Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự gắn kết của các nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại tỉnh bình định (Trang 39 - 43)

3.2.1.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính

- Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu định tính là kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình lý thuyết mà tác giả đã đề xuất ban đầu và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Các yếu tố trong mô hình tác giả đề xuất đã đƣợc nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên không có sự thống nhất giữa các thang đo và các biến quan sát. Nghiên cứu định tính sẽ giúp tác giả khẳng định đƣợc những yếu tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

- Mục tiêu tiếp theo của nghiên cứu định tính là kiểm tra sự phù hợp của các thang đo. Thang đo đƣợc tác giả đƣa ra trong nghiên cứu là những thang đo đã đƣợc công nhận và sử dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu tại Bình Định, những thang đo này cũng cần đƣợc xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu định tính, tác giả cũng mong muốn đƣợc các đối tƣợng phỏng vấn cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ đƣợc dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lƣợng.

3.2.1.2. Đối tượng phỏng vấn

Tác giả thu thập thông tin thông qua thảo luận nhóm:

 Mục tiêu của thảo luận nhóm: - Kiểm tra sự phù hợp của thang đo;

- Cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ đƣợc dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lƣợng sau này.

 Cách thức thực hiện:

Tác giả tiến hành thảo luận theo nhóm, gồm 11 ngƣời là các nhân viên làm việc tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác nhau tại thành phố Quy Nhơn, đƣợc chia thành 2 nhóm để thảo luận. Chọn mẫu thảo luận nhóm theo phƣơng pháp phi xác suất là phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết và sự giới thiệu của ngƣời thân, bạn bè.

- Nhóm thứ nhất: gồm 5 ngƣời là cán bộ quản lý có độ tuổi từ 35 – 50.

Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu nhóm thảo luận là các cán bộ quản lý

Đối tƣợng PV 1 2 3 4 5

Giới tính Nữ Nam Nam Nữ Nam

Độ tuổi 35 37 40 38 50

Trình độ học vấn ĐH ĐH Sau ĐH Sau ĐH ĐH

Thu nhập (triệu

đồng/tháng) 15 18 20 15 25

Ngân hàng BIDV BIDV Vietinbank Quân đội Vietcom bank

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhóm thứ hai: gồm 6 nhân viên có độ tuổi từ 25 đến 55 đang làm việc tại các bộ phận khác nhau.

Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu nhóm thảo luận các nhân viên không phải là đối tƣợng quản lý

Đối tƣợng PV 6 7 8 9 10 11

Giới tính Nữ Nam Nữ Nữ Nam Nam

Độ tuổi 25 28 35 37 46 55

Trình độ học vấn ĐH ĐH ĐH Sau ĐH ĐH ĐH

Ngân hàng BIDV BIDV Vietinbank Sacom bank Quân đội Quân đội

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Tác giả thiết kế dàn bài thảo luận gồm nhiều câu hỏi mở với nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu và thang đo. Dàn bài thảo luận đƣợc chia làm ba phần, mục đích để kiểm tra tính phù hợp của các thang đo, xin ý kiến đóng góp để có cơ sở điều chỉnh bổ sung.

- Phần 1: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. - Phần 2: Các câu hỏi để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập

- Phần 3: Giới thiệu các thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc để xin ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài từ 90 - 120 phút. Đối với nhóm cán bộ quản lý, tác giả mời các đối tƣợng tham gia phỏng vấn vào ngày cuối tuần tại chi

nhánh phòng giao dịch BIDV, nơi tác giả đang công tác. Đối với nhóm không phải là cán bộ quản lý, tác giả mời các đối tƣợng uống cà phê tại một phòng kín và tiến hành xin ý kiến các đối tƣợng phỏng vấn. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đôi.

Nội dung các cuộc thảo luận nhóm đƣợc ghi chép đầy đủ, lƣu trữ trong máy tính. Nội dung này đƣợc tổng hợp và phân tích để đƣa ra kết luận.

 Kết quả thảo luận nhóm:

- Tất cả các đối tƣợng phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố đƣa vào mô hình nghiên cứu là phù hợp.

- Đề nghị một số điều chỉnh liên quan đến thuật ngữ của các biến quan sát trong một số thang đo.

Từ đó tác giả xây dựng bảng hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lƣợng sơ bộ. Nội dung bảng hỏi bao gồm 3 phần chính:

+ Phần giới thiệu: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.

