8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Phân tích, đánh giá tình trạng hạn hán trên lƣu vực sông Ba đối vớ
2.2.4. Hậu quả và tác động của hạn hán đối với sản xuất nông nghiệp
Hoạt động SXNN phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, nhất là điều kiện đất đai, khí hậu. Đối với khu vực nghiên cứu, sự phân mùa khí hậu, nhất là trong bối cảnh BĐKH ngày càng có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất NN và đời sống cư dân. Theo thống kê tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn từ 2000 – 2018, thì tổng thiệt hại do hạn hán gây ra là lớn nhất trong các loại thiên tai xảy ra trong các năm gần đây nhất là đối với hoạt động SXNN.
Bảng 2.21. Thiệt hại do thiên tai gây ra trên LVS Ba, tỉnh Gia Lai
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Thiệt hại do mƣa đá, lốc xoáy bão,lũ
Thiệt hại do hạn hán Tổng giá trị thiệt hại Phần trăm thiệt hại do hạn hán (%) SXNN Nhà cửa, trƣờng học, trụ sở Giao thông và thủy lợi 2002 3.657,1 366,00 2.782 81.130 87.935,10 92,26 2003 4.443,7 586,64 1.213,12 5.000 11.243,46 44,47 2004 6.687 683,00 620,80 276.000 283.990,80 97,19 2010 7.826 12.926 40.100 60.852,00 65,90 2011 32.714 695 6.327 262.200 301.936,00 86,84 Tổng thiệt hại 745.957,36 Nguồn: [44]
Từ bảng trên ta có thể thấy thiệt hại do hạn hán gây ra luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thiệt hại của các loại thiên tai (44,47% – 92,26%). Những năm hạn hán xảy ra nghiêm trọng và gây ra nhiều thiệt hại trên địa bàn nghiên cứu là năm 2002, 2004, 2011, 2015, 2016; đây cũng là những năm được xác định là hoàn toàn trùng với thời gian những năm ENSO tác động mạnh, nhất là tác động của El Nino. Cụ thể năm có thiệt hại do hạn hán lớn nhất gần đây là năm 2016, với hậu quả đối với NN rất lớn (xem bảng 2.22):
Bảng 2.22. Tổng thiệt hại trong SXNN trên LVS Ba năm 2016
Đơn vị: Triệu đồng
Địa phƣơng Tổng giá trị thiệt hại năm 2016
Thiệt hại hạn hán vụ Đông Xuân 2015 - 2016 Ankhê 12.491,1 10.213,1 Ayun Pa 14.802,6 3.900,6 K’Bang 34.179,8 11.017,6 Đak Đoa 18.299,4 18.299,4 Mang yang 17.842,6 17.842,6 Kông Chro 45.346,0 30.419,4 Chư Sê 216.628,1 216.628,1 Đak Pơ 22.515,7 15.592,3 Ia Pa 71.899,3 38.755,9 Krông Pa 61.670,7 16.049,4 Phú Thiện 38.410,9 38.410,9 Chư Pưh 175.245 96.137,1 Tổng cộng 978.171,0 841.214,1 Nguồn: [45]
Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng thiệt hại do hạn hán gây ra trong năm 2015 – 2016 dưới sự ảnh hưởng của đợt El Nino dài nhất trong lịch sử là 841.214 triệu đồng, nếu so với năm 2011 thì gấp 3,2 lần. Thực tế trên cũng cho thấy nguy cơ hạn hán xảy ra trên phạm vi lưu vực gây ra thiệt hại lớn và diễn biến thất thường trong xu thế BĐKH, đó là vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay trên phạm vi LV nghiên cứu.
Đối với ngành NN, ảnh hưởng của hạn hán thể hiện ở một số dấu hiệu sau:
2.2.4.1. Tác động của hạn hán đến diện tích gieo trồng
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của hoạt động SXNN nói chung và đặc biệt là hoạt động trồng trọt nói riêng. Khi bị hạn hán sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến đất như làm nghèo chất dinh dư ng, giảm độ ẩm,… làm mất khả năng canh tác NN.
