Nhân vật người mẹ, người phụ nữ Nam Bộ thủy chung, giàu đức h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 32 - 44)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1 Nhân vật người mẹ, người phụ nữ Nam Bộ thủy chung, giàu đức h

Như một nguồn mạch dạt dào, bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ không ngừng, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên, và rồi cứ thế xuất hiện xuyên suốt trên hầu khắp các trang viết của nhiều cây bút từ trước tới nay. Hòa theo dòng chảy ấy, thơ văn cách mạng đã tạo ra những bản hùng ca tuyệt đẹp, trong đó nổi bật nhất là bản hùng ca về người phụ nữ.

Trong thời chiến cũng như thời bình, người phụ nữ với những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời, họ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam và trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc khó phai. Họ là người bà thắp lửa, là người vợ nơi hậu phương chung thủy chờ chồng và còn là những người mẹ cầm súng, giàu đức hi sinh. Ta biết đến họ với nhiều phẩm chất tốt đẹp từ trong văn học trung đại. Ở đó, dù chịu nhiều bất hạnh, đắng cay hay tủi hờn, họ vẫn giữ vẹn tấm lòng sắt son, trinh bạch. Để rồi, khi trải qua những thăng trầm của lịch sử cùng những thay đổi của thời gian, người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong văn học hiện đại thật đáng khâm phục biết bao. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang đậm hơi thở thời đại, ghi đậm dấu ấn của hai cuộc kháng chiến trường kỳ: chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, người phụ nữ lại được khắc hoạ bằng những nét vẽ khoẻ khoắn, trẻ trung một cách lạ thường hơn bao giờ hết.

Chiến tranh không chỉ không khuất phục được những người lính thanh niên ở độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” mà còn phải cúi đầu trước những người mẹ, người bà mái tóc đã pha sương. Điều đó được thể hiện trong rất nhiều các tác

phẩm của Nguyễn Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng... Ta có thể kể đến như hình ảnh chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc những năm kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần "Còn cái lai quần cũng đánh", dù đang mang bầu bảy tháng nhưng người mẹ ấy vẫn xông pha giết giặc cứu nước. Chị là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương con và yêu nước tha thiết. Hay như nhân vật chị Sứ trong Hòn Đất, người mẹ Tà Ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, chị Bảy trong Người đàn bà Tháp Mười, chị Bảy Quyên trong Tên của đứa con, dì Ba Đợi trong Người dì tên đợi, nhân vật mẹ Mì trong Bông cẩm thạch... Và còn rất nhiều những người mẹ, người chị anh hùng như thế nữa. Kể làm sao hết những con người đã hi sinh thầm lặng, cống hiến cả tuổi xuân và cuộc đời cho đất nước, cho Tổ quốc thân yêu. Những người phụ nữ ấy chính là niềm tự hào của dân tộc, là niềm yêu mến, kính trọng của nhân dân, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".

Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam; đi dọc chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người đảm đang, bất khuất. Đúng như nhà thơ Huy Cận đã từng ngợi ca xúc động chân thành:

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ."

Thế nên khi người ta cho rằng: “Phụ nữ là một nửa của thế giới” thì không ai có thể phủ nhận. Và quả thật, họ đã đi vào những trang viết và chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn thế hệ người đọc hôm nay và cả mai sau. Phụ nữ dù trong thời đại nào cũng luôn có những vị trí không thể thay thế như nhà văn Victor Hugo đã khẳng định: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”.

Ở Việt Nam, trong những năm chiến đấu ác liệt chống Mỹ, các nhà văn đã dành những trang giấy đẹp đẽ nhất để tái hiện lại hình ảnh những con người mềm mại, thanh tao nhưng vô cùng kiên cường bất khuất, sẵn sàng hi sinh tình cảm cá nhân, quyền lợi riêng tư… để cùng dấn thân vào cuộc chiến giành lấy độc lập tự do cho dân tộc của mình. Bởi vậy ở những chặng đường sau, chúng ta không còn thấy những tiếng than thân trách phận, những lời thở than đau buồn như trong văn học trung đại. Mà thay vào đó, trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới. Vẻ đẹp của những con người đã được giải phóng hoàn toàn, tháo ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Và chỉ ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật mạnh mẽ không chỉ trong ý thức trách nhiệm mà cả trong tư thế, hành động. Đó là những người bà, người vợ, người mẹ của cuộc đời mới, gánh vác việc chung không kém sức trai.

