8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Nguyên nhân hạn hán
2.2.3.1. Biến động lượng mưa và lượng bốc hơi theo mùa
Từ kết quả nghiên cứu (mục 2.1.1.5) và chuỗi số liệu thống kê cho thấy vào mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau lượng mưa chỉ có 115 – 304 mm, chỉ chiếm từ 7,8 – 20,8% tổng lượng mưa cả năm, thậm chí có những tháng kiệt lượng mưa bằng 0. Với nền nhiệt và lượng bốc hơi cao thì tương quan giữa lượng bốc hơi với lượng mưa càng lớn, chỉ số khô hạn K cao.
Hình 2.9. Biểu đồ tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và lƣợng bốc hơi ở trạm Ayun Pa
0 50 100 150 200 250
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
mm Tháng Lượng mưa Bốc hơi 0 100 200 300 400
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
mm
Tháng
Lượng mưa Bốc hơi
Hình 2.11.Biểu đồ tƣơng quan giữa lƣợng mƣa và lƣợng bốc hơi ở trạm Pleiku
Qua biểu đồ hình 2.11 và 2.12 và 2.13 cho thấy sự trái ngược nhau giữa lượng mưa và lượng bốc hơi. Đó là khi lượng mưa tăng thì bốc hơi giảm và khi lượng mưa bắt đầu giảm thì lượng bốc hơi lại tăng lên. Sự trái ngược giữa hai chỉ số này đã gây ra tình trạng hạn hán theo mùa trên địa bàn nghiên cứu. Qua biểu đồ cũng cho thấy sự khác biệt giữa lượng mưa và bốc hơi trong năm ở các trạm thuộc phạm vi LVS.
2.2.3.2. Biến động lượng mưa và lượng bốc hơi năm
Qua nghiên cứu chuỗi số liệu từ năm 1997 – 2018 (xem các phụ lục bảng 1, 2, 4, 5, 7, 8) và biểu đồ tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy lượng mưa năm cũng có sự biến đổi thất thường. Lượng mưa TBNN trên toàn LV là 1461mm, lượng mưa năm ở trạm An Khê và Ayun Pa thể hiện sự biến động khá lớn. Ở trạm An Khê, những năm mưa ít lượng mưa chỉ đạt 959,9mm (2004) nhưng năm mưa nhiều lại đạt đến 2765,4mm (2017) gấp gần 2,88 lần lượng mưa năm 2004. Ở trạm Ayun Pa, các chỉ số tương ứng lần lượt là 696,9mm (2015), 1443,8mm (2017). Trùng với thời điểm những năm có lượng mưa suy giảm thì lượng bốc hơi lại có xu thế tăng, điển hình như năm 2015 ở trạm Ayun Pa khi lượng mưa ở mức thấp kỉ lục, chỉ đạt 40 – 60% TBNN thì lượng bốc hơi vẫn cao ở mức 1283,3 mm khiến cho tình trạng hạn hán thời điểm này trở nên gay gắt.
0 100 200 300 400 500 600 I I I I I I I V V V I V I I V I I I I X X X I X I I MM THÁNG
Xem xét kĩ tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi còn cho thấy những năm hạn thường bị chi phối bởi lượng mưa sụt giảm của năm trước hoặc mùa mưa năm sau đến muộn hơn, điển hình như sự sụt giảm lượng mưa năm 2018 chỉ đạt 1093,5 mm (trạm An Khê) và 831,9 mm (trạm Ayun Pa) dự báo trước tình trạng hạn hán của năm sau – năm 2019 sẽ rất khốc liệt.
Như vậy, chính nền nhiệt cao (23,90
C – 26,20C), lượng mưa trung bình năm không lớn (1461) mm và có sự phân hóa sâu sắc theo mùa, cộng với tốc độ gió lớn, độ ẩm không khí thấp làm tăng lượng bốc hơi khiến tần suất hạn hán trên địa bàn nghiên cứu cao trong mùa khô và biến động theo từng năm.
