Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính

Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát đƣợc chi tiêu của đơn vị, nên phải xây dựng đƣợc một hệ thống cơ chế, chính sách đầy đủ rõ ràng và thống nhất, phải đổi mới các định mức cho phù hợp với nhiệm vụ cụ thể. Cần tiếp tục ban hành các văn bản hƣớng dẫn luật cán bộ, công chức, chế độ đào tạo cán bộ, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cho phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn. Hoàn thiện đề án cải cách tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, các văn bản về chức năng nhiệm vụ của bộ, ngành, cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng để làm căn cứ pháp lý cho các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Đối với loại hình đơn vị

thực hiện khoán biên chế và quỹ lƣơng cũng phải căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để khoán định mức chi cho con ngƣời, không thể nhiệm vụ khác nhau mà mức chi trên đầu ngƣời trên năm lại nhƣ nhau, mang tính chất “san bằng nhƣ hiện nay. Từ thực tế đó các đơn vị thƣờng so sánh hơn, kém với nhau, nên đã tìm mọi cách lách cơ chế, vừa gây thất thoát NSNN, vừa gây khó khăn cho KBNN trong quản lý chi.

Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức thƣờng gắn với nhiệm vụ cụ thể nên định mức giữa các đơn vị là khác nhau. Ví dụ định mức sự nghiệp y tế sẽ khác với sự nghiệp môi trƣờng, khác với sự nghiệp giáo dục đào tạo... Thực tế này chƣa đƣợc giải quyết dẫn đến các đơn vị thƣờng “làm chứng từ để chi thêm cho cán bộ thuộc đơn vị mình cho phù hợp với thực tế, đây là một thực trạng mà Kho bạc rất khó quyết định chi cho đơn vị.

Để hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại tỉnh Bình Định có chất lƣợng và hiệu quả đáp ứng đƣợc mục tiêu và yêu cầu đề ra, tác giả có một số kiến nghị nhƣ sau:

Một là, cần ban hành đồng bộ và kịp thời các Luật và các văn bản hướng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao

Việc ban hành đồng bộ và kịp thời các bộ Luật và các văn bản hƣớng dẫn Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình thực hiện cũng nhƣ việc kiểm tra, quản lý của các cơ quan chức năng.

Hai là, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên, định mức phân bổ NSNN

Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên, định mức phân bổ ngân sách để đảm bảo đặc thù của vùng miền, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng, chống xa rời thực tiễn, đảm bảo thực hiện, dễ kiểm tra, quản lý.

Để xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên NSNN là công việc khó khăn và phức tạp. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi thƣờng xuyên NSNN cho từng công việc, từng đối tƣợng vẫn chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể và chƣa sát với thực tế. Hiện tại, cần sớm quy định lại cụ thể các tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực phổ biến, nhƣ mua sắm, sửa chữa, chi phí hội nghị, liên hoan, tổng kết, đại hội, tiếp khách.... Đối với những khoản chi chƣa có tiêu chuẩn định mức nên áp dụng phƣơng pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

Ba là,hoàn thiện hệ thống kế toán ngân sách

Hoàn thiện hệ thống kế toán ngân sách từ cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan quản lý quỹ ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách. Đặc biệt công tác kế toán NSNN xứng tầm với vị trí, vai trò của nó để phục vụ quản lý ngân sách, kiểm toán ngân sách cũng nhƣ quyết toán ngân sách. Để hoàn thiện hệ thống kế toán cần phải nghiên cứu để thiết kế phù hợp, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công tác báo cáo và thiết kế theo hƣớng thống nhất giữa kế toán quỹ ngân sách, kế toán ở các cấp ngân sách, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách. Phƣơng án tối ƣu là ban hành một chế độ kế toán Nhà nƣớc thống nhất để áp dụng đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý ngân sách, quản lý quỹ ngân sách và đơn vị chi tiêu ngân sách. Ngoài ra, hệ thống kế toán đƣợc thiết kế phải hạch toán đầy đủ các chỉ tiêu cần báo cáo, nhất là đối với các chỉ tiêu cần kế toán dồn tích nhƣ các khoản nợ, tài sản hình thành tại các đơn vị sử dụng ngân sách.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống thanh tra, quản lý, kiểm toán NSNN.

Cần xem xét, hoàn thiện hệ thống thanh tra, quản lý, kiểm toán NSNN để đảm bảo rằng NSNN đƣợc quản lý chặt chẽ, nhƣng tránh phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý NSNN. KBNN cần hoàn thiện các quy trình, chuẩn mực, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra để đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan kiểm tra, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Cơ chế hoạt động thanh tra thƣờng xuyên đối với công tác quản lý tài chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành, thanh tra chính phủ và hoạt động của KBNN cũng cần đƣợc xem xét, đánh giá lại khi tiến hành cải cách ngân sách ở Việt Nam.

