats hạ Thành tạo Pecmi Chủ yếu ở khu vực Chư Sê

Không lộ trên mặt 4 Thành tạo Triat trung, hệ tầng Mang Yang

Khu vực K’Bang, Mang Yang, Kông Chro,

Đắc Pơ, Ia Pa, Krông Pa 1.527 10,8

5 Các thành tạo Jura

hạ - trung Khu vực phía Bắc huyện K’Bang

547

3,9

6 Các thành tạo Kreta Khu vực núi Chưdơroni Không lộ

trên mặt 7 Các thành tạo

Neogen

Các dải ven sông Ba ở khu vực Chư Sê,

TT Thành tạo địa chất Phạm vi phân bố Phần lộ trên mặt Diện tích (km2) % so với diện tích toàn vùng 8 Thành tạo Bazan Neogen - Đệ tứ

Khu vực Mang Yang, Chư Sê, Đắc Đoa,

K’Bang 2.392 16,8

9 Thành tạo Bazan Đệ

tứ Khu vực Đắc Đoa, Chư Sê 352 2,5

10

Các thành tạo Pleistocen hạ -

thượng

Chủ yếu ở khu vực thềm sông bậc III dọc

theo thung lũng sông Ba 120 0,8

11 Thành tạo Holocen nhiều nguồn gốc

Các khu vực thung lũng ven sông, lộ ra

chủ yếu ở khu vực đồng bằng Tuy Hoà 192 1,4 12 Thành tạo Đệ tứ

không phân chia Thành các dải dọc theo sông Ba ở Chư Sê 1.264 8,9 13 Các thành tạo

macma xâm nhập Phân bố hầu khắp vùng 6.006 42,5

Nguồn [23]

LVS Ba cắt qua nhiều loại nham thạch có tuổi và thành phần thạch học có nguồn gốc khác nhau, song nhìn chung nền móng đều là đá xâm nhập, đá phún xuất, trong đó đá granit là phổ biến hơn cả. Đá granit ở đây có độ cứng chắc, cường độ kháng cắt và kháng nén cao, chịu lực tốt, thấm không đáng kể. Riêng đối với đá Bazan tươi có khả năng chịu lực tốt nhưng chúng được cấu tạo bởi những lớp xốp, đặc xít xen kẹp một số nơi nứt nẻ nên cần chú ý về thấm. Các tầng lớp phủ nhìn chung thấm nước nhiều, thành phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi, hoặc trầm tích biến chất phong hoá mạnh.

Sự đa dạng về địa hình và đá gốc cũng tạo nên lớp phủ thổ như ng khá đa dạng, gồm 5 nhóm đất chính. Từ bản đồ hình 2.3 có thể thấy được đặc điểm phân bố các nhóm đất như sau:

- Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất toàn LV, với 458,5 nghìn ha, chiếm 50,8% diện tích đất tự nhiên trên LV. Trong đó, loại đất đỏ vàng trên đá macma axit có diện tích lớn nhất và phân bố chủ yếu ở các huyện K’Bang, Đăk Pơ, Kông Chro, Mang Yang, Krông Pa.

Mang Yang; rải rác ở các huyện K’Bang, Kông Chro.

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và macma bazơ trung bình có diện tích lớn tại các huyện K’Bang, Mang Yang, Chư Sê, Đăk Đoa.

Đây là nhóm đất thích hợp cho trồng các cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu, chè, cây ăn quả, cao su,...

- Nhóm đất xám: gồm 5 loại khác nhau theo đặc điểm đá mẹ thành tạo và theo mức độ thoái hoá. Nhóm đất này có diện tích khoảng 258,9 nghìn ha, chiếm 28,7% tổng diện tích đất. Trong đó nhóm đất xám trên macma axit và đá cát chiếm diện tích lớn nhất (chiếm 86,2% diện tích nhóm đất xám), phân bố chủ yếu trên địa bàn các huyện Kông Chro, Krông Pa, Đăk Pơ, Ia Pa và rải rác ở các huyện K’Bang, Ayun Pa, Chư Pưh, Phú Thiện.

Đất xám trên phù sa cổ có diện tích khá lớn (chiếm 10,1% diện tích nhóm đất xám), tập trung thành một vùng liên tục ở Phú Thiện và Ia Pa. Các loại đất xám khác có diện tích không đáng kể. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dư ng kém, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất.

