Hành trình sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 25 - 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1 Hành trình sáng tác

Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh ra tại làng Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sinh trong một gia đình thợ thủ công, mẹ mất sớm, cha làm nghề thợ bạc, chú là Đảng viên Đảng cộng sản từ những năm đầu thành lập.

Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, mới 14 tuổi đã thoát ly gia đình, xung phong vào làm liên lạc cho bộ đội. Năm 1948 ông được cho đi học thêm văn hóa trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, chủ yếu là nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo vì lúc bấy giờ tôn giáo này đang được người dân sùng bái. Năm 1955 ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, lúc này ông chuyển ngành và làm việc tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Đến năm 1958, ông làm biên tập viên Tuần báo Văn nghệ, biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác và công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1966, ông vượt Trường Sơn trở về quê hương miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Sau ngày giải phóng, tức tháng 4/1975 ông trở về Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Tổng thư kí hội nhà văn thành phố khóa 1, khóa 2 và khóa 3. Từ đó trở đi ông sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho đến lúc mất.

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, đặc biệt là người dân ở chiến trường miền Nam. Có lẽ chính từ những gian khổ nơi chiến trường mà ông từng đi qua đã tạo nên nguồn cảm hứng dồi dào để ông viết nhiều về chiến tranh. Bởi thế ông dành nhiều tâm huyết và giấy mực để viết về cuộc sống và con người miền Nam. Không ồn ào, không dữ dội, chỉ lặng lẽ đi sâu khám phá những mảng nhỏ của cuộc sống con người trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh. Đó là cách viết của Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn có một sự nghiệp văn học đáng tự hào, sự nghiệp văn học ấy được chia thành hai giai đoạn cụ thể:

Trước 1975, giữa không khí hào hùng của cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc, những tác phẩm của ông thời kỳ này cũng vì thế mà mang hơi thở của thời cuộc. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, cuộc sống chiến đấu với nhiều kỷ niệm sâu sắc và đẹp đẽ đã thôi thúc ông cầm bút. “Con chim vàng” (1957) là truyện ngắn đầu tay ông viết và xuất bản mặc dù trước đó ông bắt đầu với thể

loại tiểu thuyết chứ không phải truyện ngắn. Có thể nói đây là tác phẩm đầu tay được người đọc chú ý hơn cả vì cách viết tự nhiên, giản dị và đầy xúc động. Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm văn xuôi khác như: Người quê hương (truyện ngắn, 1958), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962), Đất lửa

(tiểu thuyết, 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo(truyện vừa, 1966), Chiếc

lược ngà (truyện ngắn 1968), Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969)… Có thể

nói, đây là giai đoạn các sáng tác của ông đạt được nhiều thành tựu nhất. Nhiều tác phẩm đã phản ánh chân thực, sâu sắc lịch sử đất nước những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

Ở chặng đường sau 1975, sau giải phóng, nhiệm vụ trung tâm của lịch sử là xây dựng đất nước, vậy nên cảm hứng của các nghệ sĩ được chuyển dần. Lúc này Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết về hiện thực cuộc sống đời thường, những dư âm của chiến tranh và con người trong xã hội thời kỳ hậu chiến. Những tác phẩm nổi bật trong thời kỳ này như: Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Người

con đi xa (truyện ngắn, 1977), Cánh đồng hoang ( kịch bản phim, 1978), Dòng

sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Mùa nước nổi (kịch bản phim, 1986), Tôi thích

làm vua (truyện ngắn, 1988), Pari – Tiếng hát Trịnh Công Sơn (ký, 1990), Con

mèo của Foujita (truyện ngắn, 1991), Con khỉ mồ côi (kịch bản phim, 2003)... Đặc biệt, kịch bản phim Cánh đồng hoang được đánh giá xuất sắc, đạt giải thưởng huy chương vàng liên hoan phim quốc tế tại Maxkva Liên Xô (1981).

Với nhiều người, để thành nhà văn và có tác phẩm, họ luôn phải phấn đấu, nỗ lực để có tác phẩm và tác phẩm đỉnh cao. Nguyễn Quang Sáng hình như sinh ra đã là nhà văn, dù viết ngắn, viết dài, và dù ở thể loại nào cũng ít ai nghe ông nói về những nhọc nhằn trong quá trình “thai ngén” những đứa con tinh thần của mình, mà người ta chỉ thấy trong gần 70 năm cầm bút ông vẫn viết đều đều, trong chiến tranh và trong hòa bình, khi ở mặt trận và khi về hậu phương đều là một khối lượng đáng kể. Hơn 20 tập truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hàng chục kịch bản phim và truyện đã được chuyển thể thành phim.

Tham gia kháng chiến, trở thành bộ đội từ năm 14 tuổi, hầu hết tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đều xoay quanh đề tài chiến tranh. Các tác phẩm của ông từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến kịch bản phim đều có chỗ đứng rất vững chắc cả trong văn học sử lẫn trong lòng bạn đọc, từng giành nhiều giải thưởng vang dội trong và ngoài nước.

Nguyễn Quang Sáng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học:

Ông Năm Hạng – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống

Nhất (1959); Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân Đội (1959); Dòng sông thơ ấu – tiểu thuyết, giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985); Con mèo Foujita – tập truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trung tâm trong truyện ngắn nguyễn quang sáng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)