2.2.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu
Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt độ trung bình trên LVS Ba tăng cao rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,60C đến 0,80
C và theo kịch bản BĐKH ở mức phát thải trung bình thấp (RCP4.5) thì nhiệt độ ở đây trong thời gian tới sẽ tăng thêm 0,70C trong giai đoạn 2016 – 2035 sẽ tiếp tục là nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước mặt, lưu lượng nước trên các dòng sông, suối trên địa bàn giảm... Với sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết như El Nino vào các năm 1997 – 1998, 2002 – 2003, 2009 – 2010, 2014 và 2015 – 2016 đều gây ra hạn hán trên địa bàn. Đặc biệt, vào năm 2015 – 2016 là đợt kéo dài nhất trong lịch sử làm nhiệt độ tăng cao và làm giảm 20 - 25% lượng mưa trên phạm vi rộng, gây ra hạn hán gay gắt, thiếu nước trầm trọng. Với xu thế BĐKH phức tạp như hiện nay thì những biến động về nguồn nước trong mùa kiệt sẽ ngày càng khốc liệt hơn, tình trạng hạn hán ngày càng mạnh và kéo dài hơn.
2.2.3.4. Nguyên nhân nhân sinh
- Tình trạng suy giảm diện tích rừng
Theo báo cáo hiện trạng rừng của Viện điều tra và quy hoạch rừng thì diện tích rừng toàn LVS Ba năm 2017 là 616.250 ha, trong đó diện tích rừng
tự nhiên là 522.170 ha (chiếm 84,7% diện tích rừng), còn lại 94.080 ha rừng trồng. Tuy nhiên so với năm 1990 thì tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên đều giảm. Riêng trên địa bàn nghiên cứu năm 2017 có tổng diện tích rừng là 403.531 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 363.345 ha (chiếm 90,04% diện tích rừng), còn lại 40.186 ha rừng trồng. Như vậy phần lớn diện tích rừng thuộc LVS Ba nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai (chiếm 65,8%) và đóng vai trò rất quan trọng với khu vực thượng lưu vực cũng như với toàn bộ LVS Ba. Với diện tích rừng là 403.531 ha trên tổng diện tích 12 huyện thuộc địa bàn nghiên cứu là 1.002.157 ha đạt độ che phủ rừng là 40,3%, trong đó độ che phủ rừng tự nhiên là 36,3%. Tuy nhiên, so với năm 1990, 2010 thì diện tích và độ che phủ rừng, nhất là rừng tự nhiên đều giảm xuống. Năm 1990 diện tích rừng tự nhiên thuộc khu vực nghiên cứu là 458.784 ha, năm 2010 là 400.802 ha, năm 2017 là 363.345 ha. Như vậy độ che phủ rừng giảm dần từ 45,78% xuống 39,99% và 36,3%. Rừng tự nhiên bị chặt phá đã làm giảm độ che phủ đất, đất bị nghèo kiệt, chất lượng nước xấu đi, nhiệt độ tăng lên, hạn hán xảy ra nhiều hơn.
- Sử dụng nước nhiều và bất hợp lí
Đối với SXNN: Do trình độ về thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong SXNN của đại bộ phận nhân dân còn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc nên cơ cấu cây trồng vẫn tập trung vào các cây truyền thống và có nhu cầu nước tưới cao như lúa nước, cà phê, tiêu... Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy đã được triển khai, tuyên truyền khá sâu rộng trong nhân dân cũng như nhiều mô hình đã được áp dụng,nhưng do cơ cấu cây trồng mới đòi hỏi kỹ thuật khá tỉ mỉ, trình độ thâm canh cao, nguồn vốn đầu tư và đầu ra chưa có tính ổn định nên chưa được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Hiện nay nhu cầu nước sử dụng cho NN tăng lên do việc mở rộng diện tích đất canh tác và thâm canh
tăng vụ. Dự báo tổng lượng nước sử dụng cho NN trong lưu vực năm 2020 khoảng 1.043,86 x 106 m3/năm và dự kiến đến năm 2030 là 1.068,97 x 106
m3/năm.
