Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 63 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, vẫn còn một bộ phận CBCC mang tƣ duy, lề lối làm việc chƣa chuyên nghiệp, có thái độ phục vụ khách hàng chƣa đƣợc văn minh lịch sử; thiếu sự hƣớng dẫn chu đáo dẫn đến các khiếu nại và phàn nàn từ khách hàng.

Một số CBCC còn xem nhẹ công tác quản lý chi thƣờng xuyên do chƣa ý thức đƣợc vai trò trách nhiệm của mình cũng nhƣ tầm quan trọng trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên; chƣa chú trọng cập nhập thông tin văn bản mới; chƣa nắm rõ quy trình, hồ sơ thủ tục trong quá trình làm việc. Một số KBNN cấp huyện bố trí số lƣợng CBCC làm nhiệm vụ quản lý chi thƣờng

xuyên NSNN chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu công việc dẫn đến việc phân tán, thiếu tập trung và làm giảm hiệu quả công tác quản lý.

Khối lƣợng công việc kế toán tại KBNN tỉnh Bình Định phát sinh rất lớn, thƣờng xuyên bị quá tải đặc biệt là cuối tháng, cuối năm. Áp lực công việc lớn, cho nên khó bố trí đƣợc thời gian dành cho tập huấn, triển khai chế độ, chính sách mới ngay tại đơn vị , trong khi đó nghiệp vụ chuyên môn, văn bản hƣớng dẫn quản lý chi thƣờng xuyên đổi mới liên tục đòi hỏi thƣờng xuyên phải đƣợc cập nhật và tập huấn. Vì vậy trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên đang còn tình trạng quản lý một số khoản chi chƣa thống nhất, quản lý theo cách hiểu về văn bản của từng cán bộ làm công tác quản lý chi.

Thứ hai, các điều kiện để thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên NSNN chƣa đầy đủ và đồng bộ.

- Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi còn thiếu và chƣa hợp lý, vì thực tế tiêu chuẩn, định mức của mỗi ngành còn khác nhau.

- Quy định về không quản lý hóa đơn, chứng từ trong quản lý chi thƣờng xuyên qua KBNN đối với một số khoản chi theo Thông tƣ 39/2016/TT-BTC là chƣa phù hợp với bối cảnh và trình độ quản lý kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể là các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản ... chỉ yêu cầu có hợp đồng, biên bản nghiệm thu, quyết định lựa chọn nhà thầu (trƣờng hợp phải lựa chọn nhà thầu) .

Việc quản lý các khoản mua sắm xe ô tô đối với các đơn vị an ninh, quốc phòng, hiện tại chƣa có quy định ban hành về tiêu chuẩn, định mức đối với các loại phƣơng tiện này nên đã gây khó khăn, vƣớng mắc cho KBNN trong quá trình quản lý thanh toán.

Đối với các khoản chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dƣỡng các công trình hạ tầng, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của

từng ngành theo quy định tại thông tƣ 161/2012/TT-BTC khi thanh toán chỉ cần có hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng, quyết định lựa chọn nhà thầu (trƣờng hợp phải lựa chọn nhà thầu) mà không cần có dự toán chi tiết cho từng khoản chi trên là chƣa phù hợp với thực tế. Vì nếu không có dự toán chi tiết thì không có căn cứ để lựa chọn nhà thầu (nếu có ) và kí kết hợp đồng kinh tế.

Nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chƣa chủ động chấp hành đúng dự toán đƣợc phê duyệt; chƣa chấp hành đúng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi theo quy định của nhà nƣớc.

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị dự toán chƣa chặt chẽ, đơn vị chƣa xem đây là một trong những căn cứ quan trọng trong quá trình chi tiêu và là cơ sở để KBNN thực hiện quản lý chi.

Những điều này tạo ra những sơ hở, tiêu cực gây thất thoát công quỹ của Nhà nƣớc, đặc biệt là không công bằng, thống nhất trong quản lý chi NSNN.

Thứ ba, một số chứng từ chi NSNN còn chƣa phù hợp nhƣ: các tiêu thức của lệnh chi tiền phục hồi in từ chƣơng trình TABMIS chƣa phù hợp theo hƣớng dẫn tại Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài chính.

Việc sử dụng các tài khoản kế toán trung gian đối với các nghiệp vụ chi hộ chuyển tiếp trong phần mềm TABMIS chƣa đƣợc cụ thể, thống nhất cho từng nghiệp vụ dẫn đến sổ chi tiết của tài khoản này rất dài và phức tạp.

Một số sổ kế toán của KBNN còn khiếm khuyết, chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý nhƣ: Liệt kê chứng từ các phân hệ quản lý chi không có cột “Bên nhận tiền ; Sổ chi tiết tài khoản không có thông tin “Ngƣời nhập bút toán gây khó khăn trong việc đối chiếu so sánh.

Bảng kê chứng từ thanh toán, tạm ứng mẫu số 01 theo quy định tại thông tƣ 39/2016/TT-BTC chƣa phù hợp với thực tế, vì đối với các khoản chi

này Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nƣớc chịu trách nhiệm về quyết định chi và tính chính xác của các nội dung chi trên bảng kê chứng từ gửi KBNN, do vậy trên mẫu 01 không cần thể hiện cột số lƣợng và định mức.

Các ứng dụng tin học hiện nay trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN vẫn còn một số tồn tại nhƣ: Chƣa hỗ trợ quản lý mẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách; chƣa hỗ trợ việc quản lý dự toán chi tiết của từng đơn vị và chƣa hỗ trợ trong việc quản lý các tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ chứng từ chi thƣờng xuyên NSNN.

