Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định

Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Bình Định có diện tích tự nhiên là 6.071,3 km2; dân số năm 2017 là 1.529.020 ngƣời; gồm 09 huyện, 01 thị xã và Tp. Quy Nhơn. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định (đƣợc công nhận theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ).

Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lƣu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế; nằm ở trung điểm của trục giao thông đƣờng sắt và đƣờng bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ phấn đấu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không và đƣờng biển khá thuận lợi. Quốc lộ 1 đoạn qua Bình Định dài 118

km, Quốc lộ 1D đoạn qua Bình Định dài 20,7 km, Quốc lộ 19 qua Bình Định dài 69,5 km, ngoài ra còn có Quốc lộ 19B, Quốc lộ 19C, hệ thống đƣờng tỉnh (tổng chiều dài 506 km), đƣờng huyện và đƣờng nông thôn; lƣu lƣợng xe trung bình ngày đêm khoảng 2.500-2.700 xe. Quốc lộ 19 nối liền cảng biển quốc tế Quy Nhơn với các tỉnh thuộc khu vực vùng Bắc Tây Nguyên qua các cửa khẩu quốc tế Đức Cơ, Bờ Y và vùng 3 biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia, là một trong những con đƣờng trong hệ thống trục ngang ở miền Trung Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện liên kết Đông - Tây, thúc đẩy giao lƣu kinh tế, hợp tác phát triển với bên ngoài. Hiện nay tỉnh đang triển khai đầu tƣ tuyến đƣờng Sân bay Phù Cát - Khu Kinh tế Nhơn Hội, Canh Vinh (Vân Canh) - Quy Nhơn, tuyến đƣờng Quốc lộ 19 mới, tuyến đƣờng ven biển tạo điều kiện kết nối các vùng, khu kinh tế. Sân bay Phù Cát cách Tp. Quy Nhơn 30 km về phía Tây Bắc, có đƣờng băng rộng 45 mét dài 3.050 mét. Tuyến Quy Nhơn - Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn - Hà Nội và ngƣợc lại có các chuyến bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo airways. Nhà ga hàng không Phù Cát đã đƣợc nâng cấp với công suất trên 1,5 triệu hành khách/giờ. Đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua Bình Định dài 148 km gồm 11 ga, trong đó ga Diêu Trì là ga lớn, là đầu mối của tất cả các loại tàu trên tuyến đƣờng sắt. Ngoài các chuyến tàu Bắc- Nam còn các chuyến tàu nhanh từ Quy Nhơn đi vào các tỉnh khu vực Nam Trung bộ đến TP Hồ Chí Minh và đi ra đến Nghệ An.

Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn, cảng Thị Nại và Tân cảng Miền Trung, trong đó cảng biển quốc tế Quy Nhơn có khả năng đón tàu tải trọng từ 5 vạn tấn, cách Phao số 0 khoảng 6 hải lý, cách hải phận quốc tế 150 hải lý. Lƣợng hàng qua Cảng Quy Nhơn năm 2018 đạt trên 8,2 triệu TTQ, phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 10 triệu TTQ..

134km; vùng lãnh hải 2.500km2, vùng đặc quyền kinh tế 40.000km2; có các cảng cá Nhơn Châu, Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi và khu trú đậu tàu thuyền Tam Quan. Trong các cảng cá nêu trên có cảng cá Nhơn Châu là tốt nhất, có nguồn lợi hải sản phong phú, giá trị kinh tế cao nhƣ cá thu, cá ngừ đại dƣơng, cá nục, cá trích, cá cơm, cá chuồn, tôm mực cùng các đặc sản quý hiếm (yến sào, cua huỳnh đế, hải sâm...). Tổng số tàu thuyền là gần 8.000 chiếc, phần lớn là các tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Sản lƣợng hải sản khai thác hàng năm khoảng trên 100.000 tấn.

Hệ thống mạng lƣới các sông suối tập trung nhiều ở miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy lợi và thủy điện; tổng trữ lƣợng nƣớc khoảng 5,2 tỷ m3; tiềm năng thủy điện khoảng 182,4 triệu kW. Bình Định đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến tới 2035 với mục tiêu đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa, đồng bộ giữa phát triển nguồn và lƣới điện, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Quyết định số 3145/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh Bình Định). Những năm qua đã tranh thủ nguồn vốn WB đầu tƣ trung áp, hạ áp, đến nay 100% xã có điện lƣới (trừ xã đảo Nhơn Châu đang xây dựng lƣới điện bằng cáp ngầm vƣợt biển) và có trên 99% số hộ dùng điện. Thực hiện việc chuyển đổi mô hình, cấp phép hoạt động điện lực, vận hành lƣới điện hạ thế an toàn, áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo giá bán điện đến hộ dân nông thôn.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng: 370.514 ha (số liệu năm 2017), trong đó rừng sản xuất 158.502 ha; mật độ che phủ rừng đạt 54% (số liệu năm 2018). Ngoài ra, dƣới tán rừng còn có song mây, lá nón, bời lời, các loại lâm sản khác... là nguồn nguyên liệu phục vụ cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng... Ngoài ra, đất đồi núi chƣa sử dụng trên 23.000 ha, có thể phát triển trồng rừng nguyên liệu hoặc trồng cây công

nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.