Đối với sản xuất công nghiệp, dịch vụ: Trong thời gian qua trên khu vực đã xây dựng một số nhà máy công nghiệp và theo định hướng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì công nghiệp sẽ được đầu tư phát triển nhanh hơn trong tương lai mà chủ yếu là những ngành chế biến các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn có mức độ sử dụng nước lớn. Điều này càng làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước và theo dự báo tổng lượng nước cần để phục vụ cho ngành này trên địa bàn đến năm 2020 là 8,6 triệu m3/năm và cần nhiều nhất ở thị xã An Khê, Ayun Pa và các huyện Đăk Đoa, Chư Sê. Hiện tại các hoạt động dịch vụ trên địa bàn cũng phát triển nhanh, ngày càng thu hút các du khách đến tham quan du lịch cùng với sự phát triển và tập trung dân cư vào các đô thị ngày càng lớn thì nhu cầu dùng nước cho bộ phân dân cư này cũng tăng lên nhanh chóng và dự báo nhu cầu dùng nước cho hoạt động công nghiệp và sinh hoạt tính đến năm 2020 khoảng 43 triệu m3/năm, đến năm 2030 khoảng 54 triệu m3/năm (xem các bảng phụ lục 12, 13).
Tổng nhu cầu nước cho các mục đích dân sinh và phát triển KT - XH không ngừng tăng lên đã tạo ra một sức ép không nhỏ lên nguồn tài nguyên nước. Theo kết quả tính toán, tổng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, công nghiệp, NN và các dịch vụ khác năm 2017 tại vùng nghiên cứu là 912,31 x 106 m3/năm (trong đó công nghiệp và sinh hoạt chiếm 3%, nhu cầu nước tưới chiếm 93,6%, nhu cầu nước chăn nuôi gia súc gia cầm chiếm 2,7%, nhu cầu nuôi trồng thủy sản là 0,6%).
- Điều tiết của hồ chứa: Qua nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính gây nên tình trạng hạn hán trên lưu vực không phải do việc xây dựng các công trình khai thác và sử dụng nước mà do việc điều tiết và vận hành các
công trình không hợp lí. Khi thủy điện được xây dựng không chỉ làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của dòng sông mà nó còn gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt, đời sống và phát triển kinh tế của địa phương. Việc xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện lớn đã khai thác triệt để nguồn nước sông Ba trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong khi đó, công tác phân phối và điều hòa nguồn nước sinh hoạt, sản xuất trong mùa khô chưa được giải quyết thỏa đáng, không đảm bảo nhu cầu chính đáng về nguồn nước của nhân dân sinh sống dọc bên dòng chính sông Ba như thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, các huyện K’Bang, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa. Hơn nữa, với hệ thống thủy điện này, phần thượng nguồn sông Ba đã bị lấy để làm hồ chứa cho các nhà máy thủy điện. Hậu quả là người dân phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của quá trình phân phối nước thủy điện.
- Do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, kinh phí còn hạn hẹp nên hệ thống công trình tưới tiêu chưa đồng bộ, hệ thống công trình nội đồng xuống cấp gây thất thoát một lượng nước lớn,nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt nên khả năng cung cấp nước tưới, chống hạn kém hoặc không phát huy tác dụng đã làm cho mức độ nghiêm trọng của hạn hán ngày càng tăng cao.
- Mặc dù công tác phòng chống hạn đã được quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, nhưng công tác quản lý hạn mới chủ yếu tập trung vào các biện pháp chống hạn. Vì vậy, đã làm cho công tác phòng hạn tỏ ra chưa hiệu quả, trong đó phải kể đến sự phối hợp liên ngành trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hạn chế của công tác dự báo, cảnh báo hạn, sự tham gia của cộng đồng chưa chặt chẽ, thống nhất và chia sẽ lợi ích, trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên nước LV.
- Ngoài ra, việc khai thác tầng nước ngầm không có quy hoạch, định hướng dẫn đến việc người dân tự ý khai thác nước ngầm để phục vụ tưới tiêu
(cây công nghiệp, hoa màu...) khiến mực nước ngầm bị hạ thấp theo từng năm, làm tăng nguy cơ thiếu nước cục bộ và hạn hán trên LVS.