Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tình trạng hạn hán trên lƣu vực sông Ba,

2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân cư, lao động

Địa bàn nghiên cứu khá rộng, nằm trên địa phận 12 trên tổng số 17 đơn vị hành chính của tỉnh Gia Lai, chiếm 64,6% diện tích tồn tỉnh. Với tổng số dân 776.862 người, chiếm 54,04% dân số tồn tỉnh (2017) và có mật độ dân số bình qn 77,5 người/km2. Trong đó gồm: Số nam 356.574 người, chiếm 45,9% và số nữ 420.288 người, chiếm 54,1%; dân số thành thị 190.266 người, chiếm 24,4% tổng dân số và dân số nông thôn 586.596 người, chiếm 75,6%.

Đây là địa bàn có 48,27% dân số là dân tộc Kinh và 51,73% dân số thuộc các dân tộc khác sinh sống. Trong đó, dân tộc Jarai (chiếm 27,5% số dân), Bana (chiếm 21,2% số dân) và cũng là địa bàn sinh sống chủ yếu của dân tộc này, còn khoảng 3,03% số dân là các dân tộc khác. Đa số các hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực nông thôn, thuộc vùng sâu vùng xa, điều kiện sản xuất và sinh sống cịn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và chun mơn hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Mật độ dân số phân bố không đều: chủ yếu tập trung ở các thành thị, trục giao thông và những vùng kinh tế phát triển với mật độ có thể đạt đến 338 người/km2 (thị xã An Khê). Cịn các huyện như K’Bang, Kơng Chro, Đăk Đoa có mật độ dân số chỉ đạt từ 20 – 30 người/km2

. Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2017 là 467.199 người, chiếm 60,1% dân số, trong đó lao động nam là 267.999 người chiếm 57,3%; lao động nữ là 199.200 người, chiếm 42,7%. Hiện nay tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản vẫn chiếm đa số (66,9%), nhưng với trình độ lao động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số đã hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Riêng vùng Ayun hạ, với trình độ canh tác cao hơn thì người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng.

Như vậy địa bàn nghiên cứu có dân số, lực lượng lao động khá dồi dào, có tốc độ tăng nhanh (2,01%). Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế trên lưu vực. Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến năng suất lao động, phát triển khoa học công nghệ để phát huy năng lực người lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn nghiên cứu có chiều hướng tăng dần, nhịp độ tăng trưởng GDP thời kì 2012 – 2016 đạt bình quân 7,2%. Cơ cấu kinh tế những năm gần đây đã chuyển dich theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng GDP ngành dịch vụ, công nghiệp; giảm tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp. Đối với ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nơng nghiệp có xu hướng tăng và chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 80%); chăn nuôi vẫn chưa có tốc độ tăng trưởng cao để thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Kinh tế phát triển góp phần cải thiện đời sống nhân dân, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể, đạt 50,2 triệu đồng/năm.

Nông nghiệp

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017 [48], tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 1.002.157 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 545.996 ha, chiếm 68,12%. Trong diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất trồng lúa là 131.075 ha (chiếm 24,01%), đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm chiếm 75,99%. Theo số liệu niên giám thống kê các huyện thị trên LVS Ba cho thấy: Nhiều năm qua cơ cấu cây trồng trên vùng nghiên cứu vẫn là lúa, ngơ, khoai lang, sắn, mía, cà phê, cao su, hồ tiêu và một số cây trồng khác xen ghép như đậu, lạc, vừng, thuốc lá, bông được trồng nhiều hơn trên những vùng đất nông nghiệp khơ cằn ít mưa.

Năm 2012 tổng diện tích gieo trồng là 336.795 ha, đến năm 2017 diện tích gieo trồng tăng lên 545.996 ha, tăng lên 209.201 ha. Bình quân mỗi năm

tăng khoảng 41.840 ha. Theo số liệu thống kê năm 2017 cũng cho thấy những địa phương có diện tích đất nơng nghiệp so với diện tích đất tự nhiên lớn là huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Phú Thiện,… riêng An Khê có diện tích canh tác nơng nghiệp ít hơn cả (121.339 ha, chỉ chiếm 15,14%). Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhiều nhất ở các huyện Chư Sê, Đăk Đoa và Mang Yang, với diện tích là 59.076 ha (chiếm 86% tổng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn), đồng thời cũng là những địa phương có diện tích cây hàng năm ít nhất. Cây cà phê có diện tích 32.047 ha, chiếm 40,68% diện tích trồng cà phê của cả tỉnh và trồng nhiều ở các huyện Đăk Đoa, Chư Sê, Mang Yang, K’Bang. Cây tiêu có diện tích 6.391 ha, chiếm 50,52% diện tích trồng tiêu tồn tỉnh và được trồng nhiều ở các huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Mang Yang. Cây điều được trồng nhiều nhất ở huyện Krông Pa với diện tích 4000 ha, chiếm 25% diện tích trồng điều của tồn tỉnh.