Không khó để người đọc cảm nhận rõ được sự khác biệt giữa cuộc sống của người phụ nữ trong nô lệ và trong chiến đấu. Khác với cuộc sống cam chịu trước đó, giờ đây khi đứng trước cuộc chiến khốc liệt, những người phụ nữ ấy, bằng tình yêu sâu nặng đối với quê hương, đất nước đã coi vận mệnh của cuộc chiến là trên hết. Khi đất nước chìm trong nô lệ đau thương, người phụ nữ cũng cùng chịu chung số phận khổ đau. Đất nước vùng lên đấu tranh, họ không kém phần quả cảm, cùng xông pha trên cả hai mặt trận: tiền tuyến và hậu phương. Hình ảnh đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và dũng khí của những nữ anh hùng đó đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công trong các sáng tác của mình. Đó là những người mẹ một đời lam lũ nhưng kiên cường, hết mình vì các con (Người đàn bà Tháp Mười, Bông cẩm thạch); đó là những người vợ thủy chung, dũng cảm, dám hi sinh thân mình cho Tổ quốc

(Tên của đứa con)... và rất nhiều những tấm gương khác mà ta có thể tìm thấy

Nguyễn Quang Sáng tỏ ra có một tình cảm đặc biệt khi viết về những nhân vật phụ nữ. Dù là nhân vật chính, nhân vật phụ, hay thậm chí những nhân vật chỉ xuất hiện trong vài trang, nhưng dưới ngòi bút đầy xúc cảm của ông, những nhân vật đó đều mang bản chất tốt đẹp và làm chúng ta cảm mến. Thế nên ông luôn dành tiếng nói yêu thương, lòng trân trọng và tình cảm xúc động, thành kính khi viết về những người mẹ, những người phụ nữ Nam Bộ. Đó là những người phụ nữ như mẹ Mì, dì Ba Đợi hay cô Bảy Quyên... những người tưởng chừng cả đời chỉ biết gắn bó với sông nước, kênh rạch, không biết đến đấu tranh, đến chính trị nhưng bằng tình cảm yêu quê hương, đất nước của một người con đất Việt, họ đã ý thức được trách nhiệm với cuộc kháng chiến của dân tộc. Có người tự cầm súng chiến đấu, cũng có người không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng đã hi sinh để chồng và con có điều hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ vì đất nước.

Đầu tiên khi nói đến hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng, có lẽ phải kể đến hình ảnh chị Bảy trong Người đàn bà Tháp Mười. Chị Bảy được biết đến là một người phụ nữ mới ba mươi sáu tuổi nhưng có đến tận sáu đứa con, ba con trai và ba con gái, đứa lớn nhất mười hai tuổi, đứa nhỏ nhất mới chỉ lên hai. Chồng chị là cán bộ Tỉnh, “năm thì mười họa” mới ghé về nhà được một lần. Đoạn đối thoại nội tâm thể hiện dòng tâm tư của chị Bảy trước cảnh chồng đi vắng một mình nuôi sáu đứa con thật xúc động: “Những lúc bị bom, trực thăng chị thường nghĩ nếu có anh Bảy ở nhà chắc chị đỡ vất vả hơn, chị đỡ lo đỡ sợ hơn. Vừa ôm đứa con nhỏ hai tuổi, chị vừa mong anh Bảy, chị tưởng như anh Bảy đang vượt qua bom đạn mà trở về với chị với con. Trong tưởng tượng của chị, hễ có anh Bảy là

bọn giặc sẽ rút đi và mọi việc sẽ trở lại yên lành” [48; tr.74]. Nhưng thực tế

từ trước đến nay công việc ở nhà vẫn chỉ có một mình chị, một mình chị ở nhà vừa nuôi các con vừa phải bảo vệ các con giữa tiếng súng của địch mà

