Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Là vùng trọng điểm về NN với nhiều sản phẩm lợi thế so sánh như: hồ tiêu, cà phê, cao su, mía, sắn, cây dược liệu, bò thịt, bò sữa,.. Trong đó, hồ tiêu và sắn, mía đường đứng đầu cả nước về sản lượng và giá trị xuất khẩu; gỗ, dược liệu tạo ra khối lượng nông sản lớn cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện tại SXNN ở đây chủ yếu phát triển ở quy mô hộ manh mún, nhỏ lẻ; thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực giải quyết vấn đề liên kết trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm. Cơ cấu NN chuyển dịch chậm, chưa hình thành các vùng sản suất tập trung quy mô lớn; việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cịn hạn chế, chất lượng sản phẩm khơng cao và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Vì vậy phát triển NN ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu của ngành NN Gia Lai nói chung và phạm vi LVS nói riêng. Để thành công trong phát triển NN ứng dụng công nghệ cao cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và từng người dân, cùng với sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là sự đầu tư của

doanh nghiệp trong và ngoài nước để sản xuất được sản phẩm chủ lực, có thế mạnh, có giá trị cao đóng góp vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Nhà Nước, địa phương đã ban hành các cơ chế chính sách để hỗ trợ NN trên địa bàn. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án về nông, lâm nghiệp như: Xây dựng trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi; dự án trồng rau an toàn; dự án khu NN công nghệ cao; dự án Khu nghỉ dư ng sinh thái kết hợp trồng trọt hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế; dự án trồng cây dược liệu; dự án chăn nuôi heo tập trung, gia cầm công nghệ cao…

Để hạn chế thiệt hại của hạn hán, có thể ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật, công nghệ cao trong SXNN như:

- Kỹ thuật gieo sạ giống (áp dụng cho lúa): Tăng cường thực hiện các

giải pháp kỹ thuật áp dụng cơng nghệ máy móc nhằm giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80 kg/ha vào năm 2020, đồng thời nâng sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 80% diện tích gieo trồng mỗi vụ; kiểm soát và quản lý chặt chẽ sản xuất kinh doanh giống, lập kế hoạch sản xuất và cung ứng giống theo từng vụ, từng năm, theo dõi sản xuất và phân phối giống lúa mới cho nông dân.

- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ được ứng dụng phổ biến

trong việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, có nhu cầu ứng dụng cao trong NN. Trên địa bàn tỉnh hiện có Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, đây là lợi thế giúp người nông dân tiếp cận với những giống cây lai tạo tốt, nhiều ưu điểm. Số liệu thống kê hàng năm Trung tâm cung cấp ra thị trường khoảng 201 tấn gồm các giống lúa lai; sản xuất nhân giống cây cà phê vối thực sinh lai đa dòng khoảng trên 70.000 bầu.

- Công nghệ tưới nhỏ giọt: Đây là biện pháp tối ưu hóa lượng nước sử dụng cho cây trồng được nhiều nước tiên tiến áp dụng, vừa tiết kiệm được nước, đảm bảo độ ẩm của đất, giúp cây phát triển thuận lợi. Hiện nay, mơ hình này ở Gia Lai mới được triển khai với diện tích khoảng 9.010 ha. Một số công nghệ nổi bật như: Công nghệ tưới nước của Israel: tưới bép nhỏ giọt bù áp được 8.510 ha: hồ tiêu 700 ha, cà phê 10 ha, rau quả 300 ha, cỏ chăn nuôi của Cơng ty Hồng Anh Gia Lai 2.500 ha; tưới bép nhỏ trên cây hoa màu được 2.000 ha; người dân cũng đã tự cải tiến và lắp đặt 3.000 ha.

Với việc vận động, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cơng nghệ cao có tính tiết kiệm nước trong SXNN mang lại kết quả rõ nét trong sản xuất cà phê, hồ tiêu, cỏ cao sản và cây ăn quả. Việc chuyển từ tưới nước xả tràn, tưới dúi vào bồn chuyển sang dùng péc tưới phun mưa đã tiết kiệm chi phí nhân cơng, nhiên liệu bơm tưới. Đáng chú ý đã có hàng trăm ha hồ tiêu được nơng hộ đầu tư hệ thống tưới nước bón phân qua đường ống và tưới phun mưa đã góp phần khống chế dịch bệnh và tăng năng suất cây trơng vừa qua.

Ngồi ra, cần tăng cường vận động người nông dân áp dụng một số quy trình thực hành sản xuất bền vững khoa học như 4C, VietGAP… Với những quy trình kỹ càng trên sẽ giúp người dân tối ưu hóa được lượng nước trong sản xuất, tăng khả năng chống chọi bệnh tật, chịu hạn của giống cây trồng, chất lượng nông sản tăng, đạt quy chuẩn các chỉ tiêu trong và ngoài nước, tăng giá trị sản phẩm góp phần tăng lợi nhuận kinh tế.

Theo quy hoạch đất đai thì xu hướng tập trung vùng sản xuất là một định hướng, chủ trương phát triển NN công nghệ cao của Nhà nước. Để thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì cần một diện tích NN lớn nhằm giảm chi phí máy móc, trang thiết bị đầu tư ban đầu. Vì vậy, cần nhân rộng các mơ hình sản xuất tập trung như mơ hình cánh đồng mía lớn tại huyện K’Bang, mơ hình cánh đồng lúa lớn tại huyện Phú Thiện. Có thể quy hoạch một số vùng như sau:

- Vùng sản xuất rau an tồn, hoa chất lượng cao: Bố trí diện tích trồng rau an toàn của tỉnh, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Đak Đoa (gần tp Pleiku), Đak Pơ (gần thị xã An Khê, tuyến quốc lộ 19 đi Bình Định) gần các điểm đơng dân cư thuận lợi cho việc tiêu thụ rau, hoa.

- Vùng sản xuất lúa giống tập trung: Ở khu vực các huyện nơi có điều kiện thuận lợi về hệ thống thủy lợi và có diện tích trồng lúa nước tập trung như huyện Phú Thiện, Ayun Pa, Ia Pa, Mang Yang, Đak Đoa.

- Xây dựng cánh đồng lớn trên cây mía, đồng thời ứng dụng cơng nghệ cao trong q trình sản xuất, thâm canh mía: Triển khai vùng trồng mía tập trung tại các huyện K’Bang, Đak Pơ, An Khê, Kông Chro, Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa.

- Vùng sản xuất cây công nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến: Áp dụng tại các huyện phía Đơng của tỉnh như: Chư Sê, Đak Đoa, Mang Yang.

Tiến hành xây dựng khu NN ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh cũng như một số huyện với mục đích nghiên cứu, lai tạo các loại giống tăng năng suất, sản lượng, có khả năng chống chịu bệnh tật và chịu hạn cao, dạy nghề, truyền đạt kiến thức khoa học công nghệ cho người dân... Đồng thời liên kết với những khu NN công nghệ cao lân cận, trung tâm nghiên cứu NN, viện khoa học kỹ thuật NN...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên lưu vực sông ba (phần thuộc tỉnh gia lai) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)