Về tiềm năng khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh có nhiều loại khoáng sản quý hiếm nhƣ đá granite ƣớc tính khoảng 700 triệu m3 (trong đó có các loại đá cao cấp nhƣ: Granosinite màu đỏ, Biotite hạt thể màu vàng... với trữ lƣợng khoảng 500 triệu m3 tập trung nhiều ở An Nhơn, Tuy Phƣớc, Quy Nhơn…); quặng sa khoáng Titan trữ lƣợng khoảng 2,5 triệu tấn Ilmenite nằm dọc theo bờ biển (tập trung ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ và xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn). Các mỏ vàng tập trung phân bố ở các khu vực Vĩnh Kim, Vạn Hội, Kim Sơn, Tiên Thuận, trong đó mỏ Tiên Thuận đƣợc đánh giá là có tiềm năng lớn nhất; mỏ Bauxit Kon Hà Nừng thuộc trên địa bàn 02 tỉnh Bình Định và Gia Lai. Ngoài ra, còn có các mỏ cao lanh, đất sét (tập trung ở các huyện Phù Cát, Tuy Phƣớc, Tây Sơn) trữ lƣợng đã thăm dò khoảng 24 triệu m3; đủ để phục vụ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, gạch ceramic...) trên địa bàn tỉnh.

Bình Định có 5 điểm nƣớc suối khoáng nóng, trong đó điểm nƣớc khoáng Phƣớc Mỹ có chất lƣợng nƣớc cao để sản xuất nƣớc giải khát; điểm nƣớc nóng Hội Vân đã đƣợc khai thác sử dụng từ năm 1976, đƣợc đánh giá các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và có thể dùng để phát triển điện địa nhiệt…

Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch 8 KCN (chƣa tính các KCN trong KKT Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 55 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.847,7 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (14.308 ha, trong đó Khu Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ Becamex Bình Định có diện tích 2,308 ha); tập trung xây dựng Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trƣởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận theo trục Bắc -

Nam và Đông Tây; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nƣớc sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thƣơng mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bƣu chính, viễn thông....

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, ngân sách còn hạn chế nhƣng các lĩnh vực văn hóa - xã hội vẫn đƣợc chăm lo tốt hơn, góp phần thiết thực vào việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

Toàn tỉnh có 2 trƣờng đại học, 3 trƣờng trung học chuyên nghiệp, 51 trƣờng THPT, 145 trƣờng THCS, 244 trƣờng tiểu học và 220 trƣờng mầm non, với gần 267 ngàn học sinh;. Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng đƣợc xây dựng và hoạt động ngày càng năng động. Tỉnh Bình Định đã đƣợc Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm 1998, đạt phổ cập THCS năm 2004, đạt chuẩn tiểu học đúng độ tuổi vào tháng 12.2005.

Đến nay đã có 100% trạm y tế có bác sỹ, 97,5% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80,7% dân số tham gia bảo hiểm y tế, 30.2 giƣờng/ vạn dân. Thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác tƣ vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em. Thực hiện tốt Chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em; tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi giảm xuống còn 9,7% (số liệu năm 2018).

Với các điều kiện địa lý kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cùng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội, chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển công nghiệp - dịch vụ, Bình Định có đủ điều kiện để phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp - dịch vụ nói riêng trong tƣơng lai.

2.2. Kết quả thực hiện chi N ân sách tron nhữn năm qua

Kết quả thực hiện các khoản chi từ năm 2017 đến năm 2020 đƣợc minh hoạ qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện chi Ngân sách từ năm 2017 đến năm 2020

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Bộ tài chính (BTC) giao 6.160 7.280 7475 7.973

HĐND tỉnh giao 6.552 7.508 7884 8.238

Tổng số chi thực hiện 11.016 10.874 11.254 11.776

Chi Ngân sách Trung ƣơng 2.564 2.720 2.897 3.604 Chi Ngân sách Địa phƣơng 8.452 8.154 8.357 8.172

Tỷ lệ thực hiện so với BTC giao 137,2% 112% 111,8% 102,5%

Tỷ lệ thực hiện so với HĐND giao 129% 108,6% 106% 99,2%

Nguồn: Văn phòng Kho bạc Nhà nước Bình Định

Căn cứ số liệu bảng 2.1, tình hình tổng chi Ngân sách địa phƣơng của tỉnh Bình Định tăng qua các năm từ 11.016 tỷ đồng lên 11.776 tỷ đồng từ 2017 đến 2020 ngoại trừ năm 2018. Số chi Ngân sách địa phƣơng có sự sụt giảm qua các năm từ 8.452 tỷ đồng xuống còn 8.172 tỷ đồng vào. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện chi Ngân sách địa phƣơng so với chỉ tiêu giao của Bộ Tài chính có sự sụt giảm đáng kể từ 137,2% xuống còn 102,5% và chỉ tiêu của HĐND tỉnh giao cũng có sự sụt giảm từ 129% xuống còn 99,2% từ 2017 đến 2020.

