Hệ thống tình huống khắc họa tính cách, số phận nhân vật nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 77 - 85)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Hệ thống tình huống khắc họa tính cách, số phận nhân vật nữ

Trong tác phẩm tự sự, số phận và tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua tình huống truyện. Tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho câu chuyện. Nhờ có tình huống mà

các nhân vật trong truyện châu tuần lại với nhau, tương tác với nhau, bộc lộ khả năng ứng xử và phẩm chất tính cách... Nhờ đó, chủ đề tư tưởng của tác phẩm được diễn đạt một cách rõ nét và hình tượng hơn. Cho nên, xây dựng tình huống là yêu cầu của nghệ thuật tự sự.

Là cây bút chuyên về văn xuôi, có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh hiểu rõ yêu cầu đó. Trong các sáng tác dành cho tuổi mới lớn, nhà văn đã xây dựng nên các dạng tình huống như: tình huống có tính chất trinh thám; tình huống có tính chất căng thẳng, giàu kịch tính; tình huống có tính chất hài hước; tình huống có tính chất trớ trêu. Những tình huống đó có tác dụng làm cho các nhân vật bộc lộ hành động và biểu lộ các trạng thái tâm lý.

Khi xây dựng các nhân vật tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh rất chú trọng đến miêu tả tính cách của đối tượng, nhất là giới nữ. Nguyễn Nhật Ánh luôn đặt các nhân vật vào những tình huống đời sống khác nhau giúp các nét tính cách của nhân vật được lộ diện.

Như đã nói ở trên, tình huống luôn có khả năng kêu gọi hành động, làm cho các trạng thái tâm lí của nhân vật được biểu lộ. Tình huống chính là trạng thái vận động của đời sống có vấn đề (chứa xung đột). Đặt nhân vật vào các tình huống đời sống khác nhau để khắc hoạ tính cách nhân vật là cách làm quen thuộc của nghệ thuật tự sự. Khảo sát các truyện viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy hệ thống tình huống đa dạng và có giá trị khắc họa nhân vật.

Trước hết, xoay quanh cuộc sống học tập và vui chơi của tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo dựng tình huống truyện mang màu sắc trinh thám độc đáo. Trong môi trường học đường, nhà văn đặt tình huống có tính chất trinh thám nảy sinh trên lớp học. Chẳng hạn, trong Bồ câu không đưa thư, tình huống bắt đầu từ việc của Thục: “chiều hôm qua, lúc thò tay vào ngăn bàn, nó tình cờ phát hiện ra tờ giấy này” [tr.5]. Đó là lá thư làm quen “chỉ

ngắn ngủn có vậy. Bên dưới ký tên: Phong Khê” [tr.5]. “Phong Khê là “thằng giặc” nào?” [tr.9], là người như thế nào, Thục chưa hề quen biết, “chỉ mới thấy tên đó lần đầu” [tr.9].

Thục rơi vào trạng thái mâu thuẫn, suy nghĩ vẩn vơ. Thục vừa sợ bạn bè chọc ghẹo vừa không biết nên phớt lờ hay trả lời Phong Khê, mà nếu trả lời thì Thục phải viết như thế nào. Tình huống này thể hiện sự xao động trong nội tâm Thục, giúp nhân vật bộc lộ tính cách “vốn nhút nhát, lại cả thẹn” [tr.5] của mình.

Vì tò mò, nóng lòng muốn biết nhân vật Phong Khê bí ẩn là ai, ba cô gái Xuyến, Thục và Cúc Hương mở cuộc điều tra với sự giúp đỡ của Phán Củi, một chàng trai giỏi làm thơ trong lớp. Phán Củi có nhiệm vụ làm thơ để trả lời thư cho anh chàng Phong Khê. Tuy nhiên, những dự định nghi ngờ về “thủ phạm” lá thư đều dần dần không đúng như dự đoán ba cô bạn.

Trong quá trình điều tra, những lá thư đối đáp của các cô gái “gửi bé Phong Khê” mang giọng điệu của Xuyến và Cúc Hương lúc chanh chua, đanh đá như: “bé quáng gà hay sao” và “hơn nữa, bé trẻ người non dạ, tuổi còn nhỏ nên chú tâm học hành, chớ đua đòi vớ vẩn, kẻo trèo cao té nặng” [tr.13-14]; có lúc lời lẽ “vô tình và trắng trợn” [tr.58] như: “Dù quen biết hay không quen biết/ Thì tụi này có thiết tha chi” khiến Thục “áy náy và thẳng thắn lên tiếng phê bình” [tr.68]. Có khi, cả ba đồng tình “dụ ăn” Phong Khê: “phải xoài ba trái mới no tụi này”. Hay khi cuộc điều tra rơi vào ngõ cụt, bất ngờ “bài thơ có tựa đề Cô em hiền thục” [tr.60] của Phán Củi được đăng báo làm cả lớp xôn xao, Xuyến và Cúc Hương quyết hỏi tội Phán thì Thục “thở phào: tùy tụi mày” [tr.64].

