Nhân vật người cha, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 44 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nhân vật người cha, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất

Trong tác phẩm văn học, nhân vật bao giờ cũng là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống, đồng thời thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Việc lựa chọn nhân vật thể hiện quan điểm, vốn sống, tầm nhìn và sở

trường riêng của mỗi nhà văn. Có khi cùng một mảng hiện thực nhưng mỗi nhà văn có cách lựa chọn nhân vật trung tâm rất khác nhau. Trong mảng văn học chiến tranh cũng vậy. Có người chọn miêu tả tập thể nhân dân như là một nguồn sức mạnh âm thầm mà bền bỉ, có người chọn khai thác những con người ở “phía bên kia” để phơi bày âm mưu, thủ đoạn, sự tàn ác đối với đồng bào, lại có người chọn người lính và chiến trường làm đối tượng để đặc tả cái khốc liệt của cuộc chiến... Có thể xem Nguyễn Quang Sáng thuộc nhóm thứ ba này.

Ngoài hình tượng người mẹ, người phụ nữ Nam Bộ thủy chung, giàu đức hi sinh thì nhân vật trung tâm trong phần lớn các sáng tác của Nguyễn Quang Sáng ở giai đoạn 1945 - 1975 còn là hình tượng người cha, người chiến sĩ - một hình tượng trung tâm có sức thu hút lớn với các nhà văn. Thông qua việc xây dựng hình tượng người cha, người chiến sĩ, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đã có sự trưởng thành to lớn về mặt nghệ thuật và văn chương, cũng như khả năng bao quát cuộc sống.

Hình tượng người chiến sĩ là sự kết tinh về phẩm chất con người Việt Nam, về tâm hồn cũng như đời sống tình cảm, lí tưởng. Đây là một trong những hình tượng đẹp nhất, rực rỡ nhất, có sức lay động nhất mà văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng đã xây dựng được. Nó mang một giá trị vô cùng to lớn, đó là giá trị lịch sử và giá trị thẩm mĩ văn chương trong cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt. Có thể nói đây là một nét khác biệt rất lớn so với nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong các giai đoạn trước, nó góp phần tạo nên những hơi thở riêng cho từng thời kì lịch sử với những cảm hứng bắt nguồn từ hiện thực cách mạng cụ thể. Nó làm sống dậy vẻ đẹp hùng tráng của một thời kì đầy gian khổ nhưng cũng vô cùng oanh liệt. Cũng thông qua hình tượng này, người đọc có thể thấy được cả lịch sử dân tộc Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì trên khắp đất nước.

Dân tộc ta đã trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ nhưng cũng thật hào hùng. Trong đó cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vẫn được xem là oanh liệt hơn cả. Bởi trong lịch sử dân tộc, chưa bao giờ nhân dân ta phải đối đầu với một kẻ thù hùng mạnh như thế. Để tạo nên thắng lợi vang dội ấy, không thể không kể đến công lao của những cha, người chiến sĩ với tinh thần chiến đấu lạc quan, đầy niềm tin:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”

Trong những năm tháng chiến tranh, hình tượng này được các nhà văn, nhà thơ chú ý khắc họa và miêu tả nhiều nhất. Đây là hình tượng tốn nhiều giấy mực nhất lúc bấy giờ. Những tác giả sống trong bom đạn, hầu như ai cũng viết riêng cho cuộc đời mình những tác phẩm về cách mạng, về người lính. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có một phong cách riêng nên hình tượng người cha, người chiến sĩ được hiện lên với nhiều khác biệt và độc đáo trong sáng tác của các nhà văn khác nhau. Thậm chí, trong chính một tác giả, hình tượng ấy cũng có những điểm không giống nhau, Nguyễn Quang Sáng cũng thế. Hình tượng người cha, người chiến sĩ trong sáng tác của ông hiện lên phong phú về tính cách và số phận. Nhưng có một điểm chung đó là tất cả họ đều vươn lên trong ánh sáng của cách mạng. Hình tượng người cha, người chiến sĩ hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều là những con người dũng cảm, kiên cường, bất khuất, gắn bó với quê hương, với đồng chí đồng đội. Họ luôn mang trong mình niềm tin tất thắng về một ngày hòa bình không xa. Họ truyền lửa chiến đấu và cả lửa tin yêu cho tiền tuyến, cho hậu phương và còn cho rất nhiều những thế hệ đã, đang và sẽ nối tiếp truyền thống tốt đẹp ấy.

Nhân vật người cha, người chiến sĩ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng hiện lên khá phong phú và đa dạng: phong phú về tính cách, về thế hệ, về cả hoàn cảnh sống và chiến đấu. Ta có thể gọi chung họ bằng cụm

từ “người lính” với tất cả những gì ý nghĩa nhất cho những gì họ đã làm. Trong kháng chiến, có những người lính trực tiếp ra tiền tuyến, trực tiếp cầm súng chiến đấu, có những người không trực tiếp chiến đấu, không tham gia chiến trường súng đạn mà hoạt động ngay trong lòng địch - một chiến trường hết sức nguy hiểm, nếu như không muốn nói là nguy hiểm hơn cả chiến trường súng đạn.