- Nhóm đất mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích lớn thứ 3 trên toàn LV, với diện tích 125,2 nghìn ha, chiếm 13,8% tổng diện tích đất trên LV. Nhóm đất này phân bố nhiều ở các huyện Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện và gần như phân bố rải rác ở tất cả các huyện còn lại. Loại đất này không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp nên cần giữ rừng, khoanh nuôi và bảo vệ đất.

- Nhóm đất phù sa: có diện tích khoảng 42,4 nghìn ha, chỉ chiếm 4,7% tổng diện tích. Đất này phân bố dọc theo thung lũng các sông là chính, trong đó có diện tích lớn nhất là đất phù sa không được bồi, chua và đất phù sa ngoài suối, có diện tích lớn ở các huyện Krông Pa, K’Bang, Phú Thiện, Mang Yang. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa nước và hoa màu.

trôi đất từ sườn xuống các thung lũng. Đất dốc tụ rải rác ở các huyện vùng thượng lưu và trung lưu của hệ thống sông Ba như An Khê, K’Bang, Chư sê,...

2.1.1.4. Thảm thực vật rừng

Vùng LVS Ba, dưới góc độ địa sinh vật được xem là vùng phân bố tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao ở nước ta. Do điều kiện địa hình hiểm trở, đặc biệt có dãy Ngọc Linh với độ cao trên 2.000 m là đầu nguồn của các hệ thống sông lớn ở vùng Trung Bộ như sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Kôn và sông Ba. Cùng với điều kiện địa hình, tính chất thổ như ng và điều kiện khí hậu là điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật rừng ở đây phát triển phong phú.

Từ bản đồ hình 2.4 có thể rút ra đặc điểm về sự phân bố của các thảm thực vật trên địa bàn nghiên cứu như sau:

- Rừng thưa thường xanh trung bình có diện tích lớn nhất, khoảng 341 nghìn ha, chiếm 50% tổng diện tích rừng và phân bố ở tất cả các huyện, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện K’Bang, Krông Pa, Ia Pa, Mang Yang, Kông Chro.

- Trảng cỏ, cây bụi có diện tích khá lớn, khoảng 242 nghìn ha, chiếm 35,5% tổng diện tích rừng, bao gồm:

Trảng cây bụi cao từ 2  8 m, là kiểu thảm thực vật đang thời kỳ phục hồi nhanh để có thể sau một thời gian chuyển thành rừng thường xanh cây lá rộng cao từ 8  15 m. Thảm rừng này phân bố chủ yếu ở An Khê, Mang Yang, Krông Pa.

Trảng cỏ (cao, trung bình và thấp) chiều cao từ 0,5  2 m phân bố khắp mọi nơi trong LVS Ba, chủ yếu ở vùng trung lưu với diện tích tương đối lớn và ở hạ lưu như huyện Krông Pa nơi có địa hình thấp. Ở thượng lưu trảng cỏ phân bố ở dọc theo hai bờ sông Ba.

- Rừng khô rụng lá có diện tích khá lớn, khoảng 70 nghìn ha, chiếm 10,4% tổng diện tích rừng và là kiểu rừng đặc trưng cho vùng Tây Nguyên

nói chung. Kiểu rừng này có diện tích lớn trên địa bàn các huyện Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa.

- Rừng trồng (thông, keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn, bồ đề, m ) có diện tích ít, khoảng 10 nghìn ha, chỉ chiếm 2% tổng diện tích rừng và chủ yếu trồng ở huyện Mang Yang.

Trên vùng LVS Ba, có vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam, đồng thời là một trong 27 vườn của khu vực Đông Nam Á được công nhận là vườn di sản Asean với tính đa dạng sinh học cao. Với diện tích 41.80 ha trong đó có 33.565 ha rừng tự nhiên (chiếm 80% tổng diện tích vườn quốc gia) thì bên cạnh ý nghĩa là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao, các thảm thực vật rừng ở đây còn khá nguyên sơ, có giá trị duy trì cân bằng nước đồng thời phòng hộ cho vùng LVS Ba.

Từ số liệu thống kê được tổng hợp từ các Báo cáo và bản đồ hiện trạng rừng của Viện điều tra quy hoạch rừng cho thấy vùng nghiên cứu có diện tích rừng 403.531 ha, đạt độ che phủ 40,26%, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 363.345 ha, chiếm 90,04% diện tích rừng toàn LV. Tuy nhiên, tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)