Các kết quả trên đã thể hiện sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong việc chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán hàng năm cùng Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản

xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, cũng nhƣ sự quan tâm trong lãnh đạo của Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng các cấp. Trong đó có nỗ lực thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên Ngân sách Nhà nƣớc của hệ thống KBNN Bình Định và các đơn vị sử dụng Ngân sách.

2.3. Thực trạn quản lý chi thƣờn xuyên NSNN tại KBNN tỉnh Bình Định

2.3.1. Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Định

Hoạt động quản lý hiện nay của hệ thống KBNN Bình Định đƣợc thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-KBNN ban hành ngày 14/10/2014 về quy chế quản lý nghiệp vụ kế toán. Trong đó, Giám đốc KBNN Bình Định chịu trách nhiệm cao nhất về công tác quản lý chi thƣờng xuyên của tỉnh; các trƣởng bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm trong việc phân chia nhiệm vụ đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra chi thƣờng xuyên theo đúng quy trình đã ban hành.

Bên cạnh đó việc phối hợp với các cơ quan ngoài hệ thống KBNN nhằm thực hiện quản lý chi cũng đƣợc quan tâm nhƣ phối hợp với ngân hàng nhằm kiểm tra các số tiền đã chi, phối hợp với cơ quan tài chính nhằm quản lý các thông tin của Lệnh chi tiền và phối hợp với các đơn vị SDNS để kiểm tra thông tin của chứng từ, biểu mẫu thực hiện quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN hàng năm.

Quy trình quản lý chi thƣờng xuyên hiện nay đƣợc triển khai trên toàn hệ thống KBNN tỉnh Bình Định đƣợc thực hiện theo Quyết định 1116/QĐ- KBNN về Quy trình giao dịch một cửa trong quản lý chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN. Các bƣớc cụ thể của quy trình này đƣợc minh hoạ qua hình 2.1.

Nguồn: tổng hợp từ Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009

Hình 2.1: Quy trình giao dịch một cửa trong quản lý chi thƣờng xuyên

Quy trình đƣợc bắt đầu bằng việc khách hàng (đại diện đơn vị SDNS) gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ Quản lý chi. Nhân viên này thực hiện việc phân loại và xử lý hồ sơ theo các nội dung chi, tiến hành kiểm tra, đối chiếu và quản lý các nội dung và thông tin trên chứng từ, hồ sơ. Hồ sơ chứng từ đƣợc quản lý hợp lệ sẽ trình cho Kế toán trƣởng xem xét và phê duyệt. Kế toán trƣởng tiến hành xem xét và kiểm tra lần cuối trƣớc khi ký chứng từ và trình cho lãnh đạo phê duyệt. Hồ sơ sau khi đƣợc ký duyệt bởi Kế toán trƣởng và phê duyệt từ Giám đốc sẽ chuyển ngƣợc lại cho cán bộ Quản lý chi và nhân viên này chuyển hồ sơ chứng từ cho Thủ quỹ hoặc Thanh toán viên. Thủ quỹ thực hiện chi tiền mặt cho khách hàng hoặc Thanh toán viên thực hiện việc chuyển khoản qua ngân hàng vào tài khoản của khách hàng.

Bên cạnh đó, các thủ trƣởng của các đơn vị SDNS là ngƣời chịu trách nhiệm chính và đảm bảo các khoản chi thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 và Thông tƣ 39/2016 ngày 01/03/2016 sửa đổi bổ sung Thông tƣ 161 trong việc phân định trách nhiệm giữa đơn vị SDNS và KBNN đối với việc quản lý các khoản chi.

Đồng thời đối với khoản chi thƣờng xuyên theo hình thức rút dự toán, khi nhận đƣợc hồ sơ thanh toán của đơn vị SDNS, KBNN sẽ kiểm tra và quản

Khách hàng Cán bộ quản lý chi Kế toán trƣởng

Thủ quỹ Thanh toán viên Trung tâm thanh toán Giám đốc 1 6 2 3 4 5 5 7

lý, thực hiện chi trả theo nội dung của dự toán và các điều kiện khác theo luật định của Mục lục NSNN; đối với hình thức Lệnh chi tiền, hồ sơ thanh toán là Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính, KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)