Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 73 - 77)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm

Để có thể khắc hoạ nhân vật trong tính toàn vẹn của nó, bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, hành động, Nguyễn Quang Sáng còn chú trọng đến miêu tả nội tâm nhân vật. Nội tâm là khái niệm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc về cuộc sống bên trong tâm hồn con người. Đó là những trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc, những phản ứng tâm lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời. Thế giới nội tâm con người bao giờ cũng là thế giới thầm kín, không dễ khám phá. Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Nhân vật luôn đi liền với tác phẩm, nó được ví như linh hồn của tác phẩm. Vậy nên việc xây dựng hệ thống nhân vật như thế nào để tạo dấu ấn riêng sẽ là điều được nhiều người quan tâm.

Muốn khai sinh cho một nhân vật, bao giờ người viết cũng phải nắm bắt được tâm lý của nhân vật đó. Vì thế yếu tố tâm lý thường được tác giả

xem là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của mình. Đây cũng chính là một thử thách đối với nhà văn, bởi tâm lý của con người chưa bao giờ là điều đơn giản nếu không muốn nói là rất khó nắm bắt. Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà văn phải am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất từ đời sống bên trong của nhân vật. Đồng thời người đi sâu khám phá những bí mật trong thế giới ấy yêu cầu cũng phải là người từng trải, có khả năng quan sát tinh tế và khá nhạy cảm. May mắn thay, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn hội tụ đầy đủ các yếu tố đó. Mặc khác, ông còn khéo léo tìm ra những phương thức sát hợp nhất thể hiện sắc nét dòng tâm trạng, cảm xúc, những suy tư, trăn trở... trong nội tâm của từng nhân vật. Để từ đó ông dễ dàng đột nhập, khám phá những “góc sâu” trong họ, giúp người đọc có thể hiểu, đồng cảm và trân trọng hơn với những nhân vật mà ông “khai sinh” ra.

Thông thường Nguyễn Quang Sáng miêu tả nội tâm nhân vật bằng việc sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của tâm hồn nhân vật, là lời nhân vật tự bộc lộ ở những trạng thái suy tư, dằn vặt và những cảm xúc của nhân vật tự nói với chính mình. Phần lớn đối với các truyện ngắn trước năm 1975, đặc biệt là truyện ngắn viết về đề tài cách mạng, Nguyễn Quang Sáng thường miêu tả thế giới nội tâm nhân vật thông qua sự chuyển biến tâm lý, tình cảm con người một lòng hướng về cách mạng, về đời sống kháng chiến. Nhà văn miêu tả nội tâm nhân vật qua lời độc thoại bằng các từ ngữ trực tiếp tái hiện cảm xúc nhân vật như: “nghĩ thầm”, “thường nghĩ”, “tự an ủi”, “phân vân”… Đoạn đối thoại nội tâm thể hiện dòng tâm tư tự nhiên của chị Bảy trong Người đàn bà Tháp Mười trước cảnh chồng chị đi vắng một mình nuôi sáu đứa con thật xúc động: “Những lúc bị bom, trực thăng, chị thường nghĩ, nếu có anh Bảy ở nhà chắc chị đỡ vất vả hơn, chị đỡ lo sợ hơn(...). Chị vừa nghĩ vừa định bụng, khi máy bay rút đi, bước ra

khỏi hầm chị sẽ viết thư gọi anh Bảy về ngay. Nhưng sau khi máy bay rút đi, đàn con chị chui ra khỏi hầm, chạy đến quấn theo chị cười nói thì những ý nghĩ ấy biến tan đi không để lại dấu vết gì, như chị chẳng bao giờ nghĩ đến vậy” [48; tr.74]. Ngay cả việc có nên nhận súng hay không cũng khiến bà mẹ sáu đứa con này phải trăn trở và nghĩ ngợi nhiều. Bởi vì “Những đứa con của chị, lúc nào nó cũng quấn theo chân chị, chẳng lẽ chị kéo cả một đàn con đi đánh với trực thăng? Và những lúc gay go, chị cũng chẳng muốn rời con. Lãnh súng mà không chiến đấu thì lãnh súng làm gì? Lãnh súng cho ra vẻ và làm oai với làng xóm chăng?” [48; tr.77]. Và hơn tất cả, trên cương vị của một người mẹ, chị nghĩ rằng mình cần phải bảo vệ chúng bằng cách luôn luôn ở cạnh chúng. Vậy nên với chị “một ngày đi vắng không bằng một đêm đi xa”

[48; tr.79]. Và nhỡ hôm nào đi gặt lúa đêm, bị trực thăng bắn không về kịp, chị lại lo lắng bồn chồn không yên, trong lòng như lửa đốt, chị thầm nghĩ:

Vắng mẹ, không biết con nó ngủ ngon không? Đang đêm, trời tối không biết

con có giật mình thức giấc đòi mẹ và khóc không?” [48; tr.79]. Sự tái hiện độc

thoại theo dòng ý thức tự nhiên của nhân vật đã cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển tâm lí và tính cách của nhân vật chị Bảy vừa mang tính lôgic nội tại, vừa chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. Nhà văn miêu tả mâu thuẫn trong tâm lí nhân vật chị Bảy không dữ dội, giằng co mà diễn ra theo mạch suy nghĩ tự nhiên, chất phác. Đó là cuộc đối thoại với chính mình: một bên là gia đình, một bên là chuyện lãnh súng, là sự thể hiện thái độ của nhân vật ở sự lựa chọn giữa cái chung và cái tôi cá nhân trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Còn với Thu trong Chiếc lược ngà, sau buổi chiều ăn cơm bị xem là hỗn với ba, nó chạy sang nhà bà ngoại, trong lúc được bà kể về cái sẹo trên mặt ba mình, nó cũng có những suy nghĩ riêng của nó “Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm

xử với ba trong ba ngày về phép đã đủ để nhân vật nhận ra mình đã sai khi hiểu lầm về ba. Cũng từ câu chuyện ấy, Thu hiểu hơn về tất cả những gì mà ba phải trải qua, hay nói đúng hơn Thu đã học được những bài học đầu tiên về cách mạng và tình cảm gia đình.

Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Sáng cũng rất tinh tế khi miêu tả nội tâm của những cô gái trẻ đang yêu, bằng sự quan sát nhạy bén của mình, ông viết “Tôi thấy đôi mi dài của chị xã đội hạ xuống, chị nghĩ ngợi một lúc rồi

giương mắt nhìn cô giao liên và cười khe khẽ lắc đầu” [48; tr.55]. Chỉ ngắn

gọn thế thôi nhưng bạn đọc cũng có thể cảm nhận được một tình yêu đang chớm nở, có đôi chút rụt rè lo sợ của cô gái trong truyện. Còn với truyện

Bông cẩm thạch, nội tâm ấy là sự trăn trở và buồn phiền của nhân vật Mì khi

cô trốn tránh trước tiếng gọi của mẹ chỉ bởi chút hiểu lầm, sự thật thì từ sâu trong lòng, Mì vô cùng nhớ mẹ. “Đoán biết, lần này mình có thể gặp lại mẹ, nỗi đau đớn lại giày vò cô. Có đêm hành quân đến suốt sáng, lội qua bao nhiêu cánh đồng, người mệt mỏi đến rã rời, ai cũng đói ngủ, vừa ngả lưng xuống đã ngủ mê man. Còn cô, cô cố nhắm nghiền hai mắt lại, nhưng cứ trăn trở (....). Mì cứ nằm lăn trở như vật vã...”[48; tr.98]. Chỉ vì hiểu lầm mẹ, thương nhớ nhưng không nói ra được mà Mì gầy rộc hẳn, nhìn Mì người ta thấy ngay vẻ khắc khổ và nghiêm nghị hiện ra rõ trên khuôn mặt. Và như không thể cố che giấu cảm xúc thêm được nữa, đã có lúc “Mì ôm mặt cố nén tiếng khóc nhưng mái tóc cứ rung lên, chừng như thấy mình trừng phạt người mẹ như vậy đã đủ rồi, không thể làm gì cho mẹ khổ thêm, Mì bảo cho bạn đưa trả lại đôi bông” [48; tr.102].

Nếu như ngòi bút Nguyễn Thi có khả năng thâm nhập sâu vào đời sống nội tâm nhân vật và diễn tả chính xác quá trình tâm lí của con người thì Nguyễn Quang Sáng lại thể hiện được khả năng nhạy bén của mình trong sự kết nối giữa miêu tả ngoại hình, mô tả hành động và đặc biệt là khám phá đời

sống nội tâm nhân vật. Sự kết hợp cả ba biện pháp trên đã giúp cho nhân vật của ông luôn xuất hiện trong mắt bạn đọc bởi ngoại hình đầy đặn, hành động cụ thể và nội tâm sâu sắc. Ông tỏ ra tinh tế khi nắm bắt và diễn tả những chuyển biến tâm lí của các nhân vật. Tất cả những điều đó đã giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật thật rõ nét, đồng thời khám phá được chiều sâu tâm hồn con người ở chính vẻ đẹp của tình yêu gia đình và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)