Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát tình hình hạn hán và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nơng nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên thế giới

Trong những thập kỉ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Hàng năm có khoảng 21 triệu ha đất biến thành đất khơng có năng suất kinh tế do hạn hán. Trong gần ¼ thế kỉ vừa qua, số dân gặp rủi ro vì hạn hán trên những vùng đất khơ cằn đã tăng hơn 80%. Hơn 1/3 đất đai thế giới đã bị khơ cằn mà trên đó có 17,7% dân số thế giới sinh sống. Đồng hành với hạn hán, hoang mạc hóa và sa mạc hóa trên thế giới cũng ngày càng lan rộng từ các vùng đất khô hạn, bán khô hạn đến cả một số vùng bán ẩm ướt. Diện tích hoang mạc hóa đã lên đến 39,4 triệu km2, chiếm 26,3% đất tự nhiên thế giới và trên 100 quốc gia chịu ảnh hưởng. Nguy cơ đói và khát do hạn hán uy hiếp 250 triệu con người trên Trái Đất, kèm theo đó cịn ảnh hưởng tới mơi trường khí hậu chung tồn cầu (Yang Youlin – 2007) [12].

Hạn hán gây đang ảnh hưởng nghiêm trọng trên diện rộng, tuy ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về nhân mạng nhưng thiệt hại do hạn gây ra rất lớn. Theo số liệu của Trung tâm giảm nhẹ hạn hán quốc gia Mỹ [12], hàng năm hạn hán gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 6 - 8 tỉ USD (so với 2,4 tỉ USD do lũ và 1,2 – 4,8 tỉ USD do bão). Đợt hạn hán lịch sử ở Mỹ xảy ra vào năm 1988 – 1989 gây thiệt hại 39 – 40 tỉ USD, lớn hơn nhiều so với thiệt hại kỉ lục của lũ (15 – 27,6 tỉ USD, 1993) và bão (25 – 33,1 tỉ USD, 1992). Hạn cũng gây ra những tổn thất lớn về kinh tế và môi sinh ở nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Pakistan, Australia,… Hạn hán dưới tác động của El Nino vào năm 1997 – 1998 đã gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia, không chỉ làm thiệt hại rất lớn về kinh tế của nước này mà còn là một thảm họa môi sinh cho nhiều nước thuộc khu vực Đơng Nam Á.

Theo tính tốn của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở Châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở Nam Mĩ khơng cịn sử dụng được. Khoảng 135 triệu người có nguy cơ phải rời bỏ nhà cửa đi kiếm sống ở nơi khác do hạn hán.

1.2.2. Khái quát tình hình hạn hán và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nơng nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ở nước ta, hạn hán là một thiên tai thường xuyên xảy ra ở một vài vùng ít mưa và hay xảy ra vào mùa khơ tại nhiều vùng khác nhau. Tình trạng hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt hơn do tác động của BĐKH.

Theo đánh giá, hạn hán là một loại thiên tai phổ biến chỉ đứng thứ 3 sau bão và lũ. Hàng năm hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương trong 40 năm qua [12], ở Bắc Bộ đã xảy ra những năm hạn nặng vào vụ đông xuân: năm 1959, 1961, 1970, 1984, 1986, 1989, 1993, 1998 và vụ mùa 1960,

1961, 1963, 1964. Trung Bộ và Nam Bộ có hạn nặng trong các năm 1983, 1987, 1988, 1990, 1992, 1998. Đặc biệt là hai đợt hạn nghiêm trọng năm 1992 - 1993, 1997 - 1998 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước cho sinh hoạt và SXNN đối với các vùng bị ảnh hưởng.

Thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa năm 1992 đã gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và dân sinh trong năm 1993. Năm 1992, lượng mưa hàng năm thiếu hụt tới 30 - 70%. Tổng diện tích lúa vụ đơng xn bị hạn ở các vùng trên 176.000 ha, bị chết là trên 22.000 ha. Vụ hè thu năm 1993, lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, nắng nóng gay gắt, bốc hơi nhiều dẫn đến hạn hán rất nghiêm trọng, dự trữ nước trong đất, sơng suối và ở các hồ chưa rất ít. Mực nước trên các sông lớn đều thấp hơn TBNN từ 0,1 - 0,5m, các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (41,2% diện tích gieo trồng bị hạn, trong đó 24.090 ha bị chết, đồng bằng sơng Cửu Long hạn hán ít gay gắt hơn, có 8564 ha lúa bị chết).

Năm 1998 xảy ra hạn hán trên toàn quốc là do hiện tượng El Nino kéo dài 15 tháng (từ tháng IV năm 1997 đến tháng VI năm 1998) gây ra. Theo các báo cáo, nhiệt độ bề mặt Trái Đất năm 1997 cao hơn TBNN là 0,430C, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài nhiều ngày với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40 - 410

C. Bên cạnh đó, lượng mưa rất ít trong các tháng đầu năm, mùa mưa đến muộn, tổng lượng mưa trung bình năm 1998 chỉ bằng 60 - 80% lượng mưa TBNN, ở Bắc Trung Bộ lượng mưa chỉ bằng 60 - 95% lượng mưa TBNN, Nam Trung Bộ, từ tháng I đến tháng VIII (trừ tháng V), lượng mưa thấp hơn TBNN, nhưng các tháng còn lại lượng mưa lại cao hơn bình thường. Chính vì vậy, đầu năm hạn hán xảy ra nghiêm trọng, nhưng đến cuối năm lũ lụt xảy ra nghiêm trọng. Ở Nam Bộ và Tây Nguyên, lượng mưa đều ít hơn TBNN. Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997 - 1998 là nghiêm trọng nhất, gây ra thiệt hại lớn: diện tích lúa bị hạn cả nước lên tới 254.000

ha trong đó 30.740 ha bị mất trắng vụ đơng xn; có 435.320 ha bị hạn trong đó 70.810 ha bị chết vụ hè thu; 153.070 ha trong đó 22.690 ha bị mất trắng trong vụ mùa. Ngoài ra hàng chục nghìn hecta cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn, gần 3 triệu người thiếu nước sinh hoạt.

Trong những năm gần đây, hạn hán cũng xảy ra trên diện rộng và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân ở nhiều tỉnh. Theo Báo cáo số 36/BC - TWPCTT ngày 15/04/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai thì từ cuối năm 2014, do ảnh hưởng của El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt đã gây ra hạn hán gay gắt, gây thiệt hại nặng nề tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Từ cuối năm 2015 đến tháng 04/2016, lượng mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ thấp, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đạt dung tích thấp so với thiết kế và cùng kỳ nhiều năm, nhiều hồ nhỏ đã cạn nước, các đập dâng phần lớn khơng cịn khả năng cung cấp nước… Hạn hán xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên (chiếm tới 70% diện tích canh tác khu vực Tây Nguyên), các tỉnh bị hạn hán nghiêm trọng như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận,… Thiệt hại bởi hạn hán tại khu vực Tây Nguyên ước tính như sau:

- Số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt: 35.835 hộ; - Thiệt hại về lúa: 13.271 ha;

- Thiệt hại về hoa màu: 10.133 ha;

- Thiệt hại về cây công nghiệp: 96.097 ha; - Thiệt hại về thủy sản: 4.641 ha;

Tổng thiệt hại ước tính là 3.096 tỷ đồng.

Nhìn chung, hạn hán có sức ảnh hưởng mạnh đến ngành NN Việt Nam, gây thiệt hại về kinh tế lẫn sinh kế của người dân, khiến cơng tác xóa đói giảm nghèo của đất nước bị gián đoạn, an ninh lương thực khó đảm bảo, làm tăng

chi phí vật giá. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi có mức độ khơ hạn cao và có xu hướng gia tăng trong bối cảnh BĐKH, nơi ngành NN chủ đạo là cây công nghiệp, hoa màu… địi hỏi nhu cầu nước cao thì cần phải có giải pháp căn cơ, thiết thực nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng của hạn hán đến SXNN.