Cây hàng năm được trồng chủ yếu ở tất cả các huyện còn lại, với diện tích 47.136 ha, chiếm đến 94,58% tổng diện tích trồng cây hàng năm trên địa bàn và được trồng nhiều hơn cả ở các huyện Kông Chro, Đăk Pơ, Ia Pa, K’Bang, Phú Thiện. Cây lương thực có hạt được trồng nhiều ở các huyện Kông Chro, Phú Thiện, Krông Pa, Ia Pa, K’Bang, trong đó chủ yếu là trồng lúa và ngô. Phú Thiện là địa phương có diện tích trồng lúa lớn nhất với 12.522 ha (chiếm 22,2% tổng diện tích trồng lúa), Kơng Chro là địa phương có diện tích trồng ngơ lớn nhất trên LV với 11.198 ha (chiếm 30,3% tổng diện tích trồng ngơ). Khơng chỉ vậy địa bàn nghiên cứu cịn là địa bàn chủ lực của nhiều loại cây trồng nơng nghiệp khác, nhất là cây mía. Vùng mía này có diện tích 41.475 ha, chiếm đến 98,42% diện tích trồng mía của tồn tỉnh Gia Lai. Những huyện có diện tích trồng mía lớn nhất là Kơng Chro, Đăk Pơ, Ia Pa, K’Bang, An Khê, Phú Thiện (chiếm 92,43% tổng diện tích trồng mía trên LV). Vùng trồng sắn có diện tích 1.005.690 ha, chiếm 80% diện tích trồng sắn

của toàn tỉnh và được trồng nhiều ở các huyện Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Mang Yang, K’Bang, An Khê.

Chăn nuôi là ngành chưa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nhưng có xu hướng phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng tăng. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2017 tổng số đàn chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng như sau: Đàn trâu có 12.516 con, đàn bò 282.769 con, đàn lợn 185.258 con, đàn dê cừu 54.932 con và đàn gia cầm 1,5 triệu con. Diện tích ni trồng thủy sản là 708,4 ha, ngành có bước phát triển nhanh và đạt giá trị sản xuất là 96,8 tỉ đồng [48].

Về lâm nghiệp: Cũng theo số liệu thống kê năm 2017 thì diện tích đất lâm nghiệp tồn vùng là 466.737 ha, chiếm 46,57% diện tích đất tự nhiên.

Cơng nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu của Báo cáo Quy hoạch thủy lợi sông Ba [3] cho thấy ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển khá, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống người dân tại địa phương. Hiện tại trên địa bàn có các nhà máy đường và tinh bột sắn có quy mơ lớn, bao gồm: Nhà máy đường An Khê có cơng suất 18.000 tấn mía/ngày, nhà máy tinh bột sắn An Khê, nhà máy đường Ayun Pa với cơng suất 6.000 tấn mía/ngày. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là đường tinh luyện và chế biến nông sản,… Lĩnh vực cơng nghiệp năng lượng phát triển nhờ có nguồn thủy năng khá lớn, có nhiều vị trí xây dựng các cơng trình thủy điện trên dịng chính và dịng nhánh. Đó là: Nhà máy thủy điện Ayun Thượng 1A, Ayun Trung, H’Chan, H’Mun trên dòng nhánh; cơng trình khai thác thủy năng trên dịng chính gồm hồ Ayun Hạ, hồ Ka Nak – An Khê.

Về xây dựng – đô thị

Xét về đơn vị hành chính, hiện tại trên lưu vực có 2 thị xã là An Khê và Ayun Pa cùng với 9 thị trấn thuộc các huyện khác. Địa bàn nghiên cứu có

mạng lưới giao thơng phát triển thông suốt, với các tuyến đường chính như quốc lộ 19 từ Pleiku đi Bình Định và Campuchia, quốc lộ 14 nối liền với quốc lộ 19 đồng thời lưu thông với các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, quốc lộ 25 đi Phú n, đường Đơng Trường Sơn. Ngồi ra cịn có hệ thống đường tỉnh lộ 674, tỉnh lộ 645. Hệ thống giao thông phát triển tạo cơ hội mở rộng giao thương dịch vụ và du lịch với các trung tâm kinh tế khác của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)