8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Cơ sở pháp lí
Để đề xuất các giải pháp phù hợp nhưng đảm bảo các yêu cầu về pháp lí, tôi đã căn cứ vào các văn bản sau:
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị quyết số 08/NQ - CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24/NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 47/NQ - CP ngày 09/05/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2016 - 2020) tỉnh Gia Lai;
- Nghị quyết số 76/NQ - CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng chống thiên tai;
- Quyết định số 124/QĐ - TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành NN đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 319/QĐ - TTg ngày 16/3/2012 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Gia Lai đến năm 2020;
- Quyết định số 878/QĐ - TTg ngày 18/07/2018 về việc Ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên LVS Ba;
- Quyết định số 899/QĐ - TTg ngày 10/6/2013 về Đề án tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 923/QĐ - TTg ngày 28/06/2017 về Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế NN và phòng chóng giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Quyết định số 1590/QĐ - TTg ngày 09/10/2009 về Định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 3367/QĐ - BNN - TT ngày 31/7/2014 của Bộ NN và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 – 2020;
- Quyết định số 01/2015/QĐ - UBND ngày 14/01/2015của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Gia Lai đến năm 2025;
- Quyết định số 195/QĐ - UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 370/2015/QĐ - UBND ngày 26/03/2018 về việc phê duyệt dự án xây dựng kế hoạch hành động sớm ứng phó hạn hán, tập trung vào sinh kế và nước sạch tại Việt Nam – tỉnh Gia Lai do tổ chức ECHO tài trợ;
- Quyết định số 572/QĐ - UBND ngày 10/10/2013 phê duyệt bổ sung Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Chỉ thị 01/CT - UBND ngày 03/01/2019 về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ SXNN và dân sinh trong mùa khô năm 2019;
- Văn bản số 368/UBND - NL ngày 21/02/2019 về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống hạn trong mùa khô năm 2019.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn phân tích, đánh giá thực trạng hạn hán, tác động của hạn hán và vận dụng chỉ số khô hạn tại các trạm quan trắc trên địa bàn nghiên cứu đã phản ánh rõ đặc điểm và mức độ phân hóa không gian hạn trên địa bàn. Vào thời kì mùa khô và những năm chịu tác động của El Nino hạn hán xảy ra nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến đời sống và sản xuất NN của cư dân địa phương. Cùng với đó là việc phát triển sản xuất và các ngành kinh tế, gia tăng nhu cầu sử dụng nước, tác động của BĐKH, xây dựng và phát triển các công trình thủy điện,... sẽ còn làm cho tình trạng hạn hán ngày càng xảy ra phức tạp, khốc liệt và hậu quả nặng nề hơn.
Vùng nghiên cứu có diện tích đất NN là 545.996 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 32.929 ha, đất trồng cây công nghiệp là 70.676 ha và đất trồng cây hàng năm khác 264.484 ha. Với thực trạng phát triển NN như hiện nay bình quân mỗi năm diện tích đất NN tăng khoảng 41.840 ha thì trong thời gian tới diện tích đất NN sẽ tiếp tục tăng nhanh và nhu cầu nước tưới sẽ tăng cao. Vì NN là ngành chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng nước sử dụng, chiếm đến 97% (trồng trọt 93,6%).
Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) [6] thì lượng mưa và nhiệt độ thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ tiếp tục tăng qua các thời kì như bảng sau:
Bảng 3.1. Dự báo gia tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa tỉnh Gia Lai theo kịch bản BĐKH
STT Nội dung
Kịch bản RCP4.5
2016 - 2035 2046 - 2065 2080 - 2099
01 Lượng mưa năm 8,3
(3,4 ÷ 12,5) 11,0 (3,2 ÷ 19,5) 12,1 (4,2 ÷ 19,9) 02 Nhiệt độ 0,7 (0,4÷1,1) 1,4 (0,9÷2,0) 1,8 (1,3÷2,6)
(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dưới 20% và cận trên 80%)
Như vậy, xu thế trong những năm tới là lượng mưa năm và nhiệt độ tăng, tuy nhiên điểm đáng chú ý là BĐKH sẽ làm lượng mưa tăng lên chủ yếu vào mùa mưa ít có ý nghĩa đối với SXNN, nhưng lại giảm sút vào mùa khô, kết hợp với sự tăng nhiệt độ làm tăng lượng bốc hơi nên gia tăng nguy cơ hạn hán là rất lớn.
Dựa trên kết quả cân bằng nước [11] [16] cho thấy nhu cầu tưới cho một số cây trồng chủ yếu vùng nghiên cứu đến năm 2020 là 956.403.000 m3/năm và năm 2030 là 958.083.000 m3/năm. Nếu tính cả nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản thì nhu cầu dùng nước dự báo đến năm 2020 và 2030 cho LV lần lượt là 1.043,86x106 m3/năm và 1.068,97x106
m3/năm. Mặc dù tổng lượng nước trên toàn lưu vực trong năm rất lớn nhưng lại phân bố không đều, các tháng mùa khô lại có xu hướng giảm làm gia tăng khả năng hạn hán và giảm lượng nước cung cấp cho nhu cầu SXNN. Tổng trữ lượng nước còn được dùng chi cho dòng chảy môi trường, đập, hồ chứa, vận hành thủy điện,.. cùng với việc điều tiết dòng chảy chưa hợp lý giữa các hồ chứa đã làm ảnh hưởng lớn đến SXNN vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước.
Vì vậy để ngành SXNN và đời sống nhân dân nơi đây phát triển ổn định, cần có các giải pháp ứng phó và giảm thiểu thiệt hại một cách thiết thực, phù hợp.
3.2. Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại và ứng phó với hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp ở lƣu vực sông Ba, tỉnh Gia Lai