1.2.3. Khái quát tình hình hạn hán và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nơng nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Ba phần thuộc tỉnh Gia Lai

Tình trạng hạn hán liên tục xảy ra ở nhiều nơi và thường tập trung trong mùa khơ, trong đó có sự khác biệt giữa bộ phận thuộc Tây và Đông Trường Sơn. Ở phần Đông Trường Sơn thường bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII, gây ảnh hưởng đến vụ Đông Xuân và vụ mùa. Phần Tây Trường Sơn thường bắt đầu từ tháng XII đến tháng IV năm sau làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như cà phê, hồ tiêu,... Tuy nhiên vào những năm gần đây do tác động của BĐKH nên tình trạng hạn hán cùng với nhiều đợt nắng nóng kéo dài liên tục kết hợp khơng mưa đã làm cho mực nước của các ao hồ, sông suối bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước tưới, các cây trồng bị hạn nặng dẫn đến bị mất trắng, giảm năng suất, sản lượng, chất lượng ngày càng nhiều.

Tình trạng hạn hán như trên đã xảy ra nhiều lần, điển hình như vào các năm 1997 – 1998; 2005 – 2006; 2010 – 2011; 2015 – 2016. Theo số liệu thống kê của Sở NN và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, tổng diện tích cây trồng bị khơ hạn trong giai đoạn 2005 - 2016 là 127.187 ha. Theo số liệu tại bảng 1.2 cho thấy đợt hán hán năm 2015 – 2016, tỉnh Gia Lai ước tính thiệt hại 373 tỷ đồng. Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại là 5621 ha; diện tích hoa màu thiệt hại là 8.793 ha; diện tích cây trồng lâu năm bị thiệt hại là 8.435 ha…

Bảng 1.2. Thiệt hại NN do hạn hán tỉnh Gia Lai giai đoạn 2005 - 2016

Năm Tổng DT bị hạn

(ha) Mất trắng (ha) Giảm năng suất

(ha) Cây CNDN (ha) 2005 25.136 3.295 21.841 2006 12.641 3.374 9.267 2007 587 26,7 560 2008 881 252,3 628,8 2009 3.861 1.725,20 2.136,20 2010 23.248 16.853 6.394,70 2011 29.503 3.898,20 14.030 11.575,1 2012 620 201,1 418,9 2013 11.403 2.729,20 1.430,00 7.244 2014 9.462 8.968,4 493,3 6/2015 9.845 2.732,87 1.742,32 5370 Tổng cộng 127.187 44.056 58.942 24.189 Nguồn: [44]

Từ những số liệu trên có thể nhận thấy hạn hán là một trong những thiên tai thường xảy ra trên địa bàn và gây ra nhiều tổn thất đến SXNN, nhất là ở các huyện phía Đơng tỉnh thuộc phạm vi LVS Ba. Tình trạng hạn hán trong khu vực được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn trong tương lai do tác động của BĐKH, cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất NN của địa phương. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hạn hán, tác động của hạn hán đến SXNN, nguyên nhân chi phối tình trạng hạn hán trong khu vực đóng vai trị hết sức quan trọng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN LƢU VỰC

SÔNG BA, TỈNH GIA LAI

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tình trạng hạn hán trên LVS Ba, phần thuộc tỉnh Gia Lai

2.1.1. Các nhân tố tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lưu vực

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Ngun trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Có diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đơng. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam - pu - chia với 90 km là đường biên giới quốc gia, phía đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

LVS Ba là LVS nội địa lớn thứ hai của lãnh thổ nước ta, với diện tích lưu vực 13.417 km2

, nằm trên 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên. Dịng chính sơng Ba dài 396 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549m, chảy theo hướng Bắc – Nam qua các huyện Kon Plong (Kon Tum), K’Bang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa (Gia Lai), chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam qua huyện Krông Pa rồi đi vào địa phận Phú Yên theo hướng Tây – Đông rồi đổ ra biển Đơng ở của biển Đà Diễn, phía nam thành phố Tuy Hịa.