Năm là, việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt nhiêm vụ của đơn vị, tạo dựng và khẳng định đƣợc vị thế của cơ quan KBNN trên địa bàn. Đề nghị Bộ Tài chính, KBNN Trung ƣơng khi có sự thay đổi, bổ sung các quy định, chế độ, quy trình có liên quan đến các bộ thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, bổ sung, điều chỉnh bộ TTHC kịp thời. Việc triển khai thực hiện các bộ TTHC trong lĩnh vực KBNN có liên quan chặt chẽ đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đã có hiệu lực thi hành. Do vậy, rất cần thiết tổ chức việc hƣớng dẫn, triển khai cụ thể đến các đơn vị KBNN cấp huyện và đẩy mạnh việc tuyên truyền về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đến các tổ chức cá nhân có liên quan, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các ngành, các cấp và thuận lợi trong quá trình thực hiện của các đơn vị KBNN cơ sở.

Sáu là, xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại

Việc xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, bảo đảm thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch đƣợc an toàn, nhanh chóng và kịp thời, chính xác; giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN. Khi đó hoạt động quản lý chi của KBNN sẽ đóng góp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của Nhà nƣớc, minh bạch hoá sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nƣớc, góp phần ổn định kinh tế.

Bảy là, từng bước thực hiện quản lý, quản lý chi thường xuyên theo kết quả đầu ra

Theo phƣơng thức cấp phát này thì Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản chi NSNN đó nhƣ thế nào, việc đó giao toàn quyền cho thủ trƣởng các đơn vị quyết định. Nhà nƣớc chỉ quan tâm tới hiệu quả, chƣơng trình đó đem lại kết quả thế nào từ nguồn vốn NSNN.

Tám là, về công khai, minh bạch NSNN

Các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức đƣợc ngân sách hỗ trợ kinh phí, các chƣơng trình dự án,… phải công bố công khai đối với dự toán, thực hiện dự toán, kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách; đồng thời, tất cả các báo cáo công khai này đều phải có thuyết minh đính kèm để đảm bảo tính minh bạch trong công khai NSNN.

3.3.2. Kiến nghị với KBNN Trung ương và KBNN tỉnh Bình Định

Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên của KBNN

Mở thêm nhiều khóa đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý chi, nghiệp vụ về tin học. Có chính sách ƣu tiên, động viên về vật chất cho các cán bộ giỏi nghiệp vụ, các cán bộ có sáng kiến có tính áp dụng cao, nhằm khuyên khích tinh thần làm việc hăng say, công hiến cho ngành KBNN.Bên cạnh đó, từng bƣớc tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho cán bộ làm công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN. Đảm bảo các thiết bị chuyên ngành nhƣ máy tính, máy in, hệ thống trụ sở và các phƣơng tiện khác, bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong gian đoạn hiện nay và yêu cầu hiện đại hoá công nghệ chi NSNN.

Hai là, đề nghị KBNN sớm ban hành quy trình giao dịch một cửa trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên; quy trình quản lý vốn đầu tƣ trong nƣớc, quy trình quản lý vốn đầu tƣ ngân sách xã thay thế các quy trình hiện nay đã không còn phù hợp. Trong các quy trình đó cần có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm, tránh sự nể nang, bỏ qua các lỗi của công chức quản lý chi KBNN đối

với các đơn vị giao dịch khi giao nhận hồ sơ, chứng từ quản lý chi (tự ý trả lại đơn vị để họ hoàn thiện hồ sơ tránh bị xử phạt VPHC). Từ đó, mới tăng đƣợc hiệu quả của công tác xử phạt VPHC của các đơn vị KBNN. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ trách nhiệm hƣớng dẫn của KBNN đối với các đơn vị giao dịch.

Ba là, về quy trình xử lý hồ sơ xử phạt VPHC ở KBNN tỉnh: Đề nghị tập trung đầu mối tại phòng Thanh tra.

Kiểm tra, là đơn vị trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, biên bản VPHC của các KBNN cấp huyện và phòng kế toán nhà nƣớc, phòng quản lý chi. Phòng Thanh tra - kiểm tra sẽ thẩm định, lập hồ sơ trình Giám đốc KBNN tỉnh quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực KBNN, trực tiếp lƣu giữ hồ sơ, tổng hợp báo cáo theo quy định. Nhƣ vậy, toàn bộ hồ sơ xử phạt VPHC sẽ tập trung tại phòng Thanh tra-kiểm tra, đồng thời tránh việc các phòng vừa lập biên bản, vừa trình xử phạt và việc phải photo hồ sơ, vừa tốn kém công sức, thời gian, văn phòng phẩm…Bên cạnh đó, cũng cần có quy định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo KBNN huyện, Lãnh đạo cấp phòng phải báo cáo bằng văn bản (có mẫu) gửi phòng Thanh tra-kiểm tra khi đơn vị có phát sinh việc công chức quản lý chi lập biên bản VPHC.