Những người lính ra đi vì nghĩa, chấp nhận sự hi sinh, mất mát vì tồn vong của dân tộc. Với họ, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng không vì thế mà làm nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ. Ngược lại, đối với những người lính đó, cái chết nhẹ tựa lông hồng! Các nhà văn cách mạng nói chung và Nguyễn Quang Sáng nói riêng đã viết về họ với một niềm tin tất thắng và qua đó khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ ngoài mặt trận cũng như khẳng định niềm tin của hậu phương đối với tiền tuyến.

Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc tưng bừng khí thế:

Ðường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.

(Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)

“Có những ngày vui sao cả nước lên đường Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục.”

(Đường ra mặt trận - Chính Hữu) Lý tưởng, hành động của lớp lớp con người ngày ấy là “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”(Lê Mã Lương). Vì độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả đều hướng ra tiền tuyến, quên đi tất cả những toan tính riêng tư, những suy nghĩ cá nhân vì chiến thắng cuối cùng, không sợ hi sinh, gian khổ và bom đạn của kẻ thù. Với cảm hứng hào sảng, mang đậm màu sắc sử thi

anh hùng ca lãng mạn, nhân vật trung tâm là những người lính đã hiện lên khá tiêu biểu trên từng trang giấy của Nguyễn Quang Sáng.

Hình tượng người chiến sĩ trong sáng tác của Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên rất nhiều bối cảnh khác nhau. Có khi vẻ đẹp con người được toát lên từ trong khung cảnh chiến trận ác liệt, cũng có khi là được khai thác từ trong cuộc sống đời thường, trong cảm xúc nhớ thương về gia đình. Nhưng tựu trung lại những bối cảnh đó đều khai thác tới một tâm điểm mạnh nhất, chi phối toàn bộ sự vận động của cảm xúc nhân vật đó là vẻ đẹp của lý tưởng cách mạng.Vẻ đẹp này đã làm nên sức sống mãnh liệt cho hình tượng người lính trong một giai đoạn văn chương hào sảng. Chính trong bối cảnh ác liệt đó của cuộc chiến tranh, người lính Cụ Hồ đã thể hiện vẻ đẹp toàn diện của mình. Tình đồng chí, tình đồng đội, tình yêu với đất nước với Đảng, với lí tưởng cách mạng đan xen, hoà quyện với nhau tạo nên một mạch chảy xuyên suốt trong tâm hồn ngươì chiến sĩ.

Tiếp nối truyền thống của văn học trung đại, văn học hiện đại đã miêu tả những người lính cách mạng với những gì gần gũi, chân thật nhất. Những ai từng biết đến Nguyễn Quang Sáng sẽ không bao giờ quên truyện ngắn

Chiếc lược ngà, đó là tác phẩm đầu tiên khi nhà văn trở về Đồng Tháp Mười.

Nó được viết trên xuồng. Tác phẩm đã vượt qua sự minh họa giản đơn về những bi kịch của chiến tranh, làm rung động trái tim người đọc, đạt đến chiều sâu nhân văn cao cả. Đây có thể xem là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau trong chiến tranh do chiến tranh mang lại. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy. Ông Sáu - một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ). Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954 khi hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Còn nhớ ngày tạm biệt quê hương bước chân vào chiến trường, đứa con

gái bé bỏng của ông mới lên một tuổi. Bảy năm ròng rã ngoài chiến trường đã dấy lên trong ông khao khát được gặp lại vợ con, được nghe con gọi một tiếng “Ba”. Thế nên khi được về thăm nhà, ngay khi “xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

“Thu! Con!” [48; tr.35].

Với lòng mong nhớ con bao nhiêu năm, anh cứ ngỡ rằng con sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh. Nhưng không! con bé tỏ ra sợ hãi, nó giật mình và tròn mắt nhìn anh, mặt nó tái đi, ngay sau đó vụt chạy và thét lớn: “Má!, má!” [48; tr.36].

Có lẽ, chẳng có nỗi đau nào có thể lớn hơn nỗi đau con không nhận ra cha. Quá xót xa ông Sáu đứng sững lại, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy. Mỗi lần xúc động: “vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất đáng sợ” [48; tr.35]. Thì ra chính vết sẹo này là lý do khiến bé Thu tỏ ra lạ lẫm và hoảng sợ đến như vậy. Suốt những ngày sau đó, đứa con gái bé bỏng của ông lại tỏ ra xa lánh, ngờ vực ông, nó nhất quyết không chịu gọi một tiếng “Ba”, thậm chí nó còn không cho má nó ngủ chung với người đàn ông ấy. Dù vậy, trong suốt ba ngày về phép ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, gần gũi con. Ông quan tâm, yêu chiều nó hết mực. Trong bữa cơm, ông gắp cho nó một miếng trứng cá vàng ươm nhưng nó lại bất ngờ hất văng miếng trứng khỏi bát. Vì quá tức giận ông đã ra tay đánh nó nhưng chính hành động đó lại khiến ông day dứt cho đến mãi về sau.