không hề ca thán một lời nào. Giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”, chị Bảy xem đó là trách nhiệm của một người vợ, một người mẹ. Chị mong sao mình có thể chăm sóc các con thật tốt để làm hậu phương vững chắc, tạo niềm tin cho chồng an tâm công tác tốt. Thế nên khi người ta phân súng chị nhất định không chịu nhận. Bản thân chị nghĩ, một mình bận nuôi con với hai ngôi nhà mà mỗi ngôi nhà là một nửa số con của chị ở đó thì lấy đâu thời gian để mà cầm súng bắn trả lại chúng. Nếu nhận súng chỉ để làm oai thì chị không làm điều đó, bởi vì bà con thì đông mà súng lại ít, súng chỉ nên trao cho những người dùng được chúng thật sự có ích. Dường như nhà văn đã cố tình đặt nhân vật đứng trước nhiều sự lựa chọn: một bên là gia đình, một bên là chuyện lãnh súng, giữa cái chung và cái tôi cá nhân trong cuộc kháng chiến để nhân vật bộc lộ lòng yêu nước thầm kín từ sâu trong lòng mình. Chỉ với những điều đó thôi đã có thể dễ dàng giúp ta nhận ra đức hi sinh của một người vợ, một người mẹ, một người phụ nữ Việt Nam đúng nghĩa. Nói là không nhận súng, thế nhưng khi máy bay giặc quần đảo, chúng bắn phá ngay trên hai ngôi nhà của mình, tiếng rít của phản lực Mỹ và tiếng bom khiến chị rất lo cho các con. Những lúc ấy chỉ cần “Nghĩ đến con, lòng chị nóng như lửa cháy mà mặt thì tái lại. Môi chị tím bầm, hai

tay chị nắm chặt và run lên...” rồi “bất thình lình chị quay lại Lành, giật lấy

cây súng, nhảy lên công sự, vụt chạy về nhà... Chị vừa chạy vừa bắn, chị bắn

không cần ngắm súng, chị cứ hướng về phía trực thăng mà nổ” [48; tr.80-81].

Lịch sử mấy ngàn năm của đất nước đã minh chứng truyền thống của những người phụ nữ cầm quân đánh giặc, từ Bà Trưng, Bà Triệu lẫy lừng đến nữ tướng Bùi Thị Xuân “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tiếp nối truyền thống đó, để chống giặc ngoại xâm, phụ nữ Việt Nam, mà cụ thể là người mẹ Nam Bộ vốn hiền hòa nhân hậu đã đứng lên cầm súng bảo vệ các con, bảo vệ quê hương đất nước. Thế nên sau lần ấy, chị Bảy quyết định lãnh súng về nhà

và rút ra một điều rằng : “Thời bây giờ đánh với Mỹ, người mẹ muốn nuôi con

cũng phải có súng!” [48; tr.82]. Và cũng từ đó chẳng bao giờ chị rời tay súng.

Phải chăng hành động ấy của chị được xem là bước chuyển mình hết sức quan trọng trong ý thức và tư tưởng của một người phụ nữ quanh năm chỉ biết lấy ruộng nương và những đứa con như chị Bảy. Có thể nói, bằng việc xây dựng hình tượng chị Bảy, tác giả đã cho thấy đây là hình ảnh tiêu biểu của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam ở vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn. Sự hi sinh thầm lặng, cùng lòng yêu thương chồng con và quê hương là biểu hiện cao đẹp nhất của nhân cách chị Bảy, chị đã góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Bên cạnh Người đàn bà Tháp Mười, Tên của đứa con cũng được đánh giá là truyện ngắn xuất sắc viết về người phụ nữ. Với hình tượng nhân vật chị Bảy Quyên, Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra có một bước tiến về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Có thể nói, ông đã xây dựng nên một hình ảnh sinh động về người phụ nữ lao động bình thường trên bước đường đi đến với cách mạng. Đồng thời, cũng qua hình tượng nhân vật này, tác giả đã cho chúng ta thấy tinh thần chiến đấu của người dân địch hậu Nam Bộ trong kháng chiến và thấy rõ bản chất anh hùng lâu đời của nhân dân ta. Khác với chị Bảy trong