Bất ngờ của tình huống truyện tập trung ở phần kết thúc khi tác giả để “thủ phạm những bức thư trong ngăn bàn” lộ diện. Không ai khác, người viết

thư cho Thục chính là Phán Củi, người mà ba cô gái không bao giờ nghĩ đến lại còn nhờ làm quân sư đối đáp thư với Phong Khê. Thú vị của câu chuyện nằm ở chỗ Phán Củi đã tạo ra một bức màn bí mật ở biệt danh Phong Khê: “Phong Khê chính là nơi đóng đô của An Dương Vương Thục Phán” [220] và cách ghép tên Thục và Phán vào thành “Thục Phán”.

Nguyễn Nhật Ánh đã dựng một tình huống truyện mang màu sắc trinh thám: có điều tra, phân tích, theo dõi, có giải mã biệt danh… Trong những hoàn cảnh đó, các nhân vật bộc lộ sự tinh nghịch, hồn nhiên nhưng đồng thời ở mỗi cá nhân lại cho thấy những nét tính cách riêng như: ở Thục là sự hồn hậu, bẽn lẽn; Xuyến và Cúc Hương thì hoạt ngôn, lém lỉnh; riêng Xuyến thì “cà khịa không thua gì Cúc Hương, lại giỏi tài ngụy biện” [tr.65] và có “kinh nghiệm “trấn áp” kẻ khác” [tr.65].

Bên cạnh đó, đằng sau sự bất ngờ của tình huống là sự xúc động của tình bạn. Biết được Phong Khê chính là Phán Củi cùng lúc đứng trước hoàn cảnh Phán “thay mộng ước sinh viên bằng những ngày lam lũ” [tr.175], các nhân vật nữ tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh đã biết yêu thương, đồng cảm. Đây cũng là giá trị nhân văn sâu sắc mà tình huống truyện đem lại.

Tình huống truyện mang màu sắc trinh thám còn được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ở truyện Nữ sinh. Từ nghi ngờ anh chàng Gia hay có mặt ở quán Cây Sứ trước cổng trường đang “trồng cây si” cô học trò nào đó, bộ ba Xuyến, Thục, Cúc Hương đi tìm “hành tung bí ẩn” của anh. Các cô gái dần làm quen rồi bày ra biết bao trò nghịch ngợm với Gia như: ra điều kiện bắt anh trả tiền chè; nhờ giải toán, chữa đề văn để thử sức người bạn mới... Nhất là Xuyến, cô hay “bắt nạt” anh, hệt như một cô giáo bắt nạt học trò” [tr.133]. Trong tình huống đó, sự tinh nghịch, láu lỉnh và thông minh của ba cô gái được bộc lộ. Riêng Xuyến, cô đã chứng tỏ bản lĩnh một lớp trưởng “tinh quái và ngang ngạnh” [tr.132], khi luôn đưa ra các hình thức “kỷ luật” anh.

Kết thúc truyện bất ngờ khi các nhân vật nữ nhận ra anh bạn Gia chính là thầy giáo trẻ tuổi sẽ chủ nhiệm lớp các cô. Xuyến và Cúc Hương trong tình huống đó đã bộc lộ sự thảng thốt và có phần lo sợ. Tuy nhiên, hành động “rụt rè bước vào” gặp Gia của Xuyến có tính “cố ý này hoàn toàn không hợp với tính cách của Xuyến nên trông rất buồn cười” [tr.133].

Bên cạnh việc xây dựng những tình huống mang màu sắc trinh thám với kết thúc bất ngờ làm nổi bật thế giới năng động, tinh nghịch của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo ra các tình huống có tính chất trớ trêu để nhân vật trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc của mình. Chẳng hạn, trong Nữ sinh, Thục từng thầm thán phục và có cảm tình thầm lặng với Gia. Nhưng gặp lại anh trong hoàn cảnh trớ trêu: Gia là giáo viên chủ nhiệm của lớp, Thục chỉ “lặng im theo đuổi những ý nghĩ của mình” [tr.131] trong tâm trạng “bàng hoàng”, “vui không ra vui, buồn chẳng ra buồn” cùng sự hẫng hụt “như mình vừa đánh mất một cái gì” [tr.131]. Tình huống này đã khiến nhân vật Thục biểu lộ rõ tính cách kín đáo, nhút nhát và đa cảm vốn có.

Khi rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như Ngà trong Đi qua Hoa Cúc, Hà Lan trong Mắt Biếc, mỗi nhân vật có những phản ứng khác nhau. Đối diện với tình huống bất ngờ gặp người phụ nữ xưng là vợ của người mình yêu, Ngà đã đổ gục xuống mặt bàn”, giọng “bàng hoàng” nhưng không có một giọt nước mắt. Để rồi sau đó, Ngà tìm đến cái chết khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Vì bản tính dại khờ, nhẹ dạ, cả tin mà nhân vật phải trả cái giá quá đắt. Còn Hà Lan trong tình huống trớ trêu khi Hà Lan không đáp lại tình cảm của Ngạn nhưng lại tìm đến Ngạn để “kể khổ” vì bị Dũng phụ tình. Dũng không thật lòng với Hà Lan. Ngoài Hà Lan, Dũng “cặp bồ lung tung. Nó đi chơi hết cô này đến cô khác, báo hại Hà Lan khóc sưng cả mắt” [tr.153] nhưng Hà Lan vẫn cương quyết “không thôi Dũng được” [tr.154]. Hoàn cảnh này đã cho thấy sự ngây thơ và ngốc nghếch trong tình yêu của nhân vật Hà Lan.

Miền trong Ngày xưa có một chuyện tình rơi vào tình huống trớ trêu khi bé Su, con của Miền sụt sịt khóc vì nhớ mẹ ở xa. Sống cùng con nhưng Miền mang nỗi đau cùng những giọt nước mắt buồn tủi vì chỉ được chăm sóc, an ủi con trong vai trò một người dì chăm cháu. Trong cảnh ngộ con ở bên cạnh mẹ đang nhớ mẹ mà mẹ không dám nhận con, Miền đã bộc lộ tính cách bình tĩnh và từ tốn trong hành động để bé Su được sống hồn nhiên dù Miền khao khát tiếng gọi “mẹ” của bé Su.

Trong Thằng quỷ nhỏ, tình huống trớ trêu khi Nga phát hiện Quỳnh âm thầm yêu mình trong lúc Nga chỉ xem Quỳnh là bạn. Nga luôn dành sự cảm thông và chia sẻ cho Quỳnh nhưng từ lúc đó, “Nga cảm thấy lo âu và sợ hãi. Vẻ quen thuộc trên gương mặt Quỳnh biến mất. Nga chớp mắt, và trong đầu nó, cái mũi của Quỳnh to dần lên, vừa to vừa đỏ, và hai vành tai không ngừng phe phẩy như cánh bướm” [tr.189]. Chợt nhớ đến lời chọc ghẹo của Luận, Nga “khẽ rùng mình” [tr.189]. Những trạng thái tâm lý cho thấy Nga chạy trốn tình cảm của Quỳnh bởi ngoại hình dị biệt của Quỳnh. Trong tình huống này, nhân vật hiện lên là người vốn nhân hậu nhưng không sâu sắc.

Hay như ở tác phẩm Bong bóng lên trời, Thủy Tiên thật sự có lòng tốt muốn giúp Thường về “mặt tài chánh” nên cô đã tự ý đóng tiền cho buổi đi chơi của lớp dùm Thường. Hành động của Thủy Tiên chẳng những không được Thường cảm kích mà còn khiến Thường nổi cáu, bứt rứt và giận dỗi vì cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Tình huống trớ trêu đó đã hé lộ tính cách nhân vật Thủy Tiên: tốt bụng, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè nhưng ứng xử chưa thật khéo léo.

Trong những sáng tác cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh còn xây dựng những tình huống hài hước nảy sinh trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Chẳng hạn, trong Bảy bước tới mùa hè, khi màn tỏ tình có một không hai là trèo lên cây hát sang nhà hàng xóm của Khoa bị dì Liên phát hiện và trách oan, Khoa đã khóc “hức hức” khiến nhỏ Trang không nhịn

được cười. Trước cách tỏ tình của Khoa và nội dung lời bài hát Trang đã không xấu hổ hay tức giận mà còn lắng nghe Khoa giải thích. Trông thấy sự bối rối của Khoa khi trình bày, nhỏ Trang đã nhoẻn miệng cười: “anh đừng nói ghét em nữa! Em sẽ không bảo anh lăng nhăng nữa đâu!” [tr.189]. Tình huống hài hước này đã giúp nhân vật Trang bộc lộ cách ứng xử thật dịu dàng, bản tính hiền lành và dễ thương.

Trong Trại hoa vàng, tình huống hài hước bắt đầu từ việc bị nhóm bạn ép trổ tài đàn hát, Chuẩn vừa đánh đàn vừa hát còn mắt thì nhắm nghiền. Sự im lặng chung quanh làm Chuẩn nghĩ rằng mọi người đang tập trung thưởng thức giọng ca của mình liền mở mắt ra xem. Chuẩn chứng kiến cảnh Cường và Liên móm với bộ tịch khôi hài còn mọi người đang đứng thành vòng tròn và bụm miệng để khỏi phì cười. Thấy Chuẩn mở mắt, “tụi bạn ác ôn lập tức phá lên cười” [tr.270] khiến Chuẩn nổi cáu. Riêng Cẩm Phô thì im lặng, “không bụm miệng, mà... ôm mặt” [tr.270]. Cẩm Phô không hùa với các bạn trêu Chuẩn mà chỉ lặng im. Trước tình huống dở khóc dở cười đó, thái độ ứng xử của Cẩm Phô chứng tỏ nhân vật dù bối rối nhưng biết cảm thông và thấu hiểu tâm trạng người khác.

Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh xây dựng những tình huống căng thẳng, giàu kịch tích góp phần bộc lộ tính cách và số phận nhân vật. Những tình huống này thường nảy sinh trong nhiều mối quan hệ như: trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và trong mối quan hệ với thiên nhiên. Ví như, trong Ngồi

khóc trên cây, tình huống nảy sinh khi Đông và Rùa vào rừng chơi và bị vấp

ngã lăn nhiều vòng, cuối cùng dừng lại trong tư thế nằm đè lên nhau, trên đầu Đông là con rắn lục. Rùa kéo ghì Đông sát xuống nó và điều khiển con rắn đi chỗ khác bằng lời lẽ và cử chỉ dỗ dành. Tình huống nguy hiểm đó đã giúp nhân vật bộc lộ nét tính cách bình tĩnh và dịu dàng trong mối quan hệ với thiên nhiên.

Tình huống thằng Miếng Vá sập bẫy phường săn cất tiếng kêu đau đớn, sợ hãi và hoảng loạn. Rùa đã “co giò” chạy đi tìm và xuống hố đưa con khỉ lên chăm sóc. Nó vừa kêu khóc vừa choàng tay ôm cổ Rùa như một đứa bé con đang được mẹ chăm sóc vết thương. Sau đó, Rùa không trở về nhà ngay mà tiếp tục lùng sục phá các bẫy thú còn lại. Tình huống căng thẳng này cho thấy tình yêu thương loài vật như một bản năng ở Rùa.

Việc phá các bẫy thú của Rùa dẫn đến tình huống vào ngày hôm sau Rùa bị bốn người đàn ông phường săn giận dữ bao vây. Trong cơn giận dữ, chú Ngãi đã tố cáo nguyên nhân cái chết của ba con Rùa. Lúc này, thái độ của ba người thợ săn còn lại đối với Rùa lập tức đổi khác, họ không nhắc gì đến hành động phá phách của Rùa mà xúm vào bênh ba nó và phản đối chú Ngãi.

Thông tin của chú Ngãi khiến Rùa “run bần bật, mặt héo đi từng phút một” [tr.159]. Rùa “vẫn không nói được tiếng nào, đôi mắt óng ánh nước của nó đang nhìn vào một điểm vô hình nào đó” [tr.162] trong vẻ thẫn thờ, dù ba người còn lại bác bỏ điều đó và bọn họ đã mất hút cuối đường làng. Nước mắt ngừng rơi và giọng Rùa ráo hoảnh: “em biết mấy ông đó tốt với em. Nhưng em nghĩ chú Ngãi không hoàn toàn bịa chuyện. Bây giờ thì em hiểu tại sao sau cái chết của ba em, mẹ em lập tức bỏ nhà ra đi” [tr.164]. Tình huống đầy kịch tính này nảy sinh trong mối quan hệ đời sống xã hội giúp bộc lộ số phận đầy bi kịch của nhân vật đồng thời giúp nhân vật biểu lộ sự tỉnh táo trong đánh giá vấn đề.

Tình huống căng thẳng, đầy kịch tính còn được bắt gặp trong Còn chút

gì để nhớ. Tình cảm của Chương và Quỳnh đang tốt đẹp thì gặp phải trở ngại

bởi sự ngăn cản của ba Quỳnh khi ông biết ba Chương là sĩ quan chế độ cũ. Trước sự cấm đoán của ba, Quỳnh quay lưng lại tình cảm của Chương, lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình. Trong khi đó, Trâm, chị của Quỳnh, dám tranh đấu với gia đình để bảo vệ tình yêu của Chương và em gái mình; dám chống đối lại cha khi thấy việc mình làm là đúng. Tình huống đó khiến các

nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét: Quỳnh không sâu sắc, không dám tranh đấu và lựa chọn cuộc sống theo cách yên phận; còn Trâm là một cô gái mạnh mẽ và kiên quyết, dám sống cho những điều mình lựa chọn.

Viết cho tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh khai thác nhiều tình huống truyện khác nhau góp phần phác họa đầy đủ về chân dung nhân vật nữ tuổi mới lớn. Qua những tình huống đó, thế giới nội tâm của các em hiện lên rất phong phú và đa dạng đồng thời số phận và tính cách của nhân vật được lộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong truyện nguyễn nhật ánh (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)