Ba ngày phép ngắn ngủi bên gia đình cũng đã hết, trước khi quay trở về chiến trường ông muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên bỏ chạy nên chỉ biết đứng đó nhìn nó với đôi mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Và khi đứa con

bất ngờ chạy đến ôm ông thật chặt và gọi một tiếng “Ba” ông đã không kìm được xúc động. Đó là tiếng “Ba” mà ông đã chờ đợi ngần ấy thời gian. Ông Sáu một tay ôm chặt con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con. Còn gì cảm động hơn giờ phút cha con nhận lại nhau, nhưng chính thời điểm này lại trở thành giờ phút mọi người phải chia tay, một cuộc chia tay không có ngày đoàn tụ. Tiếng “Ba” ấy của bé Thu cất lên không chỉ gây xúc động cho người cha mà nó còn như một tiếng thét xé tan im lặng, xé lòng tất thẩy mọi người.

Trở về chiến trường, nhớ lại lời hứa với bé Thu, ông Sáu đã ngày ngày làm tặng con gái một chiếc lược ngà xinh xắn. Có cây lược ông càng mong gặp lại con. Chiếc lược ngà đã trở thành vật quý giá thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó xoa dịu nỗi đau trong ông. Như để chuộc lỗi, ông Sáu tỉ mỉ làm nó với tất cả thương yêu dành cho con gái, chiếc lược ngà ấy bản thân nó chứa đựng biết bao tình cảm cha con thắm thiết. Nhưng rồi điều đáng tiếc nhất đã xảy đến, ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược cho bé Thu đã phải hi sinh trong một trận càn ác liệt của quân Mỹ - Ngụy. Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con bỗng bừng lên, ông đưa tay vào túi, trao lại cho người đồng chí của mình chiếc lược ngà rồi vĩnh viễn ra đi không một lần gặp lại con gái yêu.

Một người cha mong ngóng con suốt bảy năm chiến trường ròng rã, một người cha chỉ mong một lần được con mình gọi một tiếng “Ba”, một người cha dành trọn nhớ thương để dành tặng con gái một món quà vậy mà đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường lạnh giá. Chiến tranh quả thật đã quá tàn khốc với tất cả mọi người. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng biết bao người vô tội, khiến cho bao gia đình sống trong cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Đúng như Nguyễn Quang Sáng từng nói, chiến tranh dù bên nào thắng, bên nào thua thì tất cả người dân đều chịu nhiều mất mát như nhau. Cái giá mà chiến tranh để lại sẽ hằn sâu trong mỗi người cho đến mãi về sau.

Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, lối miêu tả nội tâm nhân vật sắc bén cùng với những tình cảm hết sức chân thành, Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa nên hình tượng một người cha thật đẹp. Dường như ông Sáu cũng chính là nhân vật đại diện cho biết bao thế hệ cha anh thời đó. Họ vì tình yêu quê hương đất nước mà sẵn sàng lên đường để bảo vệ Tổ quốc, để lại sau lưng là gia đình thân yêu của mình rồi cuối cùng anh dũng hi sinh. Ở một khía cạnh khác câu chuyện còn là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao người dân vô tội. Đồng thời nó cũng là sự khẳng định: Dù bom đạn chiến tranh có tàn khốc, quyết liệt đến đâu thì cũng không thể dập tắt được tình cảm cha con thiêng liêng trong trái tim mỗi người lính. Hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

Nếu nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà làm người ta cảm thấy xót xa trước sự chia ly không một lần gặp lại và cảm nhận được tình phụ tử đầy xúc động, thì ở nhân vật ông Năm Hạng trong truyện ngắn cùng tên, tác giả cũng đặt nhân vật mình vào những tình huống xót xa không kém, buộc nhân vật phải lựa chọn giữa hai ranh giới đúng - sai thật lý trí và nhanh chóng để từ đó nhân vật bộc lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp với cách mạng.

Ở truyện ngắn Ông Năm Hạng, tác giả giới thiệu nhân vật trung tâm của mình với vai trò là du kích xã Mỹ Long, ông là người của cơ sở có nhiệm vụ đi đón cán bộ về làng, nhà ông là nơi đóng quân của bộ đội. Cha thì làm việc cho cách mạng, nhưng nghiệt ngã thay, con trai ông lại làm do thám cho địch, điều này ông không hề hay biết. Mãi cho đến khi anh ta bị bắn chết vì làm lộ một số đơn vị của bộ đội ta, lúc ấy ông vẫn chỉ nghĩ con mình chết do “thù nhơ oán chạ”. Thế nên chỉ cần ai đó nhắc đến cái chết của con mình là ông lại muốn tìm kiếm cho ra thủ phạm. Nhân vật “tôi” trong truyện vừa là

một cán bộ trong đơn vị, anh cùng một số đồng chí khác đang ở tại căn cứ nhà ông, cũng chính anh lại cũng người phát hiện ra con ông là địch và bắn chết anh ta trong một lần hai bên rượt đuổi nhau. Biết con trai ông làm việc cho địch và đây là sự thật rất khó có thể chấp nhận, thế nên trong một lần nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)