Người đàn bà Tháp Mười, chị Bảy Quyên trong Tên của đứa con lại có một

hoàn cảnh éo le hơn. Bảy Quyên là hội trưởng phụ nữ xã, chồng chị tên là Phong, anh là một chiến sĩ cách mạng. Vào một đêm căng thẳng năm 1970, cơ sở giao cho anh nhiệm vụ đưa một đồng chí qua sông. Không may đêm đó trực thăng của địch rải bom đúng ngay vị trí thuyền anh, đồng chí được anh đưa qua sông đã hi sinh. Bốn hôm sau, tên cảnh sát Sáu Khanh đến nhà của anh, hắn thông báo với Bảy Quyên - vợ anh là chúng phát hiện ra anh là Việt cộng, và anh cũng đã bị bắn chết ngay trong đêm. Nghe hắn nói thế, bản thân chị Bảy ngay lúc đó cũng tưởng rằng chồng mình đã chết, chị cố gắng bình

tĩnh để làm tất cả những gì cần thiết và đưa anh về bến trước cửa nhà. Sáu Khanh vốn nổi tiếng là tên sở khanh, dâm đãng, từ khi anh Phong mất hắn đến nhà chị Bảy Quyên thường xuyên và tìm đủ mọi cách để o ép, dụ dỗ chị. Tối nào hắn cũng lân la ghé nhà chị với không biết bao nhiêu lời đường mật giữa lúc chồng chị chết, nhà thì neo người, nỗi cô đơn như chiếm hết trọn phần trong chị, hắn nói: “Cô làm bộ không hiểu đó cô Bảy à! Tôi biết cô thù

tôi, cô ghét tôi, cô khinh bỉ tôi, cô sợ tôi nhưng còn tôi thì yêu cô”[48; tr.236].

Hôm nào có tí men thì hắn mạnh miệng hơn, hắn thổ lộ với Bảy Quyên rằng:

“Tôi yêu cô! Tôi yêu cô! Cô hãy nói cho tôi một tiếng đi, cô Bảy” [48; tr.237].

Nhưng dù hắn có hăm dọa, có nói lời đường mật, hắn vẫn không “hạ gục” được chị. Thế nên đã có lúc hắn thừa nhận mình là kẻ thua cuộc “Trong cuộc

tình này cô là kẻ chiến thắng mà!” [48; tr.237].

Bảy Quyên từ xưa đến nay vốn là một người phụ nữ rất mực thủy chung, chị có lập trường riêng, thế nên dù hắn có mưu mô thế nào hắn vẫn không thể có thể được tình cảm từ chị. Chị không chấp nhận tình yêu của hắn, hắn càng đau khổ, bởi vì dù hắn có xấu xa đi chăng nữa nhưng việc hắn yêu chị là có thật. Phải nói với nhân vật Bảy Quyên này, người ta thấy rõ trong chị sự dứt khoát và rõ ràng. Chị nói với kẻ thù bằng giọng hết sức giận dữ và lạnh lùng khi hắn tỏ ra quyết liệt tán tỉnh chị cho bằng được:“Tôi thà làm một người đàn bà góa vì một người chồng như ảnh, còn hơn là một người con gái

như ông nói... Thôi ông về đi!” [48; tr.237].

Thế rồi ba tháng sau ngày anh Phong mất, một niềm vui như vỡ òa bất ngờ đến với chị Bảy Quyên khi anh Phong trở về nhà và đứng trước mặt chị,

chị“ôm lấy anh, mừng mà khóc mùi mẫn...hạnh phúc quá bất ngờ” [48;

tr.238]. Một tháng sau cái đêm hạnh phúc như ngày đầu mới cưới ấy, chị Bảy Quyên biết mình có thai, niềm vui như được nhân đôi khi biết mình sắp làm mẹ, chị hạnh phúc hơn bao giờ hết, lúc nào cũng“như thấy trong lòng mình

đang nở một đóa hoa. Lúc nào cũng rộn ràng với hạnh phúc của đứa con sắp

ra đời...” [48; tr.239]. Thế nhưng lúc này chị lại rơi vào cảnh ngộ éo le không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)