Bảng 2.23. Diện tích gieo trồng thiệt hại do hạn hán giai đoạn 2001 – 2016
Nguồn [1]
Trong chuỗi thời gian từ 2000 đến 2016 mỗi năm hạn hán đều làm suy giảm diện tích đất NN, nhất là những năm hạn nặng. Cụ thể, diện tích đất sản xuất vụ đông xuân năm 2015 - 2016 chỉ gieo trồng được 59.683,1 ha, đạt 93,3% kế hoạch, bằng 92,7% so với vụ đông xuân năm trước. Trong đó: Lúa nước 23.458,9 ha, đạt 97,9% kế hoạch; ngô 3.911,9 ha, đạt 86,9% so kế hoạch; khoai lang 632,4 ha, vượt 15% kế hoạch; sắn trồng mới 6.000,5 ha, vượt 5,3% kế hoạch; đậu các loại 2.920 ha, đạt 81,6% kế hoạch; rau các loại 10.184,3 ha, đạt 90% kế hoạch; mía trồng mới 8.304 ha, đạt 102,5% kế hoạch; thuốc lá 3.589,7 ha, đạt 87,1% kế hoạch; lạc 111,1 ha, đạt 74% kế hoạch; cây hàng năm khác (hoa, cây cảnh, dưa, cỏ chăn nuôi…): 570,3 ha, đạt 28,3% kế hoạch [45]. Năm Tổng DT bị hạn (ha) DT mất trắng (ha) % DT mất trắng DT giảm NS (ha) % DT giảm NS Vụ sản xuất 2001 22.607 6.842 30 15.765 70 2 vụ 2002 39.587 15.916 40 23.671 60 2 vụ 2003 17.982 8.395 47 9.587 53 2 vụ 2004 45.152 20.544 45 24.608 55 2 vụ 2005 25.136 3.295 13 21.841 87 Vụ mùa 2006 12.641 3.374 27 9.267 73 Vụ mùa 2007 586,7 26,7 5 560 95 2008 881,1 252,3 29 628,8 71 Vụ mùa 2009 3.861.4 1.725.2 45 2.136,2 55 Vụ Đông Xuân 2010 23.247,7 16.853 72 6.394,7 28 Vụ Đông Xuân 2011 17.928,2 3.898,2 22 14.030 78 Vụ Đông Xuân 2012 4.444,8 3.013,0 68 1.432 32 Vụ mùa 2013 9.406,2 1.036,3 11 8.370 89 Vụ Đông Xuân 2014 9.461,7 8.968,4 95 493 5 Vụ mùa 2015 12.803,8 3.686,3 29 9.118 71 2 vụ 2016 30.556,1 6.319,1 21 24.237 79 1 vụ Tổng 276.282,6 97.825,4 35 147.901,0 65
Bảng 2.24. Tổng diện tích thiệt hại do hạn hán vụ Đông Xuân 2015 – 2016 Đơn vị: ha Stt Địa phƣơng diện tích Tổng Lúa thuần Lúa lai Ngô, rau màu các loại
Cà phê Hồ tiêu Điều
1 Ankhê 562,2 562,2 2 Ayun Pa 253,0 12,2 240,8 3 K’Bang 661,0 281,8 110,9 264,4 3,9 4 Đak Đoa 808,5 670,5 138,0 5 Mang yang 589,9 366,4 159,7 63,8 6 Kông Chro 2.724,4 13,3 2.711,1 7 Chư Sê 4.702,8 1.132,3 27,1 2.541,6 1.001,8 8 Đak Pơ 1.289,3 138,3 1.151,0 9 Ia Pa 3.321,7 165,0 3.059,2 97,5 10 Krông Pa 948,3 273,5 674,8 11 Phú Thiện 3.342,5 3,4 3.339,1 12 Chư Pưh 1.043,7 447,7 0,3 240,6 355,1 Tổng 20.247,2 4.066,6 110,9 11.467,8 3.083,8 1.420,7 97,5 Nguồn [45]
2.2.4.2. Tác động của hạn hán đến năng suất và sản lượng cây trồng
Ngoài những ảnh hưởng về diện tích bị thiệt hại, hạn hán còn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của cây. Khi đó sẽ làm cho năng suất và sản lượng giảm xuống. Hạn hán kỉ lục năm 2015 – 2016 đã làm cho hầu hết năng suất, sản lượng cây trồng đều đạt thấp so với kế hoạch và thấp hơn so với vụ đông xuân năm trước (năng suất, sản lượng thấp hơn khoảng 05 - 25% so với vụ đông xuân trước). Thiệt hại về năng suất cây trồng do hạn hán đã được thể hiện thơng qua các cấp độ: Thiệt hại hồn toàn (trên 70%), thiệt hại rất nặng (từ 30 - 70%), thiệt hại một phần (dưới 30%).