Đại bộ phận LVS Ba nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai, chiếm đến hơn 60% diện tích tồn lưu vực. Quan sát hình 2.1 cho thấy LVS Ba trên địa phận tỉnh Gia Lai gồm dịng chính và phụ lưu sơng Ayun. Dịng chính dài 304 km, chảy qua địa phận các huyện phía Đơng của tỉnh, gồm các huyện và thị xã:

K’Bang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa. Phụ lưu sông Ayun chảy qua địa phận các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Ayun Pa. Phụ lưu sơng Ayun hợp với dịng chính trên địa phận huyện Ayun Pa.

LVS Ba có vị trí địa lí khá đặc biệt, nằm ở cả sườn Đông và Tây của dải Trường Sơn vì vậy chịu sự chi phối của các đặc điểm tự nhiên rất khác biệt của hai khu vực đó. Tính chất khác nhau của khí hậu Đơng – Tây Trường Sơn cũng làm cho tình trạng hạn hán trở nên phức tạp hơn.

2.1.1.2. Địa hình

Nhìn chung dạng địa hình chiếm diện tích lớn trên LV là cao nguyên và các vùng núi bao bọc ở phía Bắc, Đơng, Tây và làm thành ranh giới tự nhiên phân chia ảnh hưởng của các khối khí theo mùa trên LV.

Nét nổi bật nhất của địa hình khu vực nghiên cứu là tính phân tầng độ cao tạo thành các vành đai liên tục, nhưng cũng bị phức tạp hoá do hoạt động cắt xẻ, mài mòn và phá huỷ cấu trúc ban đầu của hệ thống dòng chảy. Mức độ chia cắt sâu mạnh và rất mạnh chiếm diện tích lớn và thuộc về miền núi của lưu vực. Mức độ chia cắt sâu trung bình chiếm diện tích hạn chế dưới dạng vùng đồi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Vùng núi chiếm 62% diện tích tự nhiên của lưu vực, cao độ biến đổi từ 600 - 2000 m được bao bọc ở cả ba phía Bắc, Đơng, Tây Nam và có xu hướng mở rộng về phía Tây với các cao nguyên đất đỏ Ba zan rất rộng là cao nguyên Pleiku, Mang Yang, Chư Sê với độ cao 600 – 800 m. Do các dãy núi phía Tây Nam của sông Ba bị chia cắt mạnh và không liên tục nên đã hình thành ở trung lưu một vùng máng trũng với các thung lũng độc lập kéo dài từ An Khê đến Phú Túc tương đối bằng phẳng là những cánh đồng lớn nằm dọc hai bên sông Ba và sông Ia Yun với hàng vạn ha đất canh tác thích hợp với các cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Với địa hình có dạng lịng máng làm gia tăng mức độ tập trung nước về hạ lưu đồng thời giảm khả năng giữ nguồn nước mặt vào mùa khơ. Địa hình phức tạp và đa dạng cùng với sự khác biệt về khí hậu đã hình thành trên địa bàn nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện để đa dạng hóa NN song cũng đặt ra nhiều vấn đề trong khai thác, bảo vệ tài ngun đất, hạn chế xói mịn, rửa trơi.

2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Hầu hết LVS Ba nằm trong đới cấu tạo Kon Tum, đây là một trong những đới cổ nhất ở miền Nam Việt Nam. Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kỳ vận động kiến tạo làm cho nham thạch nền bị đứt gãy, uốn nếp. Trong các chu kỳ tạo sơn thì chu kỳ Hecxini là cơ bản nhất có ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất tồn miền. Tiếp theo đó là chuyển động núi lửa phun nhiều dung nham, từ trung tính đến axit tạo nên các lớp phủ Riơlít. Nhìn chung đặc điểm địa chất LVS Ba được hình thành trên những thành tạo địa chất sau:

Bảng 2.1. Thành tạo địa chất ở lƣu vực sông Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)