Bốn là, tăng cường công tác tự kiểm tra tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định

Công tác tự kiểm tra nhằm đánh giá tình hình chấp hành của KBNN đối với các quy chế do ngành đề ra. Nó giúp cho đội ngũ cán bộ luôn ý thức trách nhiệm về công việc của mình. Công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thƣờng xuyên, phải bảo đảm thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ công chức, bảo đảm tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và tính khách quan. Những kết luận của công tác tự kiểm tra phải đƣợc nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, nghiêm túc khắc phục sai sót, tồn tại đã phát hiện.

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan trên địa bàn

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp và sự phối hợp giữa Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính và các ngành hữu quan.

Chính quyền các cấp cần coi chi thƣờng xuyên NSNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện, từ đó có các biện pháp hỗ trợ thiết thực cho công tác này về mặt con ngƣời và cơ sở vật chất. Thƣờng xuyên đôn đốc nhắc nhở các cơ quan có liên quan tổ chức công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN.

KBNN trên địa bàn, cơ quan tài chính cần tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc theo dõi dự toán đƣợc cấp, đối chiếu chính xác số dự toán cấp, số đã chi của đơn vị, số dự toán. Từ đó có biện pháp chỉ đạo đơn vị thực hiện đúng Luật NSNN và các văn bản dƣới Luật.

Khẩn trƣơng, phối hợp chặt chẽ với các ngành địa phƣơng triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng sau khi Quốc hội thông qua nhằm chuyển biến về quản lý sử dụng hiệu quả NSNN và tài sản Nhà nƣớc.

Ban hành các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ, qui định quản lý tài chính - ngân sách theo thẩm quyền, đúng chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. Tăng cƣờng chỉ đạo phối hợp, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Hai là, tăng cường quản lý chi ở đơn vị sử dụng ngân sách

Hoạt động quản lý chi ngân sách trƣớc đây là hoạt động quản lý các chứng từ chi tiêu trong công tác kế toán đƣợc nâng cấp, chuẩn hoá và từng bƣớc hoàn thiện trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống KBNN. Việc quản lý chi đƣợc thực hiện cả trƣớc, trong và sau quá trình chi tiêu, thực hiện tại đơn vị sử dụng ngân sách và tại cơ quan quản lý chi. Ngoại trừ các

khoản chi sử dụng hình thức cấp phát là Lệnh chi tiền do cơ quan tài chính quản lý, các khoản chi còn lại do KBNN quản lý chi.

Trong một thời gian dài và ngay cả hiện nay vẫn còn ở đâu đó, thuật ngữ “quản lý chi qua KBNN bị hiểu nhầm là chỉ có KBNN thực hiện quản lý chi ngân sách và do đó, đúng sai thất thoát thì KBNN phải chịu trách nhiệm. Rất nhiều ngƣời kể cả các cơ quan nội chính ở địa phƣơng đã viện dẫn điều 56 của Luật NSNN hiện hành để lý giải cho lập luận này. Trong thực tế vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng ngân sách ít quản lý, quản lý một cách hình thức thậm chí không biết quản lý các khoản chi ngân sách tại đơn vị mình.

Nhìn từ giác độ kế toán, chứng từ chi ngân sách là chứng từ kế toán vì vậy trƣớc khi hành tự phải đƣợc quản lý đảm bảo tính hợp thức, hợp pháp theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Luật NSNN hiện hành và các văn bản hƣớng dẫn làm rõ thêm điều kiện để một khoản chi ngân sách đƣợc thực hiện: có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đƣợc chuẩn chi đúng thẩm quyền, chọn thầu đúng quy định nếu phải chọn thầu. Rõ ràng là quản lý chi phải đƣợc thực hiện trƣớc hết và ngay tại đơn vị sử dụng ngân sách để bảo đảm việc chuẩn chi phải hợp pháp, hợp lệ. Quản lý chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép xem xét thực hiện chi tiêu công bám sát và phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chức năng của đơn vị sử dụng ngân sách, gắn với công việc mà khoản chi đó phục vụ, là tiền đề quan trọng để quản lý chi ngân sách theo đầu ra, đảm bảo hiệu quả chi tiêu.

Nhìn từ giác độ tổ chức hoạt động KBNN, việc tổ chức quản lý chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép nâng cao chất lƣợng quản lý chi tại KBNN nhờ giảm tải công việc, qua đó tập trung công sức để kiểm tra những yếu tố, nội dung mang tính trọng yếu. Hoạt động quản lý chi tại KBNN là quản lý sau chuẩn chi đƣợc thực hiện trên mặt chứng từ vì vậy bên cạnh việc quản lý lại các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN trƣớc khi xuất

quỹ, là quản lý thanh toán chuyển tiền và hành tự kế toán trong kế toán KBNN. Thực hiện chức năng duy trì hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc của chi NSNN, KBNN thông qua quản lý chi để giám sát và chế tài việc chi tiêu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên trong chi ngân sách nhà nước của tỉnh bình định (Trang 91)