Qua bảng số liệu Năng suất và sản lượng các cây trồng chính giai đoạn 2005 – 2017 (phụ lục bảng 18) cho thấy: Vào những thời điểm hạn nặng như năm 2011, 2016 do thiếu nước tưới nên bình quân năng suất lúa chỉ đạt lần
lượt 41,6 và 43,8 tạ/ha, thấp hơn năm 2010, 2015 đều trên 44 tạ/ha. Theo báo cáo thì các địa phương bị thiệt hại về năng suất do hạn hán tập trung chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chư Sê, An Khê, K’Bang, Krông Pa với mức giảm trung bình từ 5 – 10 tạ/ha. Năng suất lúa từ năm 2012 – 2016: thị xã An Khê giảm từ 51,18 tạ/ha xuống 41,46 tạ/ha; huyện K’Bang giảm từ 42,97 tạ/ha cịn 30,91 tạ/ha; huyện Kơng Chro giảm từ 30,11 xuống 17,61 tạ/ha; huyện Chư Sê giảm từ 43,29 xuống 34,34 tạ/ha; huyện Krơng Pa giảm từ 41,5 xuống cịn 33,95 tạ/ha. Bên cạnh lúa, nhiều diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác như: ngô, sắn, đỗ tương, bông, điều, cao su... cũng chịu thiệt hại về năng suất do hạn hán, chỉ đạt khoảng 52% so với cùng kỳ năm trước [49].
Cây công nghiệp lâu năm đóng vai trị chủ lực trên địa bàn là cây tiêu nhưng lại có năng suất biến động lớn và có xu hướng giảm mạnh, nhất là từ sau năm 2012. Năng suất tiêu giảm từ 45,3 xuống còn 27,6 tạ/ha do tác động của hạn và thiếu sự đầu tư cũng như thị trường tiêu thụ của những nông sản này khá bấp bênh trong giai đoạn gần đây.
Qua tìm hiểu tại một số hộ gia đình trong vùng nghiên cứu về tác động của hạn hán đến sản xuất nơng nghiệp của gia đình, họ cho biết:
- Cây Lúa: là cây trồng nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hạn hán. Những năm bị hạn, năng suất giảm đến trên 60%. Họ cũng cho biết nguyên nhân là: Lúa là cây trồng nước, quá trình sinh trưởng, phát triển cần rất nhiều nước. Đặc biệt, trong thời kỳ trổ hoa đón địng, nắng nóng kéo dài, nếu thiếu nước tưới và xuất hiện gió tây nam khơ nóng sẽ làm rụng hoa, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất. Vào những năm xảy ra hạn nặng thì hầu như khơng thu hoạch được gì, nếu có thì cũng khơng đáng kể do tỷ lệ hạt lép rất cao.
- Khoai lang: theo người dân, mùa hè rất khó để trồng lấy củ do mùa
lấy thân và lá làm thức ăn cho gia súc. Nhưng do hạn ngày càng tăng, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, thiếu nước tưới nên cây khoai lang sinh trưởng, phát triển rất kém. Cùng với việc sâu bệnh, dịch hại cũng tăng nhiều làm cho năng suất lá vụ hè thu bị ảnh hưởng lớn.
- Cây Lạc: Khả năng chống chịu cuả cây lạc cũng rất kém lại thích hợp
với đất pha cát và một số diện tích đất thịt nặng nên nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng của hạn hán càng cao hơn.
