Vị trí nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 26 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Vị trí nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh

Có thể thấy, đối tượng ông hướng đến trong sáng tác của mình trải dài từ lứa tuổi nhi đồng đến lứa tuổi mới lớn. Khảo sát truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta nhận thấy có sự hiện diện của các nhân vật nữ.

Ngay trong những tác phẩm đầu tiên như: Trước vòng chung kết, Bàn

có năm chỗ ngồi, Còn chút gì để nhớ, nhân vật nữ đã xuất hiện, góp phần tạo

nên vẻ riêng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Ở tác phẩm gần đây nhất,

Ngày xưa có một chuyện tình, nhân vật nữ là nhân tố quan trọng giữ vai trò

dẫn dắt mạch truyện của tác phẩm. Ngay cả trong các câu chuyện về loài vật, nhân vật nữ cũng hiện diện trên nhiều trang sách của nhà văn.

Trong thế giới nhân vật của mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nên một hệ thống hình tượng nhân vật nữ phong phú, đa dạng. Người đọc có thể bắt gặp nhân vật nữ của ông ở nhiều độ tuổi, nhiều nghề nghiệp, nhiều số phận khác nhau.

Đối với các em đang cắp sách đến trường, nhà văn miêu tả nhân vật nữ ở nhiều lứa tuổi. Độ tuổi tiểu học, nhân vật nữ là các bé nhi đồng như: nhỏ Thúy trong Trước vòng chung kết; con Tí sún, con Tủn trong Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ. Lớn hơn một chút là các em nữ học trường cấp hai như: nhân

vật Hiền trong Bàn có năm chỗ ngồi, nhỏ Hạnh trong Kính vạn hoa...

Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn dành một mảng riêng viết về các nhân vật nữ tuổi mới lớn. Đó là những nhân vật như: Quỳnh, Trâm trong Còn chút

gì để nhớ; bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương trong các truyện Nữ sinh, Bồ câu

không đưa thư, Buổi chiều windows; Hà Lan, Trà Long trong Mắt biếc; Nga

trong Thằng quỷ nhỏ; Gia Khanh trong Hoa hồng xứ khác; Tài Khôn, Thủy Tiên trong Bong bóng lên trời; Cẩm Phô, Thảo ở Trại hoa vàng; Minh Hoa, Quyên trong Những cô em gái; Ngà trong Đi qua hoa cúc; Việt An trong

gái đến từ hôm qua...

Bên cạnh những bạn gái may mắn được cắp sách đến trường, nhân vật nữ nhỏ tuổi trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh còn là những cô bé có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, phải nghỉ học sớm. Ước mơ giản dị được đi học của các em trong một thời gian dài luôn xa tầm tay. Đó là Hồng Hoa trong Thiên

thần nhỏ của tôi, là nhỏ Hường bạn của Quý ròm trong Kính Vạn Hoa...

Trên trang viết của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc còn bắt gặp nhân vật nữ ở nhiều độ tuổi khác nữa. Họ là những người thân trong gia đình hoặc là người các em quen biết. Đó là bà của Ngạn, mẹ của Hà Lan trong Mắt biếc; cô Thanh trong Quán gò đi lên; dì Liên trong Bảy bước tới mùa hè...

Như vậy, xét theo tiêu chí độ tuổi, các nhân vật nữ của Nguyễn Nhật Ánh có thể chia làm ba nhóm. Đó là nhóm nhân vật nữ thiếu nhi, nhi đồng;

nhóm nhân vật nữ tuổi mới lớn và nhóm nhân vật nữ đã trưởng thành. Trong đó, có thể thấy nhóm nhân vật nữ tuổi mới lớn được Nguyễn Nhật Ánh quan tâm và xuất hiện nhiều nhất trong các sáng tác của nhà văn.

Mặt khác, trên phương diện thành phần xã hội, những nhân vật nữ của Nguyễn Nhật Ánh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Họ là những viên chức, công chức nhà nước như: cô Trang trong Thằng quỷ nhỏ; cô Nga, Cô Kim Anh, cô Diệu Lý, Cô Hạ Huệ, cô Vĩnh Bình, cô Vĩnh An trong Kính vạn hoa; bà y tế, bà kế hoạch đầu tư trong Chúc một ngày tốt lành...

Ở cuộc sống đời thường, nhân vật nữ lớn tuổi của Nguyễn Nhật Ánh là người kinh doanh, buôn bán nhỏ hay làm nông. Trong Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh, mẹ của Thiều và Tường đi buôn củi, mẹ con Mận là người bán tạp

hóa tại nhà. Dì Sáu của Chương trong Hạ đỏ sống bằng nghề làm ruộng. Cô Thanh trong Quán gò đi lên kinh doanh món ăn xứ Quảng...

Thành công với những trang viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng tầng lớp nhân vật nữ sinh dày đặc trong tất cả các sáng tác của ông. Từ tác phẩm đầu tiên viết cho đối tượng này đến sáng tác gần đây nhất là

Ngày xưa có một chuyện tình, truyện nào của ông cũng có nhân vật nữ tuổi

mới lớn. Phần đông họ là nữ sinh trường cấp ba.

Nhìn vào hệ thống nhân vật nữ của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc có thể nhận thấy đối tượng mà ông hướng đến nhiều nhất, viết nhiều nhất là tuổi học trò, là các nữ sinh. Nhất là ở những trang viết cho tuổi mới lớn, nhân vật nữ là một phần không thể thiếu trong truyện của nhà văn. Họ đóng vai trò nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Điều đó cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh có sự để tâm nhiều vào đối tượng này.

Điều gì đã khiến Nguyễn Nhật Ánh lại chuyên tâm viết truyện về nhân vật nữ tuổi mới lớn như vậy? Trả lời câu hỏi này, điều đầu tiên, chúng ta cần dựa vào chính quan niệm của nhà văn.

Trước hết, Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học thiếu nhi vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi nền văn học thiếu nhi nước nhà đang rơi vào khủng hoảng. Một thời gian hiện tượng sách chép tay độc hại xuất hiện, lưu hành trong nhà trường hay còn gọi là hiện tượng “sách đen”. Nguyễn Nhật Ánh xác định rõ “nhà văn phải viết loại sách để đáp ứng nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc hại ra khỏi nhà trường” [55, tr.16]. Quan điểm ấy đã thôi thúc Nguyễn Nhật Ánh viết cho tuổi mới lớn không ngừng nghỉ.

Hơn nữa, độc giả tuổi mới lớn ở nước ta lại chiếm một số lượng rất lớn. Bạn đọc ở tuổi này rất cần những món ăn tinh thần, những tác phẩm văn học. Nhưng tuổi mới lớn luôn trong tình trạng hụt hẫng. Bởi lẽ đây là lứa tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất. Trước làn sóng xâm nhập ồ ạt của văn học thiếu nhi thế giới, tuổi mới lớn bị thu hút đến với văn học nước ngoài. Nguyễn Nhật Ánh viết cho các em vì tự ái của người cầm bút, không thể để văn học Việt thua ngay trên sân nhà.

Bên cạnh đó, nếu cho rằng viết văn cần cảm hứng thì một trong những cảm hứng lớn nhất của Nguyễn Nhật Ánh chính là cô con gái của ông. Cô bé có thói quen đi học về là sà vào xem bố viết gì. Và lúc nào cô bé cũng thúc giục, nài nỉ bố viết thêm vì quá tò mò phần sau của câu chuyện. Khi không có bản thảo mới, cô bé lại mang những cuốn đã in ra đọc. Chính con gái của nhà văn đã khơi gợi niềm cảm hứng sáng tác về nhân vật nữ tuổi mới lớn.

Có thể nói, nhóm nhân vật nữ tuổi mới lớn là nhóm nhân vật thu hút sự sáng tạo làm nên thành công của Nguyễn Nhật Ánh. Khám phá thế giới hình tượng nhân vật nữ trong truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh giúp chúng ta hiểu rõ cái nhìn, cách lí giải của tác giả về lứa tuổi cũng như về hiện thực cuộc sống của các em. Điều đó góp phần khẳng định phong cách và cá tính sáng tạo của chính nhà văn.

Tiểu kết chương 1

Hơn ba mươi năm sáng tác cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định vị trí đặc biệt trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại. Có được thành công hiện nay, Nguyễn Nhật Ánh đã luôn giữ trong tâm hồn mình nét hồn nhiên của tuổi trẻ. Hơn thế, nhà văn luôn có những quan niệm đúng đắn khi viết cho các em. Buổi đầu viết cho tuổi mới lớn nhiều khó khăn, thử thách nhưng nhà văn đã không chùn bước. Đến hôm nay, Nguyễn Nhật Ánh vẫn chuyên tâm sáng tác cho đối tượng này. Trong hành trình ấy, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có nhiều lí do để viết về nhân vật nữ tuổi mới lớn. Vì thế, chúng tôi khẳng định trong truyện Nguyễn Nhật Ánh tồn tại một hệ thống nhân vật nữ tuổi mới lớn. Sự xuất hiện của nhóm nhân vật này góp phần làm cho thế giới nhân vật trong tác phẩm văn chương của Nguyễn Nhật Ánh phong phú hơn. Đây là đối tượng được nhà văn quan tâm nhiều hơn, viết nhiều hơn và có hứng thú nên luận văn ưu tiên nói về đối tượng này.

Chương 2

NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)