CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3.3 Ngôn ngữ trần thuật
3.3.2 Giọng điệu kể
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hơ, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [1]. Giọng điệu thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật,
thể hiện cái nhìn, quan niệm về con người và cuộc sống. Giống như ngôn ngữ, giọng điệu có vai trị lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Nhà văn dù đã có các yếu như cốt truyện, nhân vật, ngôi kể... mà vẫn không xác định được giọng điệu riêng cho tác
phẩm ấy thì cũng khơng thể nào đặt bút viết được. Chính vì thế, nhờ có giọng điệu mà người đọc nhận ra gương mặt, tâm hồn của tác giả trong tác phẩm. Giọng điệu chính là nơi thể hiện rõ cách nhìn, cách cảm của nhà văn trước cuộc đời và con người. Do đó, mỗi nhà văn bao giờ cũng có một giọng điệu riêng trong sáng tác của mình. Dù cùng viết về một chủ đề nhưng giọng điệu mỗi nhà văn đều khác. Ví như cùng viết về đề tài nông thôn, nếu Nguyễn Công Hoan chọn cho mình chất giọng châm biếm, đả kích, Nam Cao với giọng triết lý, buồn thương chua chát, Thạch Lam quyến rũ lòng người bởi giọng văn trầm lắng, trữ tình thì Nguyễn Quang Sáng cũng ghi tên mình vào dịng văn học Việt với chất giọng mang dấu ấn của dân tộc, quê hương - giọng sử thi, hào hùng.
Mặt khác, khuynh hướng sử thi là khuynh hướng nổi bật và chủ đạo của thơ ca kháng chiến chống Mỹ, chính vì vậy giọng điệu sử thi, hào hùng là giọng chính trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng trước 1975 khơng có gì là lạ. Sinh ra và lớn lên trong lúc đất nước chìm trong khói lửa của chiến tranh, cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của ông vẫn tập trung ở mảng này. Cảm hứng đó xuyên suốt sáng tác của Nguyễn Quang Sáng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng rõ rệt và đậm nét hơn vẫn là trong thời chống Mỹ. Cũng như bao nghệ sĩ khác, Nguyễn Quang Sáng chọn giọng điệu này để thể hiện những trang viết của mình cho phù hợp với hiện thực lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. Đây là giai đoạn mà thơ ca phản ánh được những chuyển động kỳ vĩ của lịch sử dân tộc, làm sáng bừng lên những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Chất sử thi dạt dào trong mỗi tác phẩm đã tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của mỗi người Việt Nam.
Cảm hứng sử thi thể hiện trước hết ở đề tài, chủ đề mà nhà văn hướng đến. Hiện thực mà nhà văn phản ánh không phải là bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống mà là hiện thực cách mạng của dân tộc, là đời sống của dân tộc.
Trong suốt hai mươi năm ấy, hiện thực cách mạng và đời sống lịch sử của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm tồn bộ đời sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác. Văn học hai mươi năm này là văn học của những vấn đề, những sự kiện lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cái riêng tư, đời thường dường như bị lãng quên, ít được đề cập đến, nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng. Có thể nói, mọi đề tài, chủ đề, cảm hứng của văn chương đều được trực tiếp khai thác hoặc liên quan chặt chẽ với hiện thực lịch sử, với những vấn đề và vận mệnh của dân tộc, nhân dân.
Với giọng điệu sử thi, tác giả khai thác trọn vẹn bức tranh cuộc sống và chiến đấu của những con người rất đỗi bình thường nhưng hết sức anh hùng. Đó là những người cha, người mẹ, những cô gái giao liên trẻ luôn sống và chiến đấu hết mình vì lý tưởng cách mạng. Dám đương đầu với kẻ thù và coi thường tất cả khó khăn, nguy hiểm, bất chấp cả tính mạng của bản thân mình. Những con người ấy, bây giờ và mãi mãi, ln sống trong lịng bao thế hệ bạn đọc. Ta có thể bắt gặp giọng điệu sử thi trong hầu hết những tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Quang Sáng. Tuy nhiên, trong số những tác phẩm đó, ấn tượng nhất vẫn phải kể đến đoạn người dân trong làng nổi dậy trong ngày Đồng khởi. Đó là ngày mà “Cả làng mỗi người một ngọn đuốc, người ta nhìn
về phía lễ đài, chờ một người mà người ta muốn biết: Người chỉ huy ngày đồng khởi. Người ta đứng im. Chỉ cịn nghe có tiếng lửa cháy rần rật. Tiếng nổ đều đều của tàn đuốc. Tiếng lửa cháy nghe thật trang nghiêm” [48; tr.97].
Và cả đoạn miêu tả quá trình quyết định lãnh súng của chị Bảy trong Người đàn bà Tháp Mười:
“Chẳng biết cách nào, chị hét lên:
Lành lên đạn, bắn liền hai phát, nhưng xa quá. Bọn trực thăng vẫn quần đảo, bắn vào xóm chị như chỗ khơng người. Chị quay qua, quay lại nhìn xung quanh, đưa hai tay lên và gào thét:
- Bắn nó! Bắn nó, bà con ơi! (...)