- Cây Đậu: Là loại cây trồng “thích hợp” vào vụ hè thu vì đặc tính chịu
hạn của nó. Tuy nhiên, đây cũng là cây trồng bị giảm năng suất nhiều khi xảy ra hạn. Đất quá khô, thiếu nước tưới vào thời kỳ gieo trồng sẽ làm cho tỷ lệ nảy mầm thấp, cây sinh trưởng kém. Đặc biệt, vào thời kỳ ra hoa mà không đủ nước tưới sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ hạt lép cũng nhiều hơn.
2.2.4.3. Tác động của hạn hán đến cơ cấu mùa vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất
Trên khu vực nghiên cứu mùa vụ được xác định như sau: Vụ Đông Xuân từ tháng XII đến hết tháng III hoặc tháng IV là thời điểm canh tác lúa, ngơ, sắn, mía, khoai lang,... Vụ Hè Thu từ tháng III đến tháng VI hay vụ Hè Thu muộn từ tháng V đến tháng VII là thời điểm tiếp tục trồng lúa, ngô, sắn,... Vụ mùa từ tháng VII đến tháng IX hoặc tháng XI là thời điểm canh tác lúa, khoai lang, sắn,... Trong số đó với hầu hết các cây trồng chủ lực trên địa bàn nghiên cứu thường là những cây trồng thích hợp vào vụ Đơng Xn. Đối chiếu với các thời điểm hạn trong năm theo kết quả tính tốn chỉ số khô hạn K cho thấy hạn hán đe dọa đến SXNN ở cả 3 vụ canh tác chính và ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất của vụ Đông Xuân. Những năm mùa mưa kết thúc sớm thường gây hạn cho vụ Hè thu, những diện tích canh tác này phải đợi đến mùa mưa năm sau mới tiếp tục canh tác trở lại.
nhằm tận dụng nguồn ẩm tự nhiên, tránh thiếu nước đặc biệt là vào thời kì ra hoa kết quả. Việc làm này cũng gây ảnh hưởng đến mùa vụ chung, do không canh tác đúng thời vụ nên năng suất, chất lượng sản phẩm giảm, sâu bọ gây bệnh phá hoại cây trồng phát triển. Điển hình như việc canh tác cây mía trên địa bàn các huyện An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro,... nhiều năm do ảnh hưởng của hạn năm trước mà thời điểm trồng mới của vụ sau bị lùi lại, khoảng tháng III – IV thay vì thời điểm chính là tháng XI – XII đã làm giảm đáng kể năng suất mía, thậm chí nhiều cánh đồng mía khơng có khả năng cho thu hoạch.
Ngồi ảnh hưởng đến mùa vụ thì hạn hán cịn làm thay đổi cơ cấu cây trồng. Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho thấy rằng nơi đây có tiềm năng phát triển cơ cấu cây trồng khá đa dạng. Cây công nghiệp lâu năm như tiêu, cà phê rất thích hợp với những vùng đất đỏ bazan trên địa bàn các huyện Chư Sê, Đăk Đoa, Mang Yang. Cịn các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày, hoa màu lại được trồng nhiều trên địa bàn các huyện dọc theo thung lũng sông như Phú Thiện, Ayun Pa (vùng trồng lúa chính), An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Krơng Pa (vùng trồng mía, mì,...). Những cây trồng này cho giá trị và mang lại hiệu quả kinh tế cho cư dân sinh sống trên địa bàn. Tuy nhiên, vì tình trạng hạn hán, thiếu nước nên trong quá trình canh tác, người dân tiến hành phải chuyển đổi sang trồng các loại cây khác vào các mùa vụ khơng như thơng thường như trồng ngơ, dưa,…. Ví dụ đợt hạn năm 2019 cùng với sự bấp bênh của thị trường nông sản đã khiến cho người dân trên các vùng mía chuyển đổi sang trồng sắn, đậu là những loại cây có khả năng chịu hạn tốt hơn nhưng khơng phải diện tích sắn, đậu nào cũng cho thu hoạch được.
Từ tất cả những phân tích trên cho thấy hạn hán có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất NN từ đó gây thiệt hại trực tiếp đến đời sống sinh kế, thu nhập của người nông dân sinh sống trên địa bàn.
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU THIỆT HẠI VÀ ỨNG PHÓ VỚI HẠN HÁN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU