Triển khai có hiệu quả thanh tra chuyên ngành và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Triển khai có hiệu quả thanh tra chuyên ngành và nâng cao hiệu

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN

Tổ chức thanh tra chuyên ngành (TTCN) KBNN ra đời trong điều kiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động TTCN đã đƣợc ban hành khá đầy đủ. Bộ Tài chính đã ban hành thông tƣ số 19/2013/TT-BTC ngày 20/2/2013 hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính; đồng thời với việc triển khai thực hiện chức năng TTCN KBNN, hệ thống KBNN đã đƣợc giao nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nƣớc; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia.

Qua thời gian hoạt động TTCN và xử phạt vi phạt hành chính KBNN không khỏi có những khó khăn và thách thức lớn. Để tiếp tục thực hiện theo lộ trình triển khai công tác TTCN và nâng cao hiệu quả trong xử phạt VPHC, cần có những giải pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác thí điểm thanh tra chuyên ngành nhằm trang bị cho công chức làm công tác TTCN KBNN thành thạo, nhuần nhuyễn về kiến thức nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh, thực hiện đúng luật khi triển khai nhiệm vụ, chủ động xử lý tình huống; xác định đƣợc thời gian thực hiện từng bƣớc,

làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể của các cuộc thanh tra sau này.

- Kiện toàn, bồi dƣỡng nguồn nhân lực để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ TTCN và bổ sung đội ngũ công chức thanh tra tại các vụ thanh tra và phòng thanh tra KBNN các tỉnh, thành phố. Tiếp tục tập trung đào tạo, bồi dƣỡng công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành KBNN. Để xây dựng đƣợc đội ngũ TTCN KBNN có đạo đức, tinh thông nghề nghiệp thì công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ là rất quan trọng nhất là trong giai đoạn triển khai ban đầu. Thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ, tạo điều kiện cho từng cán bộ thanh tra nắm vững kiến thức, quy định pháp luật về công tác thanh tra, quản lý NSNN, quản lý chi NSNN; hạch toán kế toán các khoản chi NSNN tại KBNN cũng nhƣ tại ĐVSDNSNN.

- Tăng cƣờng công tác tuyên tryền, phổ biến thực hiện chức năng TTCN và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đến các đơn vị và cá nhân sử dụng NSNN bằng các kênh truyền thông nhƣ: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí địa phƣơng; hội nghị khách hàng; niêm yết công khai văn bản tại các sảnh giao dịch; tuyên truyền trực tiếp thông qua kênh giao dịch tới các đơn vị dự toán, chủ đầu tƣ.

Để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của việc triển khai chức năng TTCN và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN, góp phần tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính, chấp hành tốt các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ NSNN tại các ĐVSDNS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)