Chị như mất hết bình tĩnh, chị lột khăn ném đi, đưa tay vị đầu bứt tóc, rồi bất thình lình chị quay lại Lành, giật lấy cây súng, nhảy lên công sự, vụt chạy về nhà. Chị không chạy len lỏi qua các hàng cây như những người khác, chị chạy băng qua giữa đồng, chạy té cả nước. Chị vừa chạy vừa bắn, chị bắn không cần ngắm súng, chị cứ hướng về phía trực thăng mà nổ. Bắn một phát chị lại hét lên :
- Bắn nó! Bắn nó! Bà con ơi! (...)
Dân làng, nam nữ, rồi tất cả lần lượt rời công sự, mỗi người một đường ồ ạt xông tới, chạy thẳng đến xóm nhà của chị. Và súng lại nổi lên rầm rộ.
Bọn trực thăng Mỹ bị tấn cơng bất ngờ, nó liền dựng lên và bay thẳng. Đang đà tấn công, dân làng đuổi theo. Tiếng thét xung phong vang dậy cả khu vườn....”Người phụ nữ Tháp Mười, chồng đi cơng tác xa, một mình phân tán cất 2 nhà, 2 hầm để chăm sóc cho 6 đứa con nhỏ. Từ chỗ chỉ ấp iu, quấn quýt đàn con suốt ngày, chị đã quyết định lãnh súng đạn đào công sự với ý nghĩ cháy bỏng: “Thời bây giờ đánh Mỹ, người mẹ muốn nuôi con cũng phải có súng” [48;
tr.80-81]. Đọc đến đây, độc giả cứ ngỡ như chính mình đang tận mắt chứng kiến trận đánh với máy bay và trực thăng Mỹ của chị Bảy và người dân trong làng. Quả thật, với giọng điệu sử thi hào hùng, Nguyễn Quang Sáng như dựng dậy trong lòng bạn đọc những cuộc chiến đầy thử thách và hào hùng.
Tóm lại, giọng sử thi là giọng chính bao trùm hầu hết các sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, đặc biệt là đối với truyện ngắn viết về chiến
tranh giai đoạn trước 1975. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm. Với nhà văn, giọng điệu này có thể xem là sở trường năng khiếu của ông. Việc lựa chọn giọng điệu phù hợp như thế không những lột tả được vẻ đẹp của nhân vật mà còn rút ngắn được khoảng cách giữa bạn đọc và tác phẩm, mang đến cho độc giả niềm tự hào và suy ngẫm về những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc.Vậy nên, giá trị đích thực của văn chương, khơng gì khác là sự trường tồn của tác phẩm qua thời gian để tạo nên sức sống vững bền trong trái tim độc giả. Suốt chặng đường sáng tác của mình, bằng tài năng, tâm huyết, sức sáng tạo và lao động bền bỉ, Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho đời những tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật đặc sắc thấm đẫm tính nhân văn, tạo sức lay động sâu xa cho nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Ở thể loại truyện ngắn, người đọc cảm nhận được chất văn trong sáng và giản dị, ngôn từ mang vẻ đẹp thuần phác đặc trưng của cuộc sống và con người Nam Bộ, đặc biệt ông chú trọng đến nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình, hành động và nội tâm. Tất cả đã được ông thể hiện trên từng trang viết của mình. Nhờ đó mà thực tế hào hùng của cuộc chiếc tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam với bao số phận mà ông đã gặp, những con người bình thường, rất đỗi nhân hậu, thủy chung với cách mạng, với đồng bào đồng chí nhưng anh hùng, gan dạ vô song trước kẻ thù, đã được ông đưa vào trang viết. Qua đó tái hiện lại một cách chân thực và sống động về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng miền Nam
KẾT LUẬN
1. Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn ưu tú của văn học cách mạng Việt Nam. Ông là người tiêu biểu cho mẫu nhà văn, chiến sĩ. Hơn nửa cuộc đời cầm bút, tác giả đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ với số lượng tác phẩm lớn, đa dạng về nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, kịch bản phim...), đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật quan trọng, góp phần nhất định vào sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học cách mạng miền Nam nói riêng. Hầu hết những truyện ngắn viết trước 1975 của Nguyễn Quang Sáng đều tập trung vào đề tài lớn: Cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam với cảm hứng khẳng định, ngợi ca là chính. Vì thế truyện ngắn của ơng giai đoạn này đậm chất sử thi, anh hùng ca. Có thể nói, ơng là cây bút được đông đảo bạn đọc yêu thích với nhiều tác phẩm hay viết về mảng đề tài chiến tranh.
2. Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng khá đa dạng và phong phú. Đó là những con người của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ bước vào trang sách khơng ai khác ngồi người mẹ, người vợ, người cha, người chiến sĩ, và cả những cô gái giao liên. Những con người rất đỗi bình thường ấy được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: nhân hậu, chung thủy, dũng cảm, và giàu tin yêu đối với cuộc sống và cách mạng. Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lịng căm thù giặc và tình u đất nước. Những đau thương của cuộc đời họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh. Với hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Quang Sáng đã khơi lại lịch sử, đưa bạn đọc tìm về với những trận chiến, những năm tháng đau thương mà hào hùng. Từ đó giúp giúp cho thế hệ trẻ có cái nhìn tồn diện và đúng đắn về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
3. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ giỏi trong việc lựa chọn đề tài mà cịn là cây bút có năng lực thực sự trên phương diện hình thức thể hiện. Về
mặt xây dựng nhân vật, ông tập trung khắc họa họ qua các phương diện: ngoại hình, hành động, nội tâm, giúp hệ thống nhân vật trong trang văn của mình hiện lên một cách chân thực, gần gũi và đời thường hơn. Về mặt trần thuật, tác giả kết hợp lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Đây là hai lối viết quen thuộc trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, giúp ông tái hiện câu chuyện vừa chân thực, khách quan, lại vừa thấm đẫm tính chủ quan. Ngồi ra để tạo nên sự thành công của một tác phẩm, tác giả đã gây được ấn tượng mạnh khi sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, mang những nét đặc trưng riêng vừa phù hợp với ngôn ngữ đời thường, với lời ăn tiếng nói của người dân, lại mang đậm dấu ấn riêng của người Nam Bộ. Cùng với giọng điệu sử thi, hào hùng, nhà văn đã đưa bạn đọc đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, hồi hộp có, lo lắng có, hạnh phúc vỡ ịa cũng có. Chính sự kết hợp trên nhiều phương diện ấy đã giúp nhà văn phác họa lên những hình tượng nhân vật trung tâm với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
4. Nguyễn Quang Sáng là một tác giả lớn, một nhà văn tiêu biểu của văn học cách mạng nửa sau thế kỷ XX, đồng thời cũng là một cây bút sáng giá của văn học miền Nam. Sáng tác của ông để lại mang nhiều giá trị sâu sắc, có những đóng góp quan trọng đối với sự vận động và phát triển của văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác của ông cũng vô cùng phong phú và ấn tượng với nhiều giá trị riêng. Do đó, việc nghiên cứu văn chương Nguyễn Quang Sáng nói chung, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng cịn có nhiều vấn đề cần tìm hiểu thêm, đó là cả một hành trình dài, cần có nhiều thới gian và công sức. Luận văn Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng của chúng tôi là những bước thể nghiệm ban đầu trên hành tình tìm hiểu, nghiên cứu văn chương Nguyễn Quang Sáng. Tìm hiểu về đề tài này, người viết hy vọng sẽ mang đến những hiểu biết hữu ích cho việc đọc và tìm hiểu tác phẩm của nhà văn ưu tú này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, H. [2] Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xi hiện đại”,
Tạp chí nghiên cứu văn học, số 09.
[3] Nguyễn Thị Mỹ Châu (2011), “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng”, https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/phong-cach-truyen-
ngan-nguyen-quang-sang-126155.html
[4] Nguyễn Tiến Dũng (2008), Truyện ngắn chiến tranh của Ernest HemingWay, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm H.
[5] Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, H.
[6] Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, H. [7] Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
[8] Anh Đức (2015), Anh Đức, Sống và viết, Nxb Văn hóa văn nghệ.
[9] Trần Thanh Giao (2008), “Chi tiết trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng”, http://tranthanhgiao.com/, truy cập ngày 20/5.
[10] Nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh
niên, H.
[11] Nhiều tác giả (2006), Anh Đức về tác gia và tác phẩm, Bùi Việt Thắng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, H.
[12] Nhiều tác giả (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn học, H. [13] Đoàn Giỏi (2004), Đất rừng phương Nam, Nxb văn học H.
[14] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ
[15] Nguyễn Thị Việt Hoa (1977), Hình ảnh con người Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Tổng hợp H, H.
[16] Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[17] Phan Hoàng (2000), “Những dấu ấn trên bước đường văn học”, Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng, Nxb Văn học.
[18] Phan Hoàng (2012), “Nhà văn Nguyễn Sáng khơng như tơi hình dung”, http://www.vannghesongcuulong.org.vn/, truy cập ngày 31/7. [19] Tơ Hồi (1987), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, H. [20] Vũ Thị Hương (2009), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh,
Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm H.
[21] Trần Thị Thúy Kiều (2008), Phong cách truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, Luận văn thạc sĩ, Thư viện Đại học Vinh.
[22] Trần Đăng Khoa (2001), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, H. [23] Phan Đắc Lập (2000), Lời ngỏ - Nguyễn Quang Sáng tuyển tập, Nxb
Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh.
[24] Phong Lê, Vũ Tuấn Anh,Tất Thắng, Vân Thanh, Thanh Phương (1979),
Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, H.
[25] Phong Lê (1984),“Trên hành trình bốn mươi năm văn xi”, Ngôn ngữ và giọng điệu, Tạp chí văn nghệ, số 5-6.
[26] Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương – học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H.
[27] Phong Lê (2008), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb
Hội nhà văn, H.
[29] Sơn Nam (1996), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Tp
Hồ Chí Minh.
[30] Bảo Ninh (2005), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Phụ nữ, H.
[31] Chu Nga (1997), “Anh Đức với bút ký, tiểu thuyết và truyện ngắn của