+ Phần nội dung chính: Bao gồm các câu phát biểu đƣợc thiết kế theo mô hình nghiên cứu. Ngƣời đƣợc hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó.

+ Phần thông tin cá nhân: Phần này ngƣời đƣợc hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến đặc điểm nhân khẩu để thuận lợi cho việc thống kê, mô tả và làm cơ sở cho việc kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu.

Thang đo Likert 5 bậc đƣợc dùng cho tất cả các biến quan sát với lựa chọn số 1 là “hoàn toàn không đồng ý” với phát biểu, lựa chọn số 5 là “hoàn toàn đồng ý” với phát biểu.

3.2.1.4. Mã hóa thang đo

Luận văn sử dụng chủ yếu là các thang đo nghiên cứu đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên, tập trung vào các thang đo lƣờng từ các nghiên cứu tại các địa bàn khác nhau tại Việt Nam nhƣ Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ... Các đại phƣơng này có bối cảnh tƣơng đồng với Bình Định, trong đó nhiều thang

đo thực hiện kiểm định đối với các nhân viên tại các ngân hàng, vì vậy các thang đo nghiên cứu này có giá trị và đảm bảo tin cậy khi sử dụng nghiên cứu tại Bình Định.

Bảng 3.4: Mã hóa thang đo

Thang đo hiệu Phát biểu Bản chất công việc

BCV1 Công việc thể hiện đƣợc vị trí xã hội BCV2 Công việc áp lực

CV3 Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân

BCV4 Có thể cân bằng giữa đời sống cá nhan và gia đình với công việc

BCV5 Công việc tạo điều kiện cải thiện kĩ năng và kiến thức BCV6 Công việc thú vị

Thu nhập và phúc lợi

TNP1 Luơng cơ bản tƣơng xứng với tính chất công việc TNP2 Tiền lƣơng tƣơng xứng với mức độ đóng góp TNP3 Yên tâm với mức lƣơng hiện tại

TNP4 Các khoản phụ cấp hợp lí

TNP5 Chính sách thƣởng công bằng và thỏa đáng

TNP6 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo đến ngƣời lao động

TNP7 Chính sách phúc lợi rõ ràng và đƣợc thực hiện đầy đủ TNP8 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn

Đào tạo thăng

tiến

ĐTT1 Nhân viên đƣợc đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp

ĐTT2 Nhân viên đƣợc hỗ trợ về thời gian và chi phí đi học nâng cao trình độ

ĐTT3 Nhân viên có nhiều cơ hội để thăng tiến

ĐTT4 Chính sách thăng tiến của đơn vị là công bằng, minh bạch

kiện làm việc

ĐLV2 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt

ĐLV3 Môi trƣờng làm việc an toàn, thoải mái, vệ sinh ĐLV4 Giờ làm việc hợp lý

Mối quan hệ với lãnh

đạo

QLĐ1 Lãnh đạo luôn quan tâm, hỗ trợ cấp dƣới QLĐ2 Khả năng lãnh đạo tốt

QLĐ3 Nhân viên đƣợc đối xử công bằng, không phân biệt

QLĐ4 Lãnh đạo luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên Mối quan hệ với đồng nghiệp

QĐN1 Sự thân thiện của đồng nghiệp

QĐN2 Sự phối hợp giữa nhân viên và đồng nghiệp trong công việc QĐN3 Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa những đồng nghiệp

QĐN4 Trình độ chuyên môn đƣợc nâng cao khi làm việc với các đồng

Sự tự hào về tổ chức

STH1 Tự hào về thƣơng hiệu Ngân hàng đang làm việc STH2 Quan tâm đến tình hình và những vấn đề phát sinh ảnh

hƣởng tới ngân hàng

STH3 Tự hào là cán bộ nhân viên của ngân hàng đang làm việc STH4 Sẵn sàng giới thiệu, nói tốt về sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng

Sự gắn kết

SGK1 Tôi tự nguyện, nỗ lực hết mình nâng cao kĩ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho ngân hàng

SGK2 Tôi sẽ ở lại làm việc lâu dài với ngân hàng mặc dù có nơi khác đƣa ra các lời đề nghị hấp dẫn hơn

SGK3 Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi đƣợc làm việc tại ngân hàng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự gắn kết của các nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại tỉnh bình định (Trang 39 - 43)