Phần mềm TABMIS đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn tồn tại một số lỗi nhất định đối với công tác báo cáo kế toán.

Thứ tư,phƣơng thức cấp phát chi thƣờng xuyên NSNN còn lạc hậu. Phƣơng thức cấp phát bằng lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính (tuy đã cấp theo hình thức này có giảm hơn tuy nhiên vẫn còn) vẫn tạo ra một khoảng cách giữa chi NSNN với chi tiêu thực tế của đơn vị dự toán.

Phƣơng thức cấp phát kinh phí ủy quyền trong điều kiện hiện nay là cần thiết khi cơ quan cấp trên không có điều kiện để trực tiếp làm nhiệm vụ của mình, nhƣng đã ủy quyền thì trách nhiệm cụ thể ít đƣợc quan tâm.

Phƣơng thức ghi thu, ghi chi NSNN không bảo đảm kịp thời, thƣờng chậm so với quy định của Luật và thực chất là hợp thức hóa chứng từ chi của đơn vị, vì những khoản chi này thƣờng ở tài khoản tiền gửi khác tại Kho bạc. Do đó Kho bạc không thể theo dõi số tiền mà đơn vị ứng về chi vào nội dung gì, định mức là bao nhiêu. Thậm chí có những khoản thu đơn vị không nộp vào tài khoản tiền gửi tại KBNN theo qui định, đơn vị đã để lại đơn vị và chi tiêu. Đến cuối năm cơ quan Tài chính duyệt quyết toán và cho phép ghi thu, ghi chi theo một số nội dung chi mà không cần quan tâm tới đơn vị đã rút từ Kho bạc từ nội dung gì, nguồn thu có đƣợc nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn

vị và chi ra thông qua quản lý chi của KBNN theo chế độ qui định hay không? mà chỉ căn cứ vào hồ sơ của đơn vị để quyết toán và cho phép đơn vị ghi thu - ghi chi. Kho bạc căn cứ vào lệnh ghi thu, ghi chi của cơ quan Tài chính chuyển sang để hạch toán. Nhƣ vậy khoản chi này không có đơn vị nào quản lý, đơn vị cứ chi cho tới khi quyết toán mới biết chính xác chi ở những nội dung nào. Đây là kẽ hở để đơn vị chi sai tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi mà KBNN không quản lý đƣợc.

Thứ năm,quy trình về luân chuyển hồ sơ, chứng từ trong công tác kiểm soát chi theo cơ chế một cửa đang áp dụng không còn phù hợp.

Quy trình nghiệp vụ vẫn chƣa đƣợc điện tử hóa mạnh mẽ, đặc biệt là quy trình về luân chuyển hồ sơ, chứng từ trong công tác quản lý chi NSNN qua KBNN vẫn chủ yếu là luân chuyển thủ công bằng chứng từ giấy, có nghĩa là khách hàng giao dịch vẫn phải đến gặp cán bộ trực tiếp quản lý tài khoản của mình thì mới nắm bắt kịp thời các thông tin, mới đƣợc giải đáp, hƣớng dẫn các sai sót (nếu có) để chỉnh sửa, cán bộ tại bộ phận một cửa chỉ biết tiếp nhận hồ sơ chứng từ, xác định đủ hay thiếu chứ không thể giải thích đƣợc những tiêu chí đúng - sai cho đơn vị. Từ đó, mục đích của cơ chế một cửa là tránh tiêu cực, rút ngắn thời gian giao dịch cho đơn vị đã không đảm bảo.

Thứ sáu, hoạt động giám sát thƣờng xuyên tại đơn vị đƣợc triển khai trong hệ thống KBNN tỉnh Bình Định chủ yếu là kiểm tra về thực hiện chế độ, kiểm tra nghiệp vụ và thủ tục hành chính. Bộ phận kiểm tra chƣa thực hiện đầy đủ chức năng về tƣ vấn xây dựng hoàn thiện quản lý nội bộ trong các đơn vị đƣợc kiểm tra.

Trong thực tế, hoạt động giám sát thƣờng xuyên đối với công tác chi thƣờng xuyên NSNN chƣa đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Đồng thời, việc giám sát chủ yếu là kiểm tra trƣớc và trong khi thực hiện công việc mà thiếu giai đoạn hậu kiểm.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động KBNN tỉnh Bình Định chƣa đƣợc chú trọng đối với việc chống tham nhũng, lãng phí và thất thoát làm ảnh hƣởng đến công tác tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi thƣờng xuyên NSNN.

Phòng thanh tra kiểm tra chƣa xây dựng chƣơng trình kế hoạch thanh tra, giám sát đột xuất đối với công tác quản lý chi thƣờng NSNN tại văn phòng KBNN tỉnh và các đơn vị KBNN trực thuộc.

Thứ bảy, quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong nội bộ kho bạc nhà nƣớc còn bất cập

Theo hƣớng dẫn của công văn 2924 ở KBNN cấp tỉnh, công chức phòng nào lập biên bản xử phạt VPHC thì chính phòng đó lại là ngƣời thẩm định và trình Giám đốc KBNN tỉnh quyết định xử phạt VPHC, vừa không đảm bảo tính khách quan trong giải quyết công việc, vừa không tách bạch giữa ngƣời lập biên bản VPHC và ngƣời thẩm định hồ sơ để trình xử phạt VPHC.

Thứ tám, thanh toán tiền mặt qua KBNN vẫn còn cao.

Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN tuy đã giảm nhƣng vẫn còn cao trong một vài thời điểm, gây khó khăn trong công tác điều hành vốn, phải trả chi phí cho vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm, lƣu kho